Hẹp Động Mạch Ngoại Biên Do Xơ Vữa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hẹp động mạch ngoại biên ở chân, tay, một số nội tạng hay của đầu, mà thường gặp nhất là hẹp các động mạch của cẳng chân. Bệnh khiến người bệnh tê, đau chân khi đi lại. Bệnh nặng có thể gây hoại tử ngón chân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cần biết về căn bệnh này.

Hẹp động mạch ngoại biên là gì?

Hẹp động mạch ngoại biên không bao gồm các động mạch chi phối cho tim hay não. Trường hợp bị hẹp động mạch ở tim hay não thì được gọi là bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não. Dấu hiệu nhận biết bệnh kinh điển nhất là đau cẳng chân khi đi lại, dừng lại nghỉ thì hết đau, được gọi là chứng khập khiễng cách hồi.

Nếu bệnh nhân không điều trị sớm, bệnh chuyển sang nặng dần, dần dần xuất hiện các biến chứng phức tạp, đặc biệt là nhiễm trùng và hoại tử mô phải cắt đoạn chi. Cần lưu ý là có tới 50% trường hợp bệnh động mạch ngoại biên không có triệu chứng.

Tỷ lệ mắc bệnh trong dân số là khoảng 12- 14%. Đặc biệt, có tới 1/3 số người đái tháo đường ở tuổi trên 50 mắc bệnh động mạch ngoại biên, tỉ lệ rất cao.

Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh động mạch ngoại biên, tỉ lệ gặp các cơn đau tim hay đột quỵ tăng hơn 4-5 lần so với những người không mắc.

Triệu chứng bệnh hẹp động mạch ngoại biên

Tùy theo từng người, bạn có thể không có triệu chứng, gặp các triệu chứng nhẹ, hoặc có triệu chứng rõ ràng khác như bị đau cẳng chân khi đi lại (đau khập khiễng).

Các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

✔ Đau khập khiễng, bao gồm: đau cơ hay chuột rút (vọp bẻ) các cơ ở háng, đùi hay cẳng chân, cánh tay, xảy ra sau hoạt động, ví dụ sau đi lại hay leo bậc thang, nhưng sẽ hết sau khi nghỉ mấy phút. Tùy thuộc vào vị trí của động mạch bị tắc hay hẹp mà bạn sẽ bị đau ngay tại đó. Hay gặp nhất là ở bắp chân. Độ nặng của đau khập khiễng rất thay đổi.

✔ Tê bì hay yếu cẳng chân

✔ Lạnh phía dưới cẳng chân hay bàn chân, bạn có thể so sánh với phía bên kia để phân biệt.

✔ Nhức nhối các ngón chân, bàn chân hay cẳng chân liên miên

✔ Đổi màu cẳng chân

✔ Rụng hay mọc chậm lông bàn chân, cẳng chân

✔ Mọc chậm hơn các móng chân

✔ Bóng da cẳng chân

✔ Không có mạch hay mạch yếu ở cẳng chân hay bàn chân

✔ Rối loạn chức năng cương ở nam giới

✔ Khi bệnh động mạch ngoại biên nặng hơn, đau có thể gặp cả khi nghỉ hay khi nằm (đau khi nghỉ do thiếu máu). Các cơn đau có thể làm bạn mất ngủ. Bạn có thể giảm đau bằng cách thõng chân ra ngoài giường, hay đi lại quanh phòng.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn đã bị đau cẳng chân, tê bì, hay các triệu chứng khác, hãy nghĩ đến chuyện tầm soát bệnh, đừng xem thường và cho là do tuổi tác.

Ngay cả khi không có triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi:

★ Trên 70 tuổi

★ Trên 50 tuổi và có tiền sử đái tháo đường, hay hút thuốc

★ Dưới 50 tuổi, nhưng đang bị tiểu đường, béo phì, hay cao huyết áp.

Nguyên nhân phát triển của xơ vữa động mạch

Nguyên nhân chính của bệnh động mạch ngoại biên là do các mảng xơ vữa, bên trong có lắng đọng mỡ, phía bên trong thành động mạch, làm giảm tốc độ lưu thông của dòng máu.

Mặc dù tim thường được đề cập nhiều nhất do dễ bị xơ vữa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến động mạch ở khắp cơ thể. Khi động mạch cung cấp máu cho các chi bị xơ vữa, nó sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn của bệnh động mạch ngoại biên là do:

  • viêm mạch máu,
  • tổn thương các chi,
  • giải phẫu không bình thường của các dây chằng hay các cơ,
  • phơi nhiễm phóng xạ.

Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

✖ Hút thuốc

✖ Đái tháo đường

✖ Béo phì (chỉ số khối cơ thể trên 30)

✖ Cao huyết áp

✖ Cholesterol cao

✖ Sau tuổi 50

✖ Gia đình có người bị bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tim hay đột quỵ

✖ Nồng độ homocysteine cao (một thành phần protein giúp tạo ra và duy trì mô).

Biến chứng hẹp động mạch ngoại biên

Khi bệnh động mạch ngoại biên phát triển trong thời gian dài, bạn sẽ có có nguy cơ bị:

– Thiếu máu chi đáng kể, các cơn đau không dứt, tổn thương hay nhiễm trùng bàn chân hay cẳng chân. Nhiễm trùng có thể đưa đến hoại thư, đôi khi phải đoạn chi.

– Nếu bạn bị bệnh động mạch ngoại biên, bạn cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ và đau tim do mỡ lắng đọng tại các động mạch nuôi tim và não.

Chẩn đoán hẹp động mạch ngoại biên

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ đo chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay. Khi huyết áp ở cổ chân thấp hơn ở cánh tay, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy đang có tắc nghẽn các động mạch đi từ tim xuống cẳng chân.

