Triệu Chứng Của Máu Nhiễm Mỡ – Căn Bệnh Nguy Hiểm Chết Người

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và hoặc nồng độ của cholesterol, triglycerid trong máu. Bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể xảy ra với bất cứ ai, và các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… xảy ra rất nhanh và bất ngờ, để lại di chứng khôn lường chỉ trong vài phút đến vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, nhận biết những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo bị máu nhiễm mỡ là việc không thể xem nhẹ với bất cứ ai.

Các thành phần của mỡ trong máu

Cholesterol là một chất sáp, giống như chất béo mà gan tạo ra. Nó rất quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, vitamin D và một số hormone. Cholesterol không hòa tan trong nước, các hạt được gọi là lipoprotein sẽ giúp vận chuyển cholesterol qua máu.

Có hai dạng lipoprotein chính:

  • Lipoprotein mật độ thấp (LDL) , còn được gọi là “cholesterol xấu”, có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
  • Lipoprotein mật độ cao (HDL) , đôi khi được gọi là “cholesterol tốt”, giúp trả lại cholesterol LDL cho gan để loại bỏ.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng chất béo cao làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Đây được gọi là cholesterol cao , còn được gọi là tăng cholesterol máu hoặc tăng lipid máu.

Nếu mức cholesterol LDL quá cao hoặc mức cholesterol HDL quá thấp, chất béo sẽ tích tụ trong các mạch máu của bạn. Các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác sẽ bị lắng động trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.

Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao.

Những triệu chứng cảnh báo bị máu nhiễm mỡ

Triệu chứng lâm sàng

Người bị mỡ máu cao không có triệu chứng rõ rệt, bị bệnh mỡ máu cao không chỉ người béo mà còn có thể ở cả người gầy. Tuy nhiên, người béo phì, thừa cân thì nguy cơ cao hơn. Việc phát hiện bệnh chủ yếu là do khám sức khỏe, do nhập viện vì những bệnh khác xét nghiệm thấy rối loạn mỡ trong máu, hoặc khi có biến chứng tim mạch, bệnh đái tháo đường, viêm tụy cấp, xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, trên một trường hợp có rối loạn chuyển hóa lipid, thường là tiên phát, có thể tìm thấy một số biểu hiện sau:

★ U vàng ngoài da thường xuất hiện trong các rối loạn chuyển hóa lipid có tính chất gia đình, u vàng thường xuất hiện tại gân achill, khuỷu tay hay đầu gối. U vàng phát ban xuất hiện khi có tăng CM kéo dài, thường gặp ở vùng bụng và mặt trong của chi trên.

★ Viêm tụy cấp tái phát nhiều lần khi tăng TG kéo dài ≥ 11,3 mmol/l hay 1000mg/dl, nguyên nhân có lẽ do men lipase phóng thích quá nhiều vào hệ mao mạch tụy gây ra tình trạng phá hủy nhu mô tụy.

★ Các động tĩnh mạch võng mạc có màu kem trắng khi soi đáy mắt nếu TG tăng ≥ 2000mg/dl.

Động tĩnh mạch võng mạc có màu kem trắng khi soi đáy mắt

★ Đau bụng mạn tính do gan nhiễm mỡ và tình trạng kéo căng bao gan.

Cận lâm sàng

★ Các xét nghiệm cận lâm sàng luôn được quan tâm và là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định rối loạn chuyển hóa lipid máu

★ Tăng TG, LDL-C, TC huyết thanh.

★ Giảm HDL-C.

Máu nhiễm mỡ khi có các kết quả sau:

  • Tăng cholesterol toàn phần (> 240 mg/dL)
  • Tăng LDL-cholesterol (>160 mg/dL)
  • Tăng triglyceride (>200 – 499 mg/dL)
  • Giảm HDL-cholesterol (< 40 mg/dL đối với nam; < 50 mg/dL đối với nữ)

Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra nồng độ mỡ trong máu khi bạn trong khoảng từ 17 đến 21 tuổi. Sau đó, hãy kiểm tra lại mức cholesterol sau mỗi 4 đến 6 năm một lần

Các yếu tố tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn kiểm tra mức cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol cao, mắc bệnh tim. Hoặc nếu bạn có các yếu tố rủi ro như sau:

  • hút thuốc lá,
  • thừa cân hoặc béo phì,
  • uống nhiều rượu
  • ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo
  • không hoạt động thể chất, không tập thể dục,
  • tuổi cao (nam từ 45 tuổi trở lên hoặc nữ từ 50-55 tuổi trở lên),
  • tăng huyết áp (huyết áp từ 140/90 trở lên),
  • bệnh tim cũ,
  • đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
  • hội chứng thận hư,
  • tăng urê máu,
  • suy tuyến giáp,
  • bệnh gan,
  • uống thuốc tránh thai,
  • uống một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng từ tăng mỡ máu

Mỡ máu cao thường diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu và biểu hiện nghĩ đến bị mỡ máu cao, tức là đã có biến chứng, khi đó thường có một số dấu hiệu nhận biết như

– Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như: bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ, khó thở có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực, có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

– Có dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người; thở ngắn, hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

– Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực… to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.

