Các xét nghiệm lipid máu (mỡ máu) được sử dụng rộng rãi để phát hiện, chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng các rối loạn chuyển hóa lipid trong nhiều bệnh như tim mạch (CHD), đái tháo đường (DM), hội chứng chuyển hóa (MS), bệnh thận mạn (CKD), … Hiểu được ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu là kiến thức cơ bản mà bất kỳ ai cũng cần được trang bị để tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình được tốt nhất.
Mục lục
Các thành phần lipid máu (mỡ máu)
Lipid trong cơ thể bao gồm các dạng: triglycerid (TG), cholesterol (CT), phospholipid, và một số chất khác ít quan trọng hơn.
Tính chất chung của lipid là không tan trong nước, do đó lipid luôn liên kết với protein, gọi là các lipoprotein.
Có 3 loại lipoprotein là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)
Triglycerid (TG) là gì?
Triglycerid là dạng lipid dự trữ chính ở các tổ chức mỡ dưới da, lượng lipid này thay đổi theo chế độ ăn và trạng thái của cơ thể.
Triglycerid huyết tương được tái tổng hợp chủ yếu tại ống tiêu hóa và sinh tổng hợp tại gan. Triglycerid thoái hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Như vậy tăng TG máu có thể là hậu quả của tổng hợp TG quá mức hoặc giảm thoái biến TG hoặc cả hai.
☛ Tìm hiểu thêm về Triglycerid qua bài viết : Triglycerid là gì? Ngăn ngừaTriglycerid tăng như thế nào?
Phospholipid là gì?
Phospholipid là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, có thành phần hóa học gồm một hay nhiều acid béo, một gốc acid phosphoric và một base nitrogen. Có 3 loại phospholipid chính là lecithin, cephalin, sphingomvelin.
Cholesterol (CT) là gì?
Cholesterol là chất cần thiết cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo của màng tế bào và quá trình tổng hợp của nhiều hormon steroid và acid mật.
Cholesterol có hai nguồn: được đưa vào từ thức ăn hoặc được tổng hợp chủ yếu từ tế bào gan. Cholesterol được máu đưa tới các tế bào dưới dạng kết hợp với lipoprotein.
☛ Tìm hiểu thêm về Cholesterol c qua bài viết : Cholesterol là gì? Những điều cần biết về cholesterol
Lipoprotein tỷ trọng cao HDL – C là gì?
Lượng cholesterol trong HDL được gọi là cholesterol tốt, do cholesterol được HDL vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để đào thải ra ngoài bằng đường mật.
Lipoprotein tỷ trọng thấp LDL – C là gì?
LDL có vai trò vận chuyển cholesterol tới mô và tương tác với receptor và LDL trên màng tế bào. Mọi tế bào đều có thể tự điều hòa sản xuất cholesterol theo nhu cầu. Khi nhu cầu cao, tế bào tăng tổng hợp receptor – LDL để tăng thu nhận cholesterol từ ngoài vào, ngược lại quá trình tổng hợp receptor giảm khi thừa cholesterol. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, lượng receptor giảm dẫn đến tăng thời gian tồn lưu LDL trong huyết tương và dẫn đến tăng LDL trong máu.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng LDL còn là lipoprotein chính gây xơ vữa động mạch (XVĐM), cholesterol trong LDL còn được gọi là cholesterol xấu. Nguyên do là các cholesterol có tỉ trọng càng thấp, thể tích to, khi di chuyển trong hệ tuần hoàn sẽ dễ lắng đọng tạo ra các mảng xơ vữa
Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao dẫn tới sự ứ đọng cholesterol ở đại thực bào thành động mạch (gây ra các mảng xơ vữa), đại thực bào ở gân và da gây u vàng.
Lipoprotein tỷ trọng rất thấp VLDL là gì?
Hầu hết triglycerid có trong các lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL)
Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
Các xét nghiệm lipid cơ bản thường bao gồm:
- triglyceride (TG),
- cholesterol toàn phần (total cholesterol: TC),
- cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (high-density lipoprotein cholesterol: HDL-C),
- cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein cholesterol: LDL-C).
