Bệnh máu nhiễm mỡ liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, người bệnh cần kiêng khem nhiều thực phẩm trong quá trình điều trị bệnh. Sữa được sử dụng rộng rãi vì rất giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi, đơn giản. Vậy bị máu nhiễm mỡ có được uống sữa bò không? Có thể uống được những loại sữa nào khác không? Câu trả lời đầy đủ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khi nào bạn bị máu nhiễm mỡ
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. 80% cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm…
Đặc điểm của cholesterol: không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).
Triglyceride là acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, Triglyceride sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp.
Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Máu nhiễm mỡ là tình trạng khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường:
- Mức cholesterol bình thường trong máu < 5,2mmol/l.
- Cholesterol gồm các chất HDL-C (cholesterol có tỷ trọng cao, loại cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ thành mạch máu) và LDL-C (cholesetrol có tỷ trọng thấp, loại cholesterol xấu có khả năng làm xơ vữa thành động mạch, làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành…). LDL-C trong máu người bình thường < 3,4mmol/l.
- Triglyceride bình thường trong máu < 2,26 mmol/l.
- Nếu tăng cả cholesterol và Triglyceride thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Máu nhiễm mỡ có nên uống sữa không?
Trên thị trường, sữa bò thường được chia ra làm 3 loại chính sau:
1.Sữa nguyên kem tức là sữa toàn phần hay còn gọi là sữa béo vì chúng có hàm lượng chất béo từ 3,2% kem đến 3,8%, một số loại đặc biệt sẽ lên đến 4%. Nếu bạn có thói quen thường xuyên sử dụng sữa nguyên kem thì nên giảm ăn các chất béo từ nguồn thực phẩm khác.
2.Sữa ít béo tức là sữa đã được tách kem ra một phần nên có hàm lượng từ trên 1% chất béo đến hơn 1.8% chất béo. Người bị máu nhiễm mỡ có thể sử dụng được loại sữa này, vì hàm lượng chất béo thấp, trong khi vẫn giữ nguyên các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình, giảm cân và kiểm soát calo..
3.Sữa tách kem hay còn gọi là sữa gầy tức là sữa đã được tách kem, có hàm lượng chất béo không quá 1%. Loại sữa này là tốt nhất đối với người bị mỡ máu cao, vì lượng chất béo thấp nên rất an toàn cho cơ thể và hạn chế được lượng cholesterol tăng cao.
Ngay cả các thực phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, pho mát… bạn cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Máu nhiễm mỡ có uống được sữa Ensure không?
Ensure thường được gọi là sữa bổ dưỡng, thường dùng để bồi dưỡng, hoặc dùng tăng cân cho người bệnh tuổi già khó ăn uống vì bệnh, hoặc những người mới được giải phẫu. Thành phần trong sữa có nhiều khoáng chất, calorie, nhiều sinh tố, chất đạm, tinh bột, chất béo thực vật giàu acid béo Omega 3-6-9 tốt cho tim mạch, hàm lượng acid béo no và cholesterol thấp có lợi cho chế độ ăn lành mạnh, không chứa chất béo chuyển đổi…
Do đó, nếu bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu cao là người lớn tuổi, người bệnh cần phục hồi vẫn có thể dùng sữa Ensure, dưới sự giám sát của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đối với những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ thông thường thì chỉ cần cảm thấy ăn uống hằng ngày ngon miệng, chế độ ăn cân bằng, thì không cần uống thêm sữa này.
Một số loại sữa khác tốt cho người bị máu nhiễm mỡ
Sữa tỏi
Cho 500ml sữa ít béo, 250ml nước và 10 nhánh tỏi băm nhỏ và bóc vỏ vào nồi và đặt lên bếp. Đun sôi hỗn hợp này, sau đó giữ nhỏ lửa và khuấy đều tay. Cuối cùng, thêm đường vào cho vừa khẩu vị. Thức uống này có tác dụng tốt nhất khi uống nóng.
Sữa tỏi sẽ làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa những cục máu đông và cải thiện hệ tuần hoàn. Sữa tỏi còn được khuyến cáo dành để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Sữa đậu nành
Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, những người thường xuyên dùng đậu nành có lượng cholesterol xấu (LDL-C) trong máu thấp hơn, đồng thời lượng cholesterol tốt (HDL-C) cao hơn những người khác. Khoảng 25gr đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm lượng cholesterol xấu từ 5% đến 6%.