Dấu hiệu nhận biết các bệnh từ rối loạn mỡ máu

Các biến chứng từ tăng mỡ máu như xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa… sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như:

Bệnh mạch vành

Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu. Ngoài ra, thành mạch cũng trở nên xơ cứng, nội mô thô nhám, dễ hình thành cục máu đông. Các nghiên cứu nhận thấy, người có lượng cholesterol trong máu cao có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim) cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường. LDL trong máu cao tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và dễ gây biến chứng. Ngược lại, HDL trong máu cao thì tỉ lệ xơ vữa động mạch thấp. Nếu làm giảm 1mg/dL LDL thì giảm được 2% tỉ lệ tử vong. Nếu mức HDL tăng 1%, thì sự nguy hiểm của bệnh tim mạch giảm 2 – 3%.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành:

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Nhồi máu cơ tim

Các động mạch cung cấp máu cho tim có thể bị từ từ thu hẹp do sự tích tụ của các mảng bám. Quá trình này, được gọi là xơ vữa động mạch, xảy ra chậm theo thời gian và không có triệu chứng nào. Cuối cùng, một mảnh của mảng bám có thể vỡ ra, một cục máu đông sẽ hình thành xung quanh mảng bám. Nó có thể chặn lưu lượng máu đến cơ tim và làm mất oxy và chất dinh dưỡng.

Thiếu hụt này được gọi là thiếu máu cục bộ. Trái tim bị tổn thương, hoặc một phần của trái tim bắt đầu chết do thiếu oxy, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.

Dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:

  • Tức nặng ngực
  • Đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Buồn nôn, nôn
  • Choáng váng hay chóng mặt đột ngột
  • Nhịp tim nhanh
  • Cảm thấy mệt mỏi quá sức

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện. Tổn thương tim có thể không hồi phục được, hoặc thậm chí gây tử vong nếu việc điều trị không bắt đầu trong vài giờ đầu khi cơn đau tim bắt đầu.

Tai biến mạch máu não

Rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt ở người tăng cholesterol, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Thống kê cho thấy, khoảng 93% bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

Những dấu hiệu của tai biến mạch máu não bao gồm:

  • Đột ngột bị tê, có cảm giác châm chích, yếu hoặc mất vận động mặt, tay hoặc chân, đặc biệt khi chỉ xảy ra ở một bên cơ thể
  • Khi mỉm cười, một bên mặt bị xệ
  • Gặp trục trặc trong việc duỗi và giơ tay
  • Nói chuyện không rõ ràng, bị líu lưỡi hay bị ngọng.
  • Thay đổi thị lực đột ngột
  • Đột ngột lú lẫn hoặc gặp vấn đề trong việc hiểu những câu đơn giản
  • Đột ngột gặp vấn đề trong việc đi lại hoặc giữ thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội khác với những cơn đau đầu trước đây
  • Có triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất
  • Đang uống aspirin hoặc các thuốc chống đông máu khác và bạn thấy dấu hiệu của chảy máu
  • Nuốt sặc do thức ăn rớt vào khí quản
  • Có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm: đỏ, nóng và đau một vùng cụ thể trên cánh tay hoặc chân
  • Bị loét do tỳ đè
  • Thấy cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng ngày càng cứng hơn và bạn không thể duỗi thẳng nó ra được (co cứng)
  • Thấy dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, bao gồm sốt, tiểu đau, tiểu ra máu và đau thắt lưng
  • Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng.

Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) xảy ra khi mỡ tích tụ trong thành động mạch. Điều này sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu trong các động mạch cung cấp máu cho thận, cánh tay, dạ dày, chân và bàn chân.

Các dấu hiệu sớm của PAD bao gồm:

  • chuột rút
  • đau nhức
  • mệt mỏi
  • đau ở chân trong khi hoạt động hoặc tập thể dục
  • khó chịu ở chân và bàn chân

Khi PAD tiến triển, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí xảy ra khi bạn nghỉ ngơi.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

Các triệu chứng nặng hơn có thể xảy ra do lưu lượng máu giảm bao gồm:

  • da chân và bàn chân mỏng, xanh xao hoặc bóng mượt
  • chết mô do thiếu nguồn cung cấp máu, được gọi là hoại thư
  • vết loét ở chân và bàn chân không lành hoặc lành rất chậm
  • đau chân không biến mất khi nghỉ ngơi
  • cảm giác bỏng rát trong ngón chân
  • chuột rút ở chân
  • móng chân dày
  • ngón chân chuyển sang màu xanh
  • lông giảm phát triển trên chân
  • giảm nhiệt độ của chân hoặc ngón chân, so với chân kia

Vì cholesterol cao không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu, nên các bác sĩ khuyến cáo cần kiểm tra mức mỡ trong máu mỗi 4-6 năm một lần, nếu bạn là một người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi 20. Bạn có thể cần phải kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn có tiền sử gia đình về cholesterol hoặc đau tim, hoặc bạn trong nhóm có nguy cơ cao. Việc lựa chọn lối sống tốt là rất quan trọng, vì bạn không thể biết mình có đang bị mắc mỡ máu cao không, trước khi có một biến chứng nguy hiểm chết người xảy ra. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục và thường xuyên theo dõi mức cholesterol của bạn bằng cách kiểm tra chúng tại văn phòng của bác sĩ là những việc tuyệt đối không được bỏ qua.

Bài viết liên quan