- cholesterol không phải HDL (non-HDL cholesterol: non-HDL-C)
- Tỷ số TG/HDL-C,
- Tỷ số TC/HDL-C,
- Tỷ số LDL-C/HDL-C
- Tỷ số non-HDL/HDL-C
Chỉ số lipid máu ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn được liệt kê rõ trong bảng dưới đây:
Chỉ số | Mức bình thường | Mức ranh giới |
Mức nguy cơ cao |
Total Cholesterol
TC |
<200 mg/dL (5,1 mmol/L) |
200–239 mg/dL (5,1–6,2 mmol/L) |
≥240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
Cholesterol tốt
HDL – C |
≥60 mg/dL (1,5 mmol/L) |
Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L)
50–59 mg/dL (nữ) (1,3–1,5 mmol/L) |
Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)
Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L) |
Cholesterol xấu
LDL – C |
<100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường)
100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) (gần đạt) |
130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) | 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L) (nguy cơ cao)
≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
Triglycerid
TG |
<150 mg/dL (1,7 mmol/L) | 150–199 mg/dL (1,7–2,2 mmol/L) | 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) (nguy cơ cao)
≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao |
Non-HDL-cholesterol | <130 mg/dL (3,3 mmol/L) (bình thường)
130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) (gần đạt) |
160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L)(đường biên giới cao) | 190–219 mg/dL (4,9–5,7 mmol/L) (nguy cơ cao)
>220 mg/dL (5,7 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
TG/HDL-C | <2 | >4 (nguy cơ cao)
>6 (nguy cơ rất cao) |
|
TC/HDL-C | <4,4 | ||
LDL/HDL-C | <2,9 | ||
Non-HDL/HDL-C | <3,5 |
Các nguy cơ của rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch
Theo thống kê của WHO (2008) thì bệnh tim mạch được coi là một trong 4 bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và bệnh mạn tính đường hô hấp) có tốc độ gia tăng nhanh nhất hiện nay, nguyên nhân là do sự gia tăng về số lượng người hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, béo phì và stress.
Những yếu tố nguy cơ này không tồn tại đơn độc mà phần lớn thường phối hợp với nhau, càng nhiều yếu tố nguy cơ trên cùng một bệnh nhân thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ gia tăng rõ rệt. Việc phòng và điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu được coi là trọng tâm của chiến lược phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh bệnh nguy cơ mắc bệnh mạch vành gia tăng không chỉ liên quan tới sự tăng CT và TG mà còn liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi của các lipoprotein trong máu:
Tăng cholesterol toàn phần và LDL – C
Tăng TC và LDL – C có mối quan hệ mật thiết đến các bệnh về tim mạch. Một nghiên cứu về nồng độ lipid trong máu trên 500 bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim cho thấy có trên 30 % bệnh nhân có bất thường về lipid máu, có khoảng 8% bệnh nhân có nồng độ cholesterol tăng, 15% bệnh nhân tăng nồng độ triglyceride tăng cao.
Nghiên cứu của MRFIT trên 350 000 bệnh nhân là nam giới ở độ tuổi trung niên về mối liên quan giữa nồng độ cholesterol toàn phần và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho thấy, khi tăng nồng độ cholesterol toàn phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt khi nồng độ cholesterol toàn phần trên 240 mg/dl.
Trong các loại cholesterol thì loại cholesterol trong LDL được đánh giá là loại sinh ra xơ vữa động mạch nhiều nhất. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, giải phẫu bệnh và chụp động mạch vành, cho thấy LDL nhỏ đậm đặc và bị oxy hóa tạo thành các tác nhân bất lợi, hoặc do giảm receptor LDL dẫn đến tăng LDL trong máu. Nguy cơ gây xơ vữa động mạch được xác định khi nồng độ LDL – C từ 100 mg/dl trở lên.
Tăng TG
Lipoprotein chuyên chở TG bao gồm: CM và VLDL, tuy nhiên tăng CM nguyên phát thì ít bị xơ vữa động mạch, ngược lại tăng VLDL nhất là VLDL tàn dư có khả năng gây xơ vữa động mạch rất cao.
Theo các nghiên cứu trước đây thì tăng TG là yếu tố nguy cơ kết hợp đối với bệnh động mạch vành. Nghiên cứu PROCAM trên 1000 người trên 6 năm cho thấy tỷ lệ bệnh động mạch vành tăng gấp đôi khi có sự kết hợp tăng TG với tỷ lệ LDL – C/ HDL – C >5 so với chỉ có tỷ số LDL – C/HDL – C >5.
Nghiên cứu của tác giả Stockholm trên 3486 đối tượng trong 14,5 năm, cho thấy tăng TG là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Một nghiên cứu khác cho rằng TG lúc đói là một yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, giảm dung nạp glucose, hội chứng tăng để kháng insulin, bệnh béo phì hay hội chứng HDL thấp.
Tăng TG còn dẫn đến các bệnh lý khác. Khi nồng độ TG trong huyết tương tăng cao >500 mg.ml có thể dẫn đến viêm tụy (có khoảng từ 1% – 4% bệnh nhân tăng TG có hội chứng viêm tụy cấp), u vàng cấp (eruptive xanthomas: xuất hiện các hạt màu vàng có kích thước từ 1 – 3 mm ở vùng lưng, ngực hoặc ở các đầu chi) hoặc bệnh võng mạc do tăng lipid máu quá mức.
Hội chứng u vàng ở gan bàn tay thường gặp ở bệnh nhân rối loạn lipid máu type III theo hệ thống phân loại của Fredickson. Trong một số trường hợp tăng CM quá cao có thể gây ra hội chứng chylomicron đặc trưng bởi các triệu chứng như đau thần kinh, buồn nôn, nôn và viêm tuyến tụy. Trong trường hợp này thì TG thường cao hơn 2000 mg/dl.