Đậu nành có chất lượng đạm tương đương đạm động vật, chứa nhiều vitamin và khoáng chất (omega-3, axit alpha-linolenic, vitamin E, thiamin, riboflavin, niacin, B-6, acid pantothenic, choline, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng, mangan) đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ có thế sử dụng thường xuyên đạm đậu nành để thay thế đạm động
Sữa làm từ đậu nành có nguồn gốc thực vật nên không có cholesterol, ít chất béo bão hòa. Sữa đậu nành là thay thế tuyệt vời cho sữa bò tươi. Sử dụng 25 g đậu nành mỗi ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo công bố của Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ.
Sữa hạnh nhân
Tương tự như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân cũng không có cholesterol, chất béo bão hòa. Sữa hạnh nhân giàu canxi và vitamin D, có thể giúp làm giảm lượng cholesterol nên rất tốt đối với sức khỏe tim mạch.
Sữa dừa
Không cholesterol nhưng giàu chất béo bão hòa. Khoảng 220ml sữa dừa không đường có chứa khoảng 4 g chất béo bão hòa. Thỉnh thoảng bạn có thể dùng loại sữa này để thay đổi trong khẩu phần ăn của mình.
Sữa gạo
Có đặc điểm là không có cholesterol, rất ít protein. Sữa gạo là sữa thực vật có chứa nhiều canxi tương tự sữa bò. Nhưng có một nhược điểm là sữa gạo chứa rất ít đạm, vì vậy không nên xem đây là nguồn bổ sung đạm chính thức cho cơ thể..
Sữa dê
Tương tự như sữa bò, sữa dê chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Khoảng 220 ml sữa dê chứa lượng khoảng 168 calo và 6,5 g chất béo bão hòa. Bạn có thể thỉnh thoảng dùng sữa dê trong chế độ ăn của mình, nhưng không nên sử dụng thường xuyên, vì chất béo bão hòa có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch, một điều kiện làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Sữa chua
Sữa chua đặc là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung.
Sữa chua nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường sức đề kháng
- Hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột
- Khi ăn sữa chua cơ thể tiết ra ít cortisol hơn, giúp cho các axit amin dễ dàng đốt cháy các chất béo làm giảm hàm lượng mỡ bụng.
- Giúp huyết áp ổn định.
- Bổ sung canxi cho xương và răng chắc khỏe.
- Axit lactic có trong sữa chua bảo vệ lợi rất tốt, tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Giúp làm đẹp da và bảo vệ tóc.
Theo các bác sĩ, mối liên hệ giữa những người ăn sữa chua và nồng độ cholesterol cùng huyết áp của họ chưa có những kết luận rõ ràng. Bạn có thể sử dụng sữa chua nhưng với mức độ vừa phải. Sử dụng sữa chua, người bị máu nhiễm mỡ cùng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nên chọn loại sữa chua không béo.
- Sữa chua có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu, có thể không tốt với những người không dung nạp lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa nếu tiêu thụ quá nhiều.
- Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây béo phì-một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao. Nên ăn từ 250 đến 500 gram một ngày là hợp lý.
Sử dụng sữa cho người bị máu nhiễm mỡ không quá phức tạp và kiêng khem nhiều. Chỉ cần bạn chú ý lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc đã tách béo thì vấn đề sử dụng sữa trong thời gian dài không phải là vấn đề quá quan trọng. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn thay thế bằng các loại khác, vẫn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng mà lại ít cholesterol và chất béo bão hòa hơn trong sữa bò tươi.
Giải pháp giúp hạ mỡ máu từ viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam
Với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu khoa học, PGS.TS Lê Minh Hà và các cộng sự công tác taị Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công sản phẩm FREMO giúp điều hoà các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn sau 2-3 tháng sử dụng.
PGS.TS Lê Minh Hà cùng chứng kiến lễ ký kết chuyển giao sản phẩm FREMO từ Viện Hàn lâm
Lý giải cơ chế giúp FREMO khắc chế hoàn toàn bệnh lý rối loạn mỡ máu, tiến sỹ Lê Minh Hà cho biết: FREMO là sự kết hợp hoàn hảo của chất Hibithocin chiết xuất từ đài hoa bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam giúp nâng cao tác dụng của từng thành phần, từ đó:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
Hàng chục nghìn người đã sử dụng và hoàn toàn yêu thích sản phẩm này bởi tính hiệu quả, an toàn. Tự tin vào chất lượng, FREMO cam kết hoàn tiền 100% cho bệnh nhân nếu sử dụng sản phẩm trong 2 tháng mà không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào nên bạn đừng ngần ngại dùng thử.
Chương trình cam kết hiệu quả của Fremo
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Khách hàng nói gì về hiệu quả của FREMO?