Ý nghĩa các chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay

  • Bệnh động mạch ngoại biên: ≤ 0,90.
  • Bệnh động mạch ngoại biên nặng: < 0,40
  • Bệnh động mạch ngoại biên từ nhẹ đến trung bình: từ 0,41 đến 0,90
  • Ranh giới: từ 0,91 đến 0,99
  • Bình thường: từ 1,00 đến 1,40.
  • Các động mạch không thể nén được do vôi hóa nặng: > 1,40.

Ở người nghi ngờ bệnh động mạch ngoại biên, nhưng chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay khi nghỉ bình thường, bác sĩ sẽ đo chỉ số này khi tập. Đường cơ sở của chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay lấy trước khi tập. Sau đó, bệnh nhân đi trên máy tập với tốc độ không đổi, cho đến khi bị khập khiễng (hoặc sau đi tối đa 5 phút), sau đó sẽ được đo lại huyết áp cổ chân. Nếu chỉ số này giảm 15% – 29% thì có bệnh động mạch ngoại biên.

Nếu chỉ số này không bình thường, có thể làm thêm siêu âm Doppler, chụp động mạch, chụp hệ động mạch cắt lớp (CT), chụp động mạch cộng hưởng từ (MRA) cho chi dưới để xác định vị trí cùng hình ảnh các chỗ trít hẹp của động mạch.

Phân loại bệnh động mạch ngoại biên

Phân loại các giai đoạn theo René Fontaine cho các thiếu máu chi mạn tính:

  • Giai đoạn I: Không triệu chứng, tắc mạch máu không hoàn toàn
  • Giai đoạn II: Đau khập khiễng nhẹ ở chi
  • Giai đoạn IIA: Khập khiễng khi đi một đoạn đường dài hơn 200 m
  • Giai đoạn IIB: Khập khiễng khi đi một đoạn đường dài dưới 200 m
  • Giai đoạn III: Đau khi nghỉ, nhất là ở bàn chân
  • Giai đoạn IV: Hoại tử và/hay hoại thư của chi.
  • Phân loại của Robert B. Rutherford chia làm 5 độ (từ 0 đến IV) với 7 hạng (từ 0 đến 6).
  • Phân loại của TASC (và TASC II) chia theo độ nặng căn cứ trên hình chụp động mạch.

Điều trị hẹp động mạch ngoại biên

Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Nếu bạn đang hút thuốc, bỏ hút là điều duy nhất và quan trọng hơn cả để giúp bạn giảm bớt nguy cơ của biến chứng.
  • Ngừng hút thuốc. Nếu bạn đang hút thuốc, bỏ hút là điều duy nhất và quan trọng hơn cả để giúp bạn giảm bớt nguy cơ của biến chứng.
  • Điều trị cholesterol trong máu cao, dùng các thuốc kháng tiểu cầu như aspirin, clopidogrel và statins.
  • Tập luyện đều đặn khi bị khập khiễng để giúp mở tuần hoàn bên, cải thiện đi lại.

Dùng thuốc tây y

Nếu thay đổi chế độ sinh hoạt là không đủ, bạn cần dùng thêm thuốc để đề phòng huyết khối, giảm huyết áp và cholesterol trong máu, cũng như kiểm soát đau cùng các triệu chứng khác.

  • Thuốc hạ cholesterol cao trong máu.Thuốc statin giúp làm giảm nguy cơ cơn đau tim và đột quỵ. Thuốc giúp giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol) xuống dưới 100 mg/dL hay 2,6 mmol/L. Bạn cần giảm chỉ số LDL cholesterol thấp hơn nữa nếu có thêm nguy cơ đau tim và đột quỵ, nhất là khi đang bị đái tháo đường hay hút thuốc.
  • Thuốc chữa cao huyết áp.Mục tiêu là giảm huyết áp tâm thu ≤ 140 mm Hg và giảm huyết áp tâm trương xuống ≤ 90 mm Hg. Nếu bạn bị đái tháo đường, mục tiêu là ≤ 130/80 mm Hg.
  • Thuốc kiểm soát đường-huyết.
  • Thuốc đề phòng cục máu đông. Aspirin dùng hàng ngày hoặc các thuốc khác như clopidogrel (Plavix).
  • Thuốc chữa triệu chứng. Cilostazol (Pletal) giữ cho máu loãng và làm rộng các mạch máu, giúp tăng dòng máu đi đến các chi, làm giảm đau khập khiễng. Tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu và tiêu chảy. Thuốc pentoxifylline (Trental) ít tác dụng phụ nhưng kém hiệu quả hơn.
  • Thuốc giảm mức độ homocysteine huyết tương.Folate và vitamin B-12.
  • Thuốc thay thế. Ginkgo có tác dụng làm loãng máu, giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Can thiệp tái tạo dòng máu

Phương pháp nong động mạch

Nong động mạch. Phương pháp này được dùng cho các tổn thương đơn độc ở các động mạch lớn (động mạch đùi, các động mạch chậu). Một ống nhỏ (catête) được đưa tới động mạch có vấn đề. Túi phình nhỏ ở đầu catête được bơm phồng để nong rộng động mạch bị tắc. Trong một vài trương hợp, bác sĩ sẽ thay bằng ống nong hình mắt lưới (stent) để làm mở động mạch bị hẹp.

Cắt mảng xơ vữa.

Phẫu thuật bắc cầu chủ vành. Phẫu thuật tim hở, trong đó sử dụng một đoạn mạch máu ghép từ hệ động mạch chủ tới động mạch sau chỗ hẹp tắc, nhằm mục đích cải thiện tưới máu cơ tim. Máu chạy vòng qua đoạn mạch bị hẹp hay tắc.

Bài viết liên quan