Giảm HDL – C
Nhiều nghiên cứu khẳng định mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nồng độ HDL – C với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Nghiên cứu của Framingham đã khẳng định tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch của HDL. Nghiên cứu này cũng cho thấy khi giảm nồng độ HDL – C trong máu xuống 5 mg/dl thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng lên 25% và khẳng định đánh giá nồng độ HDL – C rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán sớm nguy cơ tim mạch.
Nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi cho thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao nhất khi có tam chứng (lipid triad) bao gồm: tăng TC hoặc LDL – C, tăng TG và giảm HDL – C.
Xem thêm: Giải pháp giúp hạ mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ từ viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm mỡ máu?
Mẫu máu để xét nghiệm lipid máu thường được lấy ở tĩnh mạch hoặc mao mạch trong điều kiện đói, nghĩa là bạn cần nhịn ăn khoảng 9-12 giờ trước khi lấy máu. Tốt nhất, bạn nên làm các xét nghiệm này vào buổi sáng, thời gian ngủ qua đêm sẽ giúp thức ăn tiêu hóa hết.
Không uống rượu trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm, vì rượu có thể làm ảnh hưởng đến mỡ máu khiến kết quả không chính xác.
Uống nhiều nước khi nhịn ăn để giữ cho cơ thể đủ nước. Nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu.
Bạn có thể nhận được chẩn đoán sai nếu kết quả xét nghiệm máu không chính xác, dẫn đến những biến chứng về sức khoẻ. Vì vậy cần tuân thủ chặt chẽ việc nhịn ăn và không dùng rượu bia trước khi xét nghiệm. Nếu lỡ vi phạm quy định, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để dời lịch hẹn xét nghiệm.
Những ai nên xét nghiệm mỡ máu?
Người lớn
Người trưởng thành khỏe mạnh, không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác, nên được chỉ định các xét nghiệm lipid lúc đói mỗi 4 đến 6 năm một lần.
Nếu kết quả bất thường, bạn sẽ được xét nghiệm thường xuyên hơn, với bệnh án đầy đủ.
Nếu một người có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn lipid máu, hoặc trước đó có rối loạn lipid máu, nên được chỉ định xét nghiệm lipid máu thường xuyên hơn, với hồ sơ lipid đầy đủ, để hướng dẫn chế độ ăn, tập luyện thể dục hoặc theo dõi điều trị.
Các yếu tố tăng nguy cơ rối loạn lipid máu ở người trưởng thành bao gồm:
- hút thuốc lá,
- thừa cân hoặc béo phì,
- chế độ ăn uống không lành mạnh,
- không hoạt động thể chất, không tập thể dục,
- tuổi cao (nam từ 45 tuổi trở lên hoặc nữ từ 50-55 tuổi trở lên),
- tăng huyết áp (huyết áp từ 140/90 trở lên),
- tiền sử gia đình mắc bệnh tim,
- bệnh tim cũ,
- đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
Thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên nên được chỉ định xét nghiệm một lần trong độ tuổi từ 9 đến 11 và một lần nữa trong khoảng từ 17 đến 21.
Các yếu tố tăng nguy cơ rối loạn lipid máu ở thanh thiếu niên cũng tương tự như ở người lớn, bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao hoặc thừa cân.
Các thanh thiếu niên có nguy cơ rối loạn lipid máu cao nên được chỉ định xét nghiệm lipid máu từ 2 đến 8 tuổi để đánh giá sự thành công của việc thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục hoặc để đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc (như statin).
Tóm lại, hiểu được ý nghĩa của từng chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu sẽ giúp bạn nhận định đúng tình hình sức khỏe của mình, tình trạng thế nào, đã cải thiện được bao nhiêu qua các giai đoạn điều trị… Từ đó có biện pháp tăng hoặc giảm các hình thức điều trị để phù hợp nhất với tình trạng của bạn.
Theo Giammomau.net.vn
Bổ sung thảo dược giúp giảm mỡ máu
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Chào chuyên gia. Tôi xét nghiệm máu có chỉ số Cholesterol: 5.00 mmol/L, Triglyceride: 7.67 mmol/L, HDL: 0.89 mmol/L, LDL: 2.15 mmol/L. Xin hỏi Bác sỹ nguy cơ thế nào? Cần chế độ ăn thế nào? Phương pháp điều trị? Xin cảm ơn.
Chào Khoa. Với kết quả các chỉ số mỡ máu như vậy thấy được rằng có chỉ số Triglycerid bị tăng cao hơn ngưỡng bình thường khá nhiều. Nếu đang sử dụng thuốc bác sĩ chỉ định thì tiếp tục dùng, bên cạnh đó kết hợp thêm thảo dược FREMO giúp cải thiện được nhanh hơn ổn định về ngưỡng bình thường. Để hiểu rõ hơn thông tin sản phẩm Khoa nhấn tại đây https://fremo.vn/fremo-ho-tro-giam-mo-mau-1585/ hoặc liên hệ qua tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 để được hỗ trợ. Tìm hiểu chế độ ăn uống dành cho người mỡ máu ở đây https://fremo.vn/thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-roi-loan-mo-mau-187/. Chúc Khoa có nhiều sức khỏe