Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Có Chữa Khỏi Được Không? Những Điều Cần Biết

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn dẫn đến gia tăng chất béo, còn được gọi là lipid, trong máu của bạn. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể điều trị được, nhưng nó có thể được điều trị dứt điểm hay không, có tái phát trở lại hay không? Bài viết sau đây sẽ đáp chi tiết những thắc mắc này của bạn.

Mỡ máu là bệnh gì?

Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Các thành phần của lipid máu trong cơ thể là triglycerid, phospholipid, cholesterol và một số chất khác ít quan trọng hơn, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng hoặc nồng độ của các lipoprotein trong máu.

Có nhiều kiểu rối loạn lipid máu như loại tăng LDL – cholesterol, tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid, giảm HDL – cholesterol, hoặc loại hỗn hợp như tăng tỷ lệ LDL/HDL, tăng tỷ lệ LDL/TG, hoặc tăng cả 3 thành phần trên, trong đó loại tăng LDL cholesterol và tăng cholesterol toàn phần là hai loại được chú ý nhiều nhất vì rối loạn này có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có đến 29% người trưởng thành Việt Nam bị mỡ máu tăng cao (tỉ lệ này dân thành thị chiếm 44,3%), tức là cứ gần 3 người, có một người máu mỡ cao.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ là nó làm tăng nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch. Các mảng bám được tích tụ trong các động mạch hẹp, khiến máu và oxy được đưa đến các khu vực được cung cấp bởi các mạch này.

Những mảng nhỏ cũng có thể vỡ ra, xâm nhập vào máu và cuối cùng ngăn chặn lưu lượng máu trong các động mạch nhỏ hơn. Tình trạng thiếu máu và oxy gây thiếu máu cục bộ, khiến các tế bào bị tổn thương hoặc cuối cùng dẫn đến chết tế bào

Theo thống kê của hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh trở lại như trước.

Nếu mảng xơ vữa xuất hiện ở động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim) sẽ dẫn đến chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện.

Trong số những người nhập viện, có 5 đến 10% chết do các biến chứng như suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim. Theo thống kê cứ 6 người bị nhồi máu cơ tim thì có một người sẽ bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do tim mạch sau một năm.

Ngoài ra, nồng độ cholesterol cao cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ.

Máu nhiễm mỡ có chữa khỏi không?

Máu nhiễm mỡ được xem là một bệnh mạn tính. Theo WHO, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm.

Bởi vì, sự chuyển hóa mỡ máu phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và quá trình điều hòa của các hormone lên quá trình phân hủy và tổng hợp lipid. Nếu xảy ra sự bất thường trong quá trình chuyển hóa này sẽ dẫn tới thay đổi về chức năng hoặc nồng độ của các chất mỡ trong máu. Do đó nhiều người không ăn mỡ hoặc ăn chay vẫn có thể bị mỡ máu, ngay cả những người gầy cũng có thể bị mắc căn bệnh này.

Sự bất thường trong quá trình chuyển hóa càng tăng khi bạn có thêm nhiều các yếu tố nguy cơ khác như:

  • hút thuốc lá,
  • thừa cân hoặc béo phì,
  • chế độ ăn uống không lành mạnh,
  • không hoạt động thể chất, không tập thể dục,
  • tuổi cao (nam từ 45 tuổi trở lên hoặc nữ từ 50-55 tuổi trở lên),
  • tăng huyết áp (huyết áp từ 140/90 trở lên),
  • tiền sử gia đình mắc bệnh tim,
  • bệnh tim cũ,
  • đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
Vậy, câu trả lời cho câu hỏi ‘Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa khỏi được không?’ là: Không. Bạn chỉ có thể giữ cho mức mỡ máu ở trong giới hạn cho phép bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách dài hạn và liên tục trong suốt cuộc đời, nếu cần thiết có thể dùng thuốc. Không bác sĩ nào có thể đảm bảo có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mỡ máu cao cho bạn.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu bao gồm:

  • Cholesterol LDL: Cholesterol “xấu” tích tụ bên trong động mạch của bạn
  • Cholesterol HDL: Cholesterol “tốt” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Triglyceride: Một loại chất béo trong máu của bạn
  • Tổng lượng cholesterol: là sự kết hợp của cholesterol tự do và cholesterol ester.

Để xác định chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao, bạn có thể đối chiếu với bảng dưới đây:

Chỉ số Mức bình thường

(mg/dL)

Mức ranh giới

(mg/dL)

Mức nguy cơ cao

(mg/dL)

Total Cholesterol

TC

< 200 200 – 239 ≥ 240
Cholesterol tốt

HDL  – C

≥ 60 40 – 59 (nam)

50 -59 (nữ)

< 40 (nam)

<50 (nữ)

Cholesterol xấu

LDL – C

<100 (bình thường)

100 – 129 (gần đạt ngưỡng bình thường)

130 – 159 160 – 189 (nguy cơ cao)

≥ 190 (nguy cơ rất cao)

Triglycerid

TG

<150 150 – 199 200 – 499 (nguy cơ cao)

>500 nguy cơ rất cao

Non-HDL-cholesterol <130 (bình thường)

130-159 (gần đạt ngưỡng bình thường)

