Nghĩ mỡ trong máu cao là bệnh đơn giản, nhiều người rất chủ quan không tập trung điều trị sớm. Cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh, bệnh máu nhiễm mỡ đã khiến nhiều người “phát hoảng” vì những biến chứng không ngờ tới đe dọa tính mạng và sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này để có thời gian chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời trước khi quá trễ.
Mục lục
1. Xơ vữa động mạch
Động mạch là các mạch máu chuyên chở oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Động mạch thường rất mềm và đàn hồi trong điều kiện bình thường. Mỡ máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.
Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:
a. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Vào ngày 22/2/2019, anh N (32 tuổi, TPHCM) ăn trưa cùng gia đình xong thì bất ngờ cảm thấy nhức đầu nên nằm nghỉ. Khi ngủ anh cảm thấy mắc tiểu, song tỉnh dậy lại không đứng lên được. Nghĩ rằng ngủ sai tư thế bị chuột rút nên anh N cố cố bật dậy khỏi giường nhưng không thể, sau đó té đập đầu vào tủ.
Ngay sau khi phát hiện, anh được người thân đưa đi cấp cứu. Bác sĩ chuẩn đoán anh bị tai biến tắc mạch máu não. Khi chụp CT thì thấy bị tắc hết mạch máu não chính, và vì anh N bị trong lúc ngủ nên lúc phát hiện tính ra khá trễ, khi phẫu thuật bác sĩ nói tỉ lệ thành công chỉ là 50/50. Rất may, anh đã qua cơn nguy kịch thoát được cảnh liệt nửa người sau khi được thông mạch máu não.
Đột quỵ dạng nhũn não xảy ra khi xuất hiện huyết khối ở động mạch dẫn máu lên não. Nếu nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngưng thở và tử vong. Bệnh khởi phát rất nhanh, rất đột ngột với ít dấu hiệu cảnh báo, nhưng sẽ gây chết người nếu không xử lý thật nhanh. Hiện nay tai biến mạch máu não cũng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi.
Video mô phỏng quá trình tai biến mạch máu não
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh trở lại như trước.
b. Nhồi máu cơ tim
Ông M. (65 tuổi, Tuyên Quang) vào khoảng 3h ngày 16/2/2019 bị đau ngực trái, đau lan xuống cánh tay phải, kéo dài trong 1 tiếng, kèm theo khó thở, không dùng thuốc cơn đau tự hết. Đến 15h, ông xuất hiện cơn đau tương tự. Khi được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, các bác sĩ nhận định nhiều khả năng ông bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Để củng cố nhận định, các bác sĩ đã tiến hành cho ông làm các xét nghiệm cần thiết.
Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm, ông tiếp tục xuất hiện cơn đau thắt ngực, co cứng toàn thân, tím tái vùng ngực bụng, mặt. Ngay lập tức, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, SpO2 tụt và đi vào hôn mê. Xác định bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu và có thể tử vong, bệnh viện cho phát động báo động đỏ, huy động các đơn vị hồi sức cấp cứu, tim mạch hỗ trợ. Ê-kíp trực đã tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, sử dụng các loại thuốc vận mạch.
Sau hơn 20 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhân vẫn trong trạng thái hôn mê nhưng đã có mạch trở lại. Tuy nhiên, người bệnh tiếp tục đi vào hôn mê sâu phải thở hoàn toàn theo máy, tim đập rất yếu, phải sử dụng đến 3 loại thuốc trợ tim. Lúc này, các bác sĩ đã có đủ bằng chứng để xác định bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Sau đó, ông đã được tiến hành nong động mạch, mở thông động mạch vành ở vị trí tắc, khôi phục dòng chảy bình thường và điều kỳ diệu đã đến.
Mảng xơ vữa được lấy ra khi phẫu thuật
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xảy ra khi huyết khối xuất hiện ở động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim), dẫn đến chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện. Trong số những người nhập viện, có 5 đến 10% chết do các biến chứng như suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim. Theo thống kê cứ 6 người bị nhồi máu cơ tim thì có một người sẽ bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do tim mạch sau một năm.
c. Bệnh mạch vành
Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Các động mạch vành chia thành các nhánh nhỏ dần tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.
Người bệnh tim mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:
- Suy tim: Xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, xơ vữa động mạch còn có thể gây tắc nghẽn hoặc phình tại các động mạch khác:
– Tắc, hẹp động mạch thận, lâu dài dẫn đến suy thận.
– Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột gây hoại tử ruột.
– Tắc, hẹp động mạch nuôi chi gây thiếu máu chi, nếu nặng và mạn tính phải cắt cụt chi, gây tàn phế cho người bệnh.