Fremo được rất nhiều khách hàng tin tưởng nhờ hiệu quả giúp giảm mỡ máu, mỡ gan mà lại rất an toàn. Dưới đây là một số chia sẻ từ người sử dụng sản phẩm:
- Chị Nguyễn Hồng Duyên (54 tuổi) – Trực Ninh, Ng 2,1 (mmol/L). Chị tiếp tục dùng đủ liệu trình 3 tháng để mỡ máu về ngưỡng an toàn.am Định: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ ngưỡng cao 14,5 xuống còn 4,9 (mmol/L), Triglycerid từ 11,7 (gấp 10 lần bình thường) xuống 2,1 (mmol/L). Chị tiếp tục dùng đủ liệu trình 3 tháng để mỡ máu về ngưỡng an toàn.
- Chị Tạ Thị Đào (47 tuổi) – Đan Phượng, Hà Nội: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ 6,6 xuống 4,8 (mmol/L), chỉ số Triglycerid giảm từ 2,1 xuống 1,5 (mmol/L) – cả 2 chỉ số đều trở về ngưỡng an toàn. Chị kiên trì dùng thêm một tháng rưỡi nữa và vui mừng báo cho tổng đài vì chỉ số mỡ máu đã rất ổn định.
Chị Đào – Đan Phượng, Hà Nội
- Chị Phùng Thị Duyên (TT. Phố Lu, Huyện Bảo Thắng, Lào Cai): Sau khi dùng 2 tháng sản phẩm Fremo, chỉ số mỡ máu của chị đã giảm về ngưỡng an toàn. Cụ thể, Cholesterol giảm từ 5mmol/L xuống 3.9mmol/L, Triglyceride giảm từ 3.8mmol/L xuống 1.12mmol/L. Đặc biệt, chị còn cải thiện gan nhiễm mỡ từ độ 3 xuống độ 1. Hiện tại, chị đang sử dụng sản phẩm với liều duy trì 2 viên/ngày.
Kết quả xét nghiệm của chị Duyên
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tận nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Theo giammomau.net.vn
Thưa bác sĩ, tôi 60 tuổi, bị hẹp van hai lá, đã mổ nong van năm 1997 tại bệnh viện Việt đức. Đến nay, tôi vẫn làm việc bình thường tuy không làm được những công việc năng nhọc.
Gần đây, 12 năm nay, tôi bị thêm rung nhĩ và loạn nhịp. Đã sốc điện ở Viện tim Bạch mai nhưng không có tác dụng gì. bác sĩ cho tôi hỏi: bệnh của tôi như vậy thì nên điều trị như thế nào, ở đâu là tốt nhất?
Trên một số tài liệu có nói rằng bây giờ khoa học y khoa có thể chữa hết rung nhĩ bằng cách tác động lên các bó dây thần kinh tim, xin bác sĩ cho biết ở nước ta cơ sở y tế nào có thể làm được và chi phí có quá sức với một cán bộ nhà nước bình thường như tôi không?
Đây là câu hỏi rất thực tế, mổ hẹp van hai lá tại BV Việt Đức là cơ sở tốt, chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt sau khi mổ nên bạn mới làm việc bình thường được. Tuy nhiên, mổ cũng chỉ là sữa chữa chứ không thể đem lại van bình thường. 12 năm nay, độc giả bị rung nhĩ thì không có gì lạ vì đây là diễn biến rất thường ở bệnh nhân bị hẹp van 2 lá. Diễn biến của hẹp van 2 lá gây lớn tâm nhĩ làm rối loạn nhịp khiến tim đập không còn đều nữa.
Sự rối loạn nhịp đó người ta gọi là rung nhĩ, làm cho nhịp tim đập hỗn loạn, không đều nữa. Đó hoàn toàn chỉ là vấn đề thời điểm. Nói thêm chuyện rung nhĩ này, độc giả đã được sốc điện ở Bệnh viện Bạch Mai rồi mà không có tác dụng. Theo tôi, điều đó không có gì lạ vì đây là bệnh mãn tính. Rung nhĩ có thể đã lớn rồi. Những rung nhĩ này là những rung nhĩ không thể hồi phục được.
Nên điều trị như thế nào? Theo tôi thì các bác sĩ phải xem kỹ lại tình trạng bệnh lý. Tức là tình trạng hẹp van sau 12 năm có tái phát hay không? Tình trạng của nhĩ trái có lớn quá hay không? Và thực sự rung nhĩ đó đã mãn tính hay chưa? Khi nó đã kéo dài hàng năm trời, thậm chí là 3-4 năm trời, thì khả năng làm hồi phục nhịp xoang gần như không có. Và người ta không tính đến chuyện đó. Chủ yếu, người ta chỉ có thể khống chế để tim đừng đập nhanh quá. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh có rung nhĩ mãn tính mà cũng không có gì ngại. Rung nhĩ có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, cũng có thể gây ra tình trạng đông máu ở trong tim. Khi đó, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân này uống thêm thuốc kháng đông. Thuốc kháng đông sẽ phòng ngừa được những cục máu đông chạy đi những nơi khác, đặc biệt là não.
