Gan nhiễm mỡ nếu được phát hiện khi đã sang giai đoạn 2 cũng khá nguy hiểm, bệnh đã tiến triển nặng hơn gan nhiễm mỡ độ 1. Lượng chất béo tích tụ trong gan đã ở mức báo động cần chữa trị kịp thời. Vậy gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 như thế nào?
Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì?
Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Được định nghĩa là sự tích lũy triacyglyceride trong tế bào gan, là một phát hiện thường gặp trong hầu hết các xét nghiệm sinh thiết gan. Người ta ước tính rằng có tới 5% nhu mô gan được cấu tạo từ lipid. Như vậy, theo quy ước, bất kỳ số lượng lipid mà chiếm hơn 5% khối lượng gan có thể được coi là bệnh lý.
Gan nhiễm mỡ có 4 giai đoạn, tương ứng mỗi giai đoạn là một cấp độ bệnh, cấp độ càng cao- tình trạng bệnh càng nặng, nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm càng cao.
Gan nhiễm mỡ độ 2 tức là bệnh đã chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 – lượng mỡ đã lan tỏa, xâm lấn 10-25% nhu mô gan, cơ hoành, đường bờ các tĩnh mạch trong gan cũng bị giảm nhiều, khó xác định.
Gan nhiễm mỡ độ 2 nếu kịp thời điều trị đúng cách vẫn có thể hồi phục chức năng gan, ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 2
Nếu như gan nhiễm mỡ độ 1 không có nhiều các biểu hiện thì khi đã sang giai đoạn 2 đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn, tuy nhiên vẫn khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Việc nắm được các triệu chứng của bệnh để kịp thời chữa trị thì sẽ tăng cơ hội hồi phục, nếu không bệnh sẽ phát triển đến độ 3 và nguy hiểm đến tính mạng.
Một số dấu hiệu cơ bản thường thấy ở gan nhiễm mỡ độ 2:
- Đau tức hạ sườn bên phải, đau tức bụng: do các dịch tích tụ ở bụng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Ở giai đoạn 2, gan có thể đã sưng to hơn, do vậy khi ấn ở vùng bụng trước có thể cảm thấy rất đau.
- Vàng da: Nồng độ bilirubin trong máu tăng cao khiến cho các vùng da, bao gồm cả vùng da quanh mắt cũng trở nên thâm vàng hơn – đây là biểu hiện rõ nét và dễ dàng nhận thấy ở giai đoạn 2.
- Buồn nôn, nôn: gan bị tổn thương dẫn tới chức năng gan suy giảm, tạo cảm giác đầy bụng, buồn nôn, kèm theo đó là mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, nước tiểu sẫm màu, phân xám,…
Mặc dù ở giai đoạn 2 các triệu chứng của bệnh vẫn còn rất mơ hồ, khó nhận biết, nhưng nó vẫn sẽ có những dấu hiệu thay đổi bên trong cơ thể giúp người bệnh có thể nhận biết được những thay đổi đó. Khi nhận thấy bản thân có xuất hiện các dấu hiệu kể trên thì cần nhanh chóng đi khám tầm soát gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng, phát hiện bệnh sớm và tiếp nhận điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh bảo toàn mạng sống, đẩy lùi bệnh.
Nguyên nhân bị gan nhiễm mỡ độ 2
Về cơ bản, gan nhiễm mỡ độ 2 có những nguyên nhân tương tự gan nhiễm mỡ độ 1. Do không được kịp thời phát hiện hoặc người bệnh có biết nhưng chủ quan không điều trị nên đã chuyển biến xấu hơn từ giai đoạn 1 sang 2.
- Béo phì: Tỉ lệ những người béo phì mắc gan nhiễm mỡ rất cao, có tới 80 – 90% người béo phì có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Lượng mỡ càng cao thì cấp độ mắc cũng càng nặng. Người bị gan nhiễm mỡ thường có lượng mỡ trong máu cao, gan tự sản xuất cholesterol và đẩy chúng vào máu nên khiến máu cũng bị nhiễm mỡ. Do đó nếu bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa sẽ khiến gan giải phóng chất béo và làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu.
- Rượu: Theo thống kê có tới 60% trường hợp người nghiện rượu mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lượng cồn cao trong rượu gây độc tính trực tiếp tới triglycerides trong gan, uống nhiều rượu khiến sự oxy hóa mỡ trong gan giảm và hình thành gan nhiễm mỡ. Đây cũng là tác nhân chính khến cho tình trạng bệnh nặng hơn, và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng xơ gan, ung thư gan, …
- Thiếu dinh dưỡng: Ngoài những trường hợp béo phì, trường hợp thiếu dinh dưỡng do chế độ ăn uống kém, thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ.
- Tiền sử bệnh gan: Những người đã mắc các bệnh viêm gan B, viêm gan C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ, đặc biệt là virus viêm gan C.
- Tiền sử bệnh tiểu đường: sự kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường gây tích tụ mỡ máu trong các cơ quan nội tạng, trong đó có gan.
- Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc: Việc sử sử một số loại thuốc điều trị mỡ máu hoặc sử dụng thuốc isoniazid điều trị lao phổi có thể gây ra gan nhiễm mỡ
- Giảm cân quá nhanh: giảm cân dẫn đến mắc bệnh lý rối loạn chuyển hóa do gan làm việc quá sức. Việc điều trị gan nhiễm mỡ sau giảm cân cũng là vấn đề thường gặp
Phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ độ 2
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 2
Đầu tiên, người bệnh béo phì mắc gan nhiễm mỡ độ 2 cần có kế hoạch giảm cân an toàn. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống và luyện tập thể dục lành mạnh: ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn.
Tiếp đến, nếu nồng độ cholesterol cao thì bạn cũng cần kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 2, đồng thời khuyên bạn nên chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ bạn khỏi virus có thể gây tổn thương gan.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê để chữa bệnh gan nhiễm mỡ độ 2:
- Choline: Đây là loại thuốc hỗ trợ chuyển đổi methyl và thay đổi lipo protein trong cơ thể. Sử dụng thuốc có thể phòng ngừa hoặc làm giảm tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ độ 2.
- Methionine(met): Là một loại acid amin cần thiết cho cơ thể người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2. Loại thuốc này cung cấp methyl để tạo thành choline cho cơ thể người bệnh đang thiếu hụt, hỗ trợ làm tan mỡ trong gan, bảo vệ gan và giải độc gan. Hiệu quả thuốc chỉ bằng 10% đến 20% của thuốc Choline.
- Acid amin: Đây là chất cơ bản để hình thành nên các mô trong cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng duy trì và phục hồi chức năng gan, phục hồi các tế bào bị tổn thương ở gan. Muốn duy trì hàm lượng protein trong cơ thể thì người mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 cần bổ sung thêm acid amin.
- Các loại vitamin: Bổ sung các loại vitamin B, C, E cần thiết vào quá trình hòa tan chất béo trong gan, cung cấp dinh dưỡng bảo vệ gan, ngăn ngừa mỡ trong gan.
Chẩn đoán phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ độ 2
Đa số bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cho đến khi đi khám sức khỏe định kỳ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ khám thực thể và dùng các xét nghiệm khác để loại trừ những nguyên nhân phổ biến của viêm gan (chẳng hạn như viêm gan siêu vi, rượu, hoặc ứ sắt trong gan).
Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm men gan và sinh thiết gan. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đưa ra những chẩn đoán chính xác.
Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 cần lưu ý những gì?
Sau khi thực hiện phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 ở trên thì người bệnh cũng cần chú ý thường xuyên kiểm tra lượng mỡ, đường, máu, chức năng bên trong máu. Nếu thấy bất thường cần đi khám ngay để kịp thời có kết quả và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Một số lưu ý người mắc gan nhiễm mỡ độ 2 cần lưu ý:
- Lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn, tránh sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc hoặc nhịn ăn, tập luyện quá sức.
- Bỏ hẳn bia rượu, chất kích thích đồng thời rèn luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng và áp lực.
- Hạn chế ăn uống các chất béo, đồ uống có ga, đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, hương liệu phụ gia, …
- Không ăn nội tạng động vật (lòng gan heo, bò, gà vịt…), lòng đỏ trứng.
- Tăng cường ăn rau xanh và các loại củ quả, các loại đậu cũng tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ (đậu nành, đậu cove, đậu tương, ngô…)
- Kết hợp thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe và giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ an toàn, lành tính
- Có kế hoạch tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ hợp lý để theo dõi tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ độ 2.
Trên đây là toàn bộ thông tin về gan nhiễm mỡ độ 2 cho bạn đọc tham khảo từ đó hãy biết cách phòng ngừa và giữ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc có thể tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2. Gan nhiễm mỡ độ 2 tuy có gây ra một vài tổn thương nặng hơn cho gan, nhưng nếu bạn kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách vẫn có thể thuyên giảm và giúp gan hồi phục tốt hơn.