2. Tăng huyết áp
Rối loạn mỡ máu thúc đẩy xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng động mạch từ đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Huyết áp cao lại tiếp tục gây áp lực lên thành mạch làm cho thành động mạch bị kéo căng hơn so với bình thường, cùng với thời gian và tuổi tác, gây tổn thương các tế bào nội mạc thành mạch. Khi nội mạch bị tổn thương thì các cholesterol xấu và các tế bào bạch cầu càng dễ tích tụ trong thành động mạch, hình thành các mảng bám xơ vữa. Các mảng bám này càng làm hẹp lòng mạch máu, khiến máu khó lưu thông, làm tăng cao nguy cơ tăng huyết áp.
3. Gan nhiễm mỡ
Khi triglycerit trong máu tăng cao, có sự mất cân bằng giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerit tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ.
Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.
Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị.
Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerit máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính, gây ra những biểu hiện như: đau bụng dữ dội, sốt, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4. Tiểu đường
Gan đóng vai trò chuyển hóa glucose thành chất béo. Nhưng khi mỡ trong máu cao, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ xấu có xu hướng kháng insulin – một loại nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra để điều hòa chuyển hóa đường. Hậu quả là gây thiếu hụt insulin làm người bệnh dễ bị đái tháo đường hoặc làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
Người gầy, người trẻ tuổi, trẻ em cũng có thể bị máu nhiễm mỡ
Những người thừa cân hoặc trung tuổi thường được xem là mục tiêu tấn công chính của bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, người gầy, người trẻ tuổi và ngay cả trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ nếu chế độ ăn uống không lành mạnh.
Bé T (8 tuổi, Hà Nội) được đưa đến bệnh viện khám trong một lần bị sốt và vô tình phát hiện bệnh lý khi đọc kết quả xét nghiệm máu. Bé có chỉ số cholesterol toàn phần là 460 mg/dL (trong khi giới hạn an toàn là 240 mg/dL ), chỉ số triglyceride, LDL cũng tăng cao hơn hẳn so với mức bình thường. Bé T được điều trị máu nhiễm mỡ tránh biến chứng tim mạch trong suốt 1 năm mới khỏi bệnh.
Ở người trẻ và đặc biệt là trẻ em, các dấu hiệu của bệnh thường âm thầm, khó nhận biết khiến bệnh không được phát hiện sớm. Ngược lại với người cao tuổi, bệnh máu nhiễm mỡ sẽ có một vài triệu chứng rõ ràng hơn bởi sức khỏe không còn tốt. Vì vậy, không nên chủ quan với bệnh máu nhiễm mỡ dù bạn đang ở bất kì độ tuổi nào.
Lời khuyên của chuyên gia tim mạch
Thay đổi chế độ ăn uống
Nên ăn:
- Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày)
- Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
- Uống sữa không béo
- Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da
- Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần
- Đậu và đậu Hà lan
- Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần)
- Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng
Nên kiêng:
- Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ
- Sữa béo (nguyên kem)
- Bơ, format béo và các đồ ăn chế biến từ chúng
- Thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp)
- Bánh làm từ mỡ bão hòa
- Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…)
- Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami…
- Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân..
- Các bơ thực vật
- Các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền)…
Tập thể dục đều đặn
Tập luyện giúp bạn “đốt” bớt mỡ dư thừa trong cơ thể, giảm cân hiệu quả, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và còn gián tiếp thông qua việc điều chỉnh được các nguy cơ khác đi kèm như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và tăng hoạt tính insulin.
Chế độ luyện tập được khuyên là:
- Tập ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Tập đều đặn, tất cả các ngày trong tuần
- Tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi (có thể cần tư vấn của các bác sỹ nếu bạn có những bệnh lí tim mạch).
Thay đổi chế độ sinh hoạt

Hãy bỏ ngay hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch của bạn mà còn ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Không nên uống quá nhiều rượu. Tốt nhất nếu uống thì bạn nên uống rượu vang đỏ với số lượng không nên quá 142 ml mỗi ngày.
Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân/béo phì: hãy giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá 90 ở nam giới và 75 ở nữ giới.
Tránh lối sống ít vận động
Tránh căng thẳng
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch![Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch 1 Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch 1]()
PGS. TS Lê Minh Hà
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
Đối tượng sử dụng
- Người rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu.
- Người cần giảm nguy cơ bệnh và chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Không dùng cho người có tác dụng không mong muốn hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Nên kết hợp với chế độ ăn ít tinh bột, chất béo, đồ ngọt và tăng cường vận động.
– Không dùng cho người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Sử dụng FREMO thế nào cho hiệu quả?
