Bệnh hẹp động mạch vành là một bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Trong điều trị, hẹp động mạch vành trên 70% thì cần được điều trị bằng phẫu thuật. Nếu bạn có triệu chứng nhói tim cũng cần được can thiệp sớm. Bài viết dưới đây đề cập đến những phương pháp điều trị bệnh hẹp động mạch vành do xơ vữa theo các phương pháp tây y hiện đại.
Mục lục
Các phương pháp không mổ
1. Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ
- Ngưng hút thuốc lá,
- Phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng béo phì,
- Điều trị tăng huyết áp,
- Điều trị tiểu đường
2. Dùng thuốc
Mục tiêu nhằm giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim cấp, đột tử.
Các thuốc thường được dùng là chẹn beta giao cảm, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, Plavix), thuốc giãn mạch nhóm nitrat, hạ lipid máu, chẹn kênh can xi, thuốc tiêu sợi huyết (sử dụng trong nhồi máu cơ tim cấp).
3. Can thiệp động mạch vành qua da
Ưu điểm: ít xâm lấn, ít biến chứng hơn, thời gian nằm viện ngắn, chi phí rẻ hơn so với phẫu thuật.
4. Dùng tế bào gốc, liệu pháp gene
Nhằm tạo tuần hoàn vành bàng hệ. Đây là phương pháp đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Các phương pháp phẫu thuật bắc cầu chủ vành
Phẫu thuật bắc cầu chủ vành là phẫu thuật tim hở, trong đó sử dụng một đoạn mạch máu ghép từ hệ động mạch chủ tới động mạch vành sau chỗ hẹp tắc, nhằm mục đích cải thiện tưới máu cơ tim.
1. Bắc cầu chủ vành truyền thống
Bắc cầu chủ vành truyền thống là phương pháp mở dọc giữa toàn bộ xương ức, sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể, cặp động mạch chủ, làm ngừng tim trong quá trình thực hiện miệng nối.
Tuần hoàn ngoài cơ thể giúp kiểm soát huyết động trong mổ. Lợi thế từ việc cặp động mạch chủ là làm ngừng tim, phẫu thuật trong môi trường sạch máu, tim không co bóp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng phát sinh nhiều nhược điểm như:
- máu tiếp xúc với môi trường bên ngoài;
- chấn thương các tế bào máu do va đập, cọ xát khi máu được bơm trong vòng tuần hoàn nhân tạo;
- nguy cơ bơm vào vòng tuần hoàn những thành phần ngoại lai (mỡ, tiểu cầu ngưng tập, mảnh vỡ bạch cầu…) khi máu được hút về từ khoang màng ngoài tim, khoang màng phổi
- có thể gây một số hậu quả sau phẫu thuật: đáp ứng viêm hệ thống gây tình trạng thoát mạch phù nề tổ chức đặc biệt tim và phổi, rối loạn đông máu, tai biến thần kinh, ảnh hưởng chức năng gan, thận…
Trong phẫu thuật tim, bảo vệ cơ tim là vấn đề sống còn. Với phẫu thuật bắc cầu chủ vành, thương tổn thường phức tạp, thời gian mổ kéo dài, chức năng tim suy giảm. Do đó, các giải pháp bảo vệ cơ tim tối ưu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu, thương tổn, tái tưới máu làm nặng thêm tình trạng suy tim sau phẫu thuật luôn được quan tâm và cải tiến.
Nhiều phương thức, chiến lược, các dung dịch bảo vệ cơ tim đã được nghiên cứu. Dung dịch làm ngừng tim là phương pháp phổ biến nhất, giúp phẫu thuật trong môi trường sạch máu, tim không đập. Động mạch chủ lên được cặp bên trên hai lỗ động mạch vành, dung dịch giàu Kali được bơm vào hệ thống động mạch vành (xuôi dòng: bơm vào gốc động mạch chủ, ngược dòng: bơm vào xoang tĩnh mạch vành) làm ngừng tim ở thời kỳ tâm trương. Trong bắc cầu chủ vành thường dùng phương pháp bảo vệ xuôi dòng.
Tóm lại, phương pháp mổ bắc cầu chủ vành truyền thống, tuần hoàn ngoài cơ thể, cặp động mạch chủ, làm ngừng tim là phương pháp tiêu chuẩn trong bắc cầu chủ vành. Đây là phương pháp phổ biến nhất, có ưu điểm là an toàn, phẫu trường sạch máu, thuận lợi cho thao tác kỹ thuật, đảm bảo chất lượng miệng nối, dễ kiểm soát huyết động trong quá trình phẫu thuật.
Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm như: máu tiếp xúc với bề mặt ngoại lai gây ra phản ứng viêm hệ thống, dẫn tới các rối loạn về huyết học và miễn dịch, suy giảm chức năng các cơ quan do tái tưới máu, chủ yếu xảy ra ở phổi, thận và hệ thống thần kinh. Đặc biệt những bệnh nhân cao tuổi và có nhiều bệnh lý phối hợp, tuần hoàn ngoài cơ thể thường kéo dài trong lúc phẫu thuật, những rối loạn càng trở nên trầm trọng hơn.
2. Bắc cầu chủ vành không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể
Phương pháp không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (Off-Pump Coronary Artery Bypass – OPCAB), làm miệng nối trong khi tim đập, với sự hỗ trợ của các phương tiện cố định tim.
Không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp trước là: tránh những tai biến của tuần hoàn ngoài cơ thể, của việc cặp động mạch chủ làm ngừng tim.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại nhược điểm như:
- kiểm soát huyết động khó khăn khi phải thay đổi tư thế tim. Thậm chí, nhiều trường hợp phải chuyển sang bắc cầu chủ vành truyền thống, làm kéo dài thời gian mổ, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.
- kỹ thuật khó,
- phẫu trường không sạch máu ảnh hưởng đến chất lượng miệng nối và mục tiêu tái tưới máu toàn bộ các nhánh trong hẹp nhiều mạch.
3. Bắc cầu chủ vành ít xâm lấn
Đây là phương pháp phẫu thuật mở nhỏ lồng ngực, không mở toàn bộ xương ức. Theo định nghĩa này, tất cả nhưng phẫu thuật tim, có hay không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể, nhưng không phải cưa mở toàn bộ xương ức, đều được coi là phẫu thuật ít xâm lấn.
Trong bắc cầu chủ vành, 2 phương pháp được đề cập nhiều là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, thao tác phẫu thuật được thực hiện qua đường mở nhỏ thành ngực (Minimally Invasive Direct Coronary Artery Bypass – MIDCAB) và phẫu thuật nội soi toàn bộ qua các lỗ, có hoặc không có rô bốt hỗ trợ (Port-Access Coronary Artery Bypass – PACAB).
4. Phẫu thuật kết hợp với can thiệp
Phẫu thuật kết hợp với can thiệp (Hybrid Coronary Revascularization – HCR) là phẫu thuật bắc cầu động mạch ngực trong trái theo phương pháp kết hợp ít xâm lấn + can thiệp qua da (nong bóng hoặc đặt giá đỡ) cho các động mạch vành còn lại.
Thời điểm: thực hiện cùng thời lúc hoặc cách nhau trong vòng 60 ngày.
Vị trí: tại một địa điểm hoặc 2 địa điểm khác nhau
Trình tự: bắc cầu chủ vành trước hoặc can thiệp qua da trước đều được, có thể bắc cầu chủ vành ít xâm lấn hoặc bắc cầu chủ vành truyền thống.
Lưu ý: Nếu biện pháp này là giải pháp để xử lý biến chứng của biện pháp kia thì không được coi là phẫu thuật kết hợp với can thiệp. Trong trường hợp làm thêm miệng nối ngoài động mạch ngực trong trái được gọi là phẫu thuật kết hợp với can thiệp phức hợp.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm tai biến, biến chứng của bắc cầu chủ vành trên những bệnh nhân có nguy cơ cao.
5. Bắc cầu chủ vành kết hợp liệu pháp tế bào gốc
Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, các tế bào cơ tim bị mất đi do hoại tử không hồi phục, các thương tổn thành sẹo gây suy tim mặc dù đã được tái tưới máu. Phương pháp bắc cầu chủ vành kết hợp liệu pháp tế bào gốc đáp ứng được mục tiêu tái tạo lại mô cơ tim, thay thế các phần mô cơ tim chết, phục hồi chức năng thất.
Vì sao nên chọn FREMO trong điều trị xơ vữa động mạch?
Việc điều trị xơ vữa động mạch đúng cách có thể giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,… Các phương pháp điều trị ngoài ăn uống lành mạnh, kết hợp với luyện tập thể chất, bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch để đạt được hiệu quả tốt hơn.
FREMO có ưu điểm đột phá là được bào chế 100% từ các dược liệu tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không tác dụng phụ. FREMO cũng vượt trội hơn so với các sản phẩm điều trị phổ thông bởi nó không chỉ giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng nguy hiểm mà còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh .
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 ” target=”_blank” rel=”noopener noreferrer”> 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng xơ vữa động mạch, mỡ máu cao bạn đang gặp phải.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY