Ưu – Nhược Điểm Các Phương Pháp Làm Giảm Mỡ Máu Nhanh

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn mỡ máu/lipid máu là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh là mối lo ngại của nhiều người có tình trạng cân nặng dư thừa nhưng thực tế nhiều người gầy vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Rối loạn mỡ trong máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch… Hiện nay có nhiều phương pháp giúp giảm mỡ máu nhanh chóng nhưng cũng kèm theo các bất cập. Bài viết này sẽ phân tích ưu – nhược điểm của từng phương pháp, mời bạn cùng theo dõi.

Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ ăn được coi là lựa chọn đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu. Chế độ ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xơ vữa động mạch hoặc gián tiếp thông qua ảnh hưởng đến các yếu tố trung gian như nồng độ lipid máu, huyết áp hoặc nồng độ glucose máu.

Điều chỉnh lối sống gồm 3 phần cơ bản sau đây:

Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia

Thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng cholesterol gây hại LDL. Uống rượu quá nhiều dễ bị tăng triglyceride hơn.

Thay đổi chế độ ăn

Giảm ăn tất cả các loại chất béo như dầu, kem, mỡ, bơ… Chất béo ăn vào hàng ngày không quá 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Giảm ăn mỡ bão hòa: không nên ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hàng ngày. Mỡ bão hòa có trong thành phần mỡ heo, bò, gà, bơ, phô-mai, crem, các loại bánh nướng lò, các sản phẩm chiên nấu (mì ăn liền, khoai tây rán, chiên), dầu thực vật đã dùng rán, chiên nhiều lần, hoặc các loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…).

Shortening và margaring (thường được sử dụng trong chế biến các loại kem, bánh…) cũng làm tăng cholesterol trong máu.

Giảm cholesterol trong bữa ăn hàng ngày: không ăn quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Tránh ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như sữa toàn phần, crem, phủ tạng động vật như gan, lưỡi, thận…

Không nên hoặc hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Thịt nên cắt bỏ mỡ và da, nhất là da của các loại gia cầm. Tránh các chất béo từ thịt bò, thịt heo, thịt gà…

Tránh xa các món ăn ngọt như nước trái cây, nước ngọt và đồ uống có đường khác. Nếu chỉ số triglycerid của bạn cao, cần hạn chế lượng tinh bột trong bữa ăn.

Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, vừng đen. Nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ như các loại rau, cam, quýt (cam, quýt thì nên ăn cả múi, nhai kỹ), các loại quả: ổi, táo, dưa hấu.

Tỏi ta, hành tây hoặc cần tây là các loại gia vị khi ăn vào có thể giúp hạ cholesterol máu một cách đáng kể, bởi vì chúng có nhiều hoạt chất có thể làm giảm cholesterol máu

Thay đổi cách chế biến các món ăn như tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm; không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng… dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.

Uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày (1,5 – 2,0 lít, bao gồm cả nước trong canh, rau, thực phẩm, trái cây).

Tập thể dục, thể thao

Bên cạnh việc kiêng cữ trong ăn uống thì việc tập thể dục thể thao sẽ góp phần tăng tác dụng làm hạ mỡ máu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chọn cho mình hình thức tập thể dục chơi thể thao phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh nhất.

Các môn thể thao như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp… ở mức độ không gắng sức là phù hợp với nhiều người. Mỗi lần tập từ 30 – 45 phút, ít nhất tập thường xuyên 3 lần/1 tuần.

Nếu bạn bị béo phì, dư cân nặng và không tập thể dục nhiều năm nay, nên quyết tâm luyện tập, lúc đầu tập ít, sau tăng dần, cố gắng tập đều đặn. Lúc đầu có thể thấy mệt, buồn ngủ vào buổi sáng sau tập nhưng bạn sẽ quen dần và thấy khỏe hơn.

Cố gắng xây dựng thời khóa biểu tập thể dục thể thao, coi đó như là một thú vui. Có thể xây dựng nhóm cùng tham gia chương trình tập thể dục thể thao để có niềm vui và động lực tập hơn.

Nhược điểm:

Phương pháp điều chỉnh lối sinh hoạt này được nhiều người ưa dùng vì tự nhiên, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này nếu được thực hiện riêng lẽ chỉ có thể giảm được 15 – 20% cholesterol toàn phần, ngoài ra nó đòi hỏi thời gian và sự kiên trì đều đặn liên tục.

Sử dụng thuốc tân dược

Sau khi áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc trong 3 – 6 tháng không đưa được các chỉ số lipid máu về ngưỡng mục tiêu thì khi đó bệnh nhân cần phải sử dụng thêm các thuốc điều trị rối loạn lipid máu để đạt được mục tiêu điều trị.

Các nhóm thuốc hay được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu gồm có:

Statins

Statin là nhóm thuốc được khuyến cáo như là chọn lựa đầu tiên trong việc giảm lipoprotein cholesterol thấp (LDL-C).