- Thường dùng: Ngày 4 viên, chia 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống sau ăn 15-30 phút. Nên dùng liên tục cho đến khi các chỉ số mỡ máu về ngưỡng bình thường. Sau đó nên chuyển sang dùng duy trì.
- Dùng duy trì: Ngày 2 viên, chia 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống sau ăn 15-30 phút. Nên dùng duy trì từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
*** FREMO cam kết hoàn 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 1800 1591.
Năm 2016 tôi bị cơn tăng huyết áp đột ngột và bị đột quỵ liệt nửa người. Qua điều trị sau 1 tháng đã hồi phục, nay chỉ còn di chứng nhẹ, tôi đã làm việc được bình thường. Mỗi ngày tôi uống 1 viên Amlor 5mg. Có ngày tôi thử không uống, huyết áp tôi vẫn bình thường. Vậy tôi có phải duy trì uóng thuốc hàng ngày khong, có uống cách ngày được không? Tôi nay 52 tuổi
Nếu chị đã 52 tuổi, cách đây 4 năm đã bị cơn tăng huyết áp đột ngột gây đột quỵ liệt nửa người, nay còn di chứng nhẹ thì đó chắc chắn là tai biến mạch máu não. Đó là dấu hiệu cho biết tình trạng bệnh lý mạch máu đã nghiêm trọng. Việc điều trị về lâu dài, về chế độ ăn uống, cữ mặn, cữ mỡ thì phải tập luyện để hồi phục chức năng bên bị di chứng nhẹ.
Nếu uống 1 viên amlodipin 5mg mà huyết áp tốt thì thuốc đang uống là tốt rồi. Bệnh tăng huyết áp gây tai biến được không thể khỏi được và việc điều trị phải theo suốt đời nên không nên bỏ thuốc và theo dõi huyết áp bằng các máy tự đo.
Tôi 41 tuổi, bị RLMM yếu tố gia đình từ rất lâu (23 tuổi). Bác sĩ cho uống thuốc thì ổn nhưng ngưng thuốc là bị lại.vậy xin cho tôi hỏi:
1/ Sau một thời gian ổn ,tôi có thể ngừng thuốc và thay bằng GDL5,Omega3 hoặc thuốc YHCT được không?
2/ Uống thuốc thì mỡ máu ổn nhưng men gan lại tăng, bác sĩ nói không sao. Có đúng không và tôi phải lảm sao? Ở TP HCM tôi khám ở đâu là tốt nhất?
Chào anh!
anh bị RLMM yếu tố gia đình từ rất lâu (23t).BS cho uống thuốc thì ổn nhưng ngưng thuốc là bị lại, điều đó chứng tỏ anh không thể không điều trị được. Điều trị giảm mỡ máu anh có thể làm từng bước sau:
1.Điều trị không dùng thuốc bằng cách: thay đổi lối sống với các tiêu chí cụ thể như sau:
Không hút thuốc lá- thuốc lào (chủ động hoặc thụ động), hạn chế tối đa uống rượu bia.
Duy trì cân nặng ở mức độ bình thường (BMI từ 18 đến 23)
Chế độ ăn: cung cấp ít năng lượng nhưng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất; hạn chế ăn mỡ động vật, thịt đỏ, nên ăn nhiều cá và thịt trắng; sử dụng dầu thực vật để chiên xào; ăn nhiều rau và trái cây.
Thường xuyên vận động thể lực ít nhất là 30 phút/ngày.
Giảm các căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình xã hội.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu như Fremo
2. . Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên trong khoảng 2-3 tháng mà mỡ máu trở về giới hạn bình thường thì không phải dùng thuốc để điều trị mà chỉ cần duy trì lối sống đó là được. Còn nếu mỡ máu vẫn cao thì khi đó anh cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để khám và điều trị. Có nhiều loại thuốc để điều trị tăng mỡ máu, tuy nhiên các thuốc này có thể có những tác dụng phụ không mong muốn do đó phải được bác sỹ kê đơn thuốc.
anh uống thuốc mà mỡ máu ổn nhưng men gan lại tăng, BS nói không sao thì chắc là men gan của anh tăng ít nên chưa ảnh hưởng đến chức năng gan, còn nếu men gan tăng nhiều thì chắc chắn bác sỹ sẽ phải cho anh ngừng thuốc để điều trị giảm men gan. anh đừng quá lo lắng, hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện đúng theo lời bác sỹ thì anh sẽ luôn có một sức khỏe tốt để sống, lao động và học tập, là người có ích cho gia đình và xã hội.
Ở tp HCM anh muốn khám bệnh về rối loạn mỡ máu nên đến Viên tim TP HCM hoặc khoa tim mạch tại các bệnh Thống nhât, Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.