160-189 (đường biên giới cao) 190-219 (nguy cơ cao)

> 220 (nguy cơ rất cao)

TG/HDL-C <2 >4 (nguy cơ cao)

>6 (nguy cơ rất cao)

TC/HDL-C <4,4
LDL/HDL-C <2,9
Non-HDL/HDL-C <3,5

Các phương pháp điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Điều trị chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi lối sống có thể làm giảm cholesterol của bạn bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân và tập thể dục. Bạn nên:

  • Ăn một chế độ ăn có lợi cho tim. Tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc. Hạn chế chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo và chất béo chuyển hóa, được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chế biến.
  • Chất béo không bão hòa đơn – được tìm thấy trong dầu ô liu và dầu canola – là một lựa chọn lành mạnh hơn. Bơ, các loại hạt và cá có dầu là những nguồn chất béo lành mạnh khác.
  • Ăn cá hai lần một tuần
  • Hạn chế uống rượu, hút thuốc.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hãy đặt mục tiêu khoảng 30 phút hằng ngày cho các hoạt động với cường độ vừa phải, như đi bộ nhanh. Bạn không cần tập hết 30 phút trong một lần. Thậm chí 10 đến 15 phút mỗi lần cũng có thể tạo ra sự khác biệt.
  • Giảm cân nếu đang thừa cân.

Điều trị bằng thuốc tân dược

Thay đổi lối sống như tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh là hàng phòng thủ đầu tiên chống lại cholesterol cao. Nhưng, nếu bạn đã thực hiện những thay đổi lối sống quan trọng này và mức cholesterol của bạn vẫn cao, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc.

Việc lựa chọn thuốc hay kết hợp thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố nguy cơ cá nhân, tuổi tác, sức khỏe của bạn và các tác dụng phụ của thuốc. Các lựa chọn phổ biến bao gồm:

  • Statin. Statin chặn một chất mà gan của bạn cần để tạo ra cholesterol. Điều này khiến gan loại bỏ cholesterol khỏi máu của bạn. Statin cũng có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ cholesterol tích tụ ở thành động mạch, có khả năng giảm bệnh động mạch vành cho bạn.
  • Resins (Bile-acid-binding resins). Gan của bạn sử dụng cholesterol để tạo ra axit mật, một chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc cholestyramine (Prevalite), colesevelam (Welchol) và colestipol (Colestid) làm giảm cholesterol gián tiếp bằng cách liên kết với axit mật, vì vậy mật không thể thực hiện được công việc của mình. Điều này khiến gan của bạn phải sử dụng cholesterol dư thừa để tạo ra nhiều axit mật hơn, làm giảm mức cholesterol trong máu.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol. Ruột non của bạn hấp thụ cholesterol từ thức ăn và giải phóng nó vào máu. Thuốc ezetimibe (Zetia) giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn uống. Ezetimibe có thể được sử dụng với một loại thuốc statin.
  • Thuốc tiêm. Một nhóm thuốc mới hơn, được gọi là chất ức chế PCSK9, có thể giúp gan hấp thụ nhiều cholesterol LDL hơn – làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu. Alirocumab (Praluent) và evolocumab (Repatha) có thể được sử dụng cho những người có tình trạng di truyền gây ra mức độ LDL rất cao hoặc ở những người có tiền sử bệnh mạch vành không dung nạp statin hoặc các loại thuốc cholesterol khác.
  • Fibrate. Các loại thuốc fenofibrate (TriCor, Fenoglide, các loại khác) và gemfibrozil (Lopid) làm giảm sản xuất cholesterol lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) của gan và tăng tốc độ loại bỏ triglyceride khỏi máu của bạn. Cholesterol VLDL chứa chủ yếu là chất béo trung tính. Sử dụng fibrate có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của statin.
  • Niacin. Niacin hạn chế khả năng sản xuất cholesterol LDL và VLDL của gan. Nhưng Niacin cũng có liên quan đến tổn thương gan và đột quỵ, vì vậy hầu hết các bác sĩ hiện chỉ khuyên dùng cho những người không thể dùng statin.
  • Axit béo omega-3. Bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp giảm triglyceride của bạn.

Nếu bạn chọn dùng các chất bổ sung không cần kê đơn, bạn vẫn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ. Bổ sung axit béo omega-3 có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc có thể khác nhau giữa người này và người khác. Các tác dụng phụ phổ biến của statin là gây ảnh hưởng đến cơ như đau cơ, yếu cơ, viêm cơ và tiêu cơ vân. Ngoài ra, statins còn gây độc với gan, làm tăng enzym gan. Nếu bạn quyết định dùng thuốc cholesterol, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chức năng gan để theo dõi tác dụng của thuốc lên gan của bạn.

Chữa máu nhiễm mỡ từ thảo dược tự nhiên thay thế thuốc

Một số thảo dược từ tự nhiên đã được chứng minh có tác dụng giảm cholesterol rất hiệu quả. Bao gồm:

Cây xạ đen

Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).

Xạ đen đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc và thực phẩm chức năng để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Giảo cổ lam

Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…

Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam có thể được kể ra như sau:

  • Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
  • Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
  • Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
  • Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ)

Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch

Bài viết liên quan