Còn việc chữa rung nhĩ, như tôi đã nói ở trên, đây là bệnh mãn tính đã kéo dài. Việc tái lập lại nhịp xoang đều đó sẽ không cần thiết nữa. Y khoa có những tác động lên trên tim, có các đốt các đường dẫn truyền trong nhĩ. Tất cả những thứ đó gọi là cắt đốt để điều trị rung nhĩ. Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng cho rung nhĩ mới xảy ra. Và kết quả cũng không phải là luôn luôn cao. Người ta vẫn phải uống nhiều loại thuốc phòng ngừa.
Tóm lại, lời khuyên cho bạn là nên đến bệnh viện kiểm tra lại tình trạng bệnh của mình 12 năm qua. Các bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc chữa và phòng ngừa tình trạng đông máu. Việc cố gắng tái tạo lại nhịp xoang vừa không cần thiết vừa không giải quyết được điều gì.
Bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan gì đến bệnh mỡ máu hay không? Tôi bị gan nhiễm mỡ nhẹ thì cần điều trị như thế nào? có bớt hẳn không? Xin cám ơn bác sỹ!
Gan nhiễm mỡ thường đi cùng với rối loạn mỡ máu. Trong trường hợp gan nhiễm mỡ nhẹ
Điều trị không dùng thuốc: áp dụng cho thời kỳ mới bị bệnh bằng cách: thay đổi lối sống với các tiêu chí cụ thể như sau:
Bỏ hút thuốc lá, hạn chế tối đa uống rượu bia.
Duy trì cân nặng ở mức độ bình thường (BMI từ 18 đến 23).
Chế độ ăn: cung cấp ít năng lượng nhưng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn mỡ động vật, hạn chế ăn thịt đỏ, nên ăn nhiều cá và thịt trắng. Sử dụng dầu thực vật để chiên xào. Ăn nhiều rau và trái cây.
Thường xuyên duy trì vận động thể lực ít nhất là 30 phút/ngày.
Giảm các căng thẳng trong mới quan hệ với gia đình cũng như xã hội.
Sử dụng các thực phẩm chức năng có tác dụng điều hòa mỡ máu như Fremo
(2). Nếu sau khi thay đổi lối sống trong khoảng 2-3 tháng mà giảm tình trạng gan nhiễm mỡ thì không phải dùng thuốc để điều trị mà chỉ cần duy trì lối sống đó là được. Còn khi đã thay đổi lối sống mà vẫn không giảm tình trạng gan nhiễm mỡ thì khi đó bạn cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để khám và điều trị. Có nhiều loại thuốc để điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ, tuy nhiên các thuốc này có thể có những tác dụng phụ không mong muốn do đó phải yêu cầu kê toa điều trị của bác sĩ.
Rối loạn mỡ trong máu (rối loạn lipid máu) thường có mấy dạng, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa.
Có thể nói đơn giản, rối loạn mỡ trong máu được chia làm 3 loại, một loại làm tăng Cholesterol toàn phần đồng thời tăng LDL – Cholesterol, loại này nguy hiểm nhất vì làm tăng xơ vữa động mach. Loại này hiện nay được tập trung điều trị và điều trị cẩn thận. Loại thứ 2 là tăng Triglyceride là chủ yếu. Có một loại nữa là loại hỗn hợp tăng cả Cholesterol toàn phần, LDL và Triglyceride. Việc phân loại này là tương đối nhưng có ý nghĩa để chúng ta biết loại tăng Cholesterol và LDL là nguy hiểm và tập trung điều trị. Tất cả thuốc có gốc statin chủ trị cho bệnh này với các liều lượng, biệt dược khác nhau.
Loại tăng Triglyceride đơn thuần cũng rất thường gặp trên lâm sàng, đặc biệt ở những bệnh nhân có chế độ ăn uống không hợp lý, hay uống rượu bia, béo phì, tiểu đường, kể cả bệnh nhân ăn chay trường. Thuốc lypanthyl thường được sử dụng điều trị loại này.
Còn bệnh nhân bị dạng hỗn hợp thì phải dùng cả hai thuốc statin và lypanthyl nhưng ưu tiên giảm Cholesterol và LDL nên staxin luôn được sử dụng dùng đầu tiên để giảm chỉ số trên đã rồi mới tính tới điều trị giảm triglyceride bằng
Để giải quyết triglyceride bao giờ cũng là thay đổi chế độ sống và ăn uống, giảm rượu bia. Nếu cách này không ăn thua thì mới áp dụng chữa bằng thuốc.