Tác dụng không mong muốn của statin là gây ảnh hưởng đến cơ như đau cơ, yếu cơ, viêm cơ và tiêu cơ vân. Tần suất gặp các biến cố bất lợi về cơ khi sử dụng statin vào khoảng 1% bệnh nhân.

Ngoài ra, statins còn gây độc với gan, làm tăng enzym gan, do đó khi sử dụng statin bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ chức năng gan và nếu nồng độ các enzym gan cao hơn 3 lần mức giới hạn bình thường thì không sử dụng statin trong điều trị.

Các renins gắn với acid mật

Các thuốc gắn với acid mật bao gồm cholestyramin và colestipol thông qua việc trao đổi resins, làm ức chế khả năng gắn hấp thu các chất béo theo đường tiêu hóa, đồng thời làm tăng chuyển hóa cholesterol trong gan và làm tăng hoạt tính của receptor LDL trên bề mặt tế bào gan do đó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Thuốc chủ yếu gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu, tác dụng này thường gặp ngay cả khi sử dụng với mức liều thấp. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm sự hấp thu của các vitamin tan trong dầu và tương tác với các thuốc khác khi sử dụng đồng thời bằng đường.

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Ezetimib là thuốc ức chế sự hấp thu các chất béo, cholesterol ở ruột đầu tiên không gây ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng tan trong dầu khác.

Ezetimib được coi là lựa chọn thứ hai, sử dụng phối hợp với statins khi đã sử dụng statin liều tối đa mà vẫn không đạt được mục tiêu điều trị hoặc khi không dung nạp với statins.

Acid nicotinic

Acid nicotinic tác dụng rộng lên hầu hết các chỉ số lipid máu, thuốc làm tăng nồng độ HDL – C, làm giảm nồng độ LDL – C, TG. Acid nicotinic được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn lipid máu dạng hỗn hợp. Thuốc có thể được sử dụng kết hợp với các statins.

Các fibrates

Các fibrates bao gồm emfibrozil, clofibrate và fenofibrate có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp triglycerid ở gan, làm giảm các lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL, LDL), giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tác dụng không mong muốn thường gặp của fibrates là rối loạn tiêu hóa (khoảng 5 % bệnh nhân sử dụng fibrats phải tác dụng này), phát ban trên da (khoảng 2%).

Trong nghiên cứu FIELD nhận thấy fibrates có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác như gây viêm tụy, làm tăng men gan, giảm tiểu cầu, gây rối loạn đông máu và viêm cơ, nhược cơ. Nguy cơ gặp các biến chứng ở cơ sẽ tăng lên khi sử dụng phối hợp fibrates với statins.

Acid béo ω – 3

Các acid béo omega- 3 như acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) là các thành phần chứa trong dầu cá có tác dụng làm giảm TG máu, giảm nồng độ của các lipid và lipoprotein trong máu khác, đặc biệt là nồng độ VLDL – C.

Một tỷ lệ lớn bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao hoặc nồng độ LDL – C rất cao thì việc sử dụng liệu pháp đơn trị liệu là chưa đủ mà cần phối hợp thuốc trong điều trị. Đối tượng bệnh nhân cần phối hợp thuốc có thể là người không dung nạp được với statin hoặc không có khả năng dung nạp statins khi sử dụng liều cao.

Tuy nhiên cả statin và fibrat đều gây ra tác dụng không mong muốn trên cơ, do đó khi phối hợp 2 thuốc nhóm này sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn này, đặc biệt khi sử dụng statin liều cao. Tác dụng trên cơ cũng tăng lên nhiều lần khi sử dụng phối hợp gemfibrozil với statin.

Nhược điểm:

Bệnh nhân cần dùng thuốc dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ vì thuốc ngoài tác dụng hạ mỡ trong máu còn có hại cho gan và gây nhiều tác dụng phụ khác.

Điều quan trọng khác là hầu hết các thuốc này khá đắt tiền và thời gian điều trị có thể kéo dài trong nhiều năm. Thông thường, sau khi điều trị ít nhất 3 tháng mới thấy được kết quả.

Điều trị mỡ máu cao theo phương pháp dân gian

Cây xạ đen

Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).

Xạ đen đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc và thực phẩm chức năng để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Giảo cổ lam

Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…

Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:

  • Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
  • Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
  • Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
  • Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ)

Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Nhược điểm:

Điều trị hạ mỡ máu bằng thuốc nam với các bài thuốc từ xạ đen, giảo cổ lam, bụp giấm… khá hiệu quả, nhưng công đoạn chuẩn bị rất phức tạp, không phải ai cũng có thể tìm được nguyên liệu tốt, kiên trì sắc thuốc, uống liên tục được như vậy. Chưa kể cách sắc không đảm bảo chất lượng thì dược tính trong cây thuốc cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Để khắc phục những nhược điểm trên mà vẫn tận dụng được ưu điểm của từng cây thuốc nam, các nhà khoa học tại Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam đã đi tìm công thức phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm… bằng công nghệ bào chế hiện đại.

Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Bài viết liên quan