Chăm Sóc Bệnh Nhân Xơ Vữa Động Mạch – Những Lưu Ý Cần Biết

Người mắc xơ vữa động mạch được điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Vậy người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Xơ vữa động mạch nguy hiểm như thế nào?

Bệnh xơ vữa động mạch là từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Mảng xơ vữa được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác được tìm thấy trong máu. Theo thời gian, mảng xơ vữa cứng lại và làm hẹp động mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể.

Theo Tổ chức Y Tế thế giới, khoảng 17 triệu người chết vì xơ vữa động mạch mỗi năm, chiếm khoảng 30 % tổng số ca tử vong – nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới.

Căn bệnh nguy hiểm này được coi như “sát thủ thầm lặng” bởi nó không có dấu hiệu nhận biết khi mới mắc bệnh, chỉ đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng bạn mới phát hiện ra sự xuất hiện của nó. Xơ vữa động mạch sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim…. nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vai trò của việc chăm sóc đối với xơ vữa động mạch

Chăm sóc bênh nhân đúng cách có thể là chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của mảng xơ vữa

Xơ vữa động mạch sẽ không gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương pháp chăm sóc đúng cách có thể là chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của mảng xơ vữa giúp bệnh nhân ngăn ngừa, trì hoãn chứng xơ vữa động mạch và giảm thiểu hoàn toàn các biến cố tim mạch, bệnh tật và tử vong mà nó gây ra .

Nếu có người thân hoặc bạn bè mắc xơ vữa động mạch, bạn có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh của họ bằng cách chăm sóc và quan tâm đến những vấn đề như:

  • Chế đồ ăn uống
  • Chế độ luyện tập thể dục
  • Các chỉ số cơ thể bệnh nhân: cân nặng, huyết áp, mỡ máu, đường huyết,…
  • Các thói quen xấu: hút thuốc, rượu bia, lười vận động
  • Các loại thuốc bệnh nhân sử dụng
  • Các dấu hiệu về biến chứng nguy hiểm

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xơ vữa động mạch

Chế độ ăn tốt cho tim

Chế độ ăn có lợi cho tim: là ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh

Việc đảm bệnh nhân ăn một thực đơn tốt cho tim mạch giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu – điều này ngăn ngừa quá trình hình thành các mảng xơ vữa nói chung và các bệnh về tim mạch nói riêng như suy tim, nhồi máu cơ tim.

Chế độ ăn có lợi cho tim: là ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh, chọn các nguồn đạm ít béo, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, không nên ăn quá nhiều muối.

Nguồn thực phẩm Nên ăn Không nên ăn
Trái cây Trái cây tươi Trái cây sấy khô

Trái cây ướp đường

Rau củ Các loại rau củ tươi màu xanh đậm hoặc màu đỏ,cam nhiều chất xơ và vitamin Các món rau kèm nước sốt

Các món rau chiên xào

Chất béo Chất béo lành mạnh : có triết xuất từ thực vật

Dầu thực vật: dầu ô-liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành

Omega 3,6 – là những axit béo không no giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp thường có trong mỡ cá thu và cá hồi

Bơ thực vật: Bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng

Chất béo không lành mạnh: thường có nguồn gốc từ động vật

Mỡ động vật: mỡ lợn,…

Bơ động vật: chứa lượng cholesterol cao khoảng 80%

Dầu cọ, dầu dừa,

Nội tạng, da động vật

Đồ ăn nhiều dầu mỡ: đồ chiên, xào, rán,…

Protein ( chất đạm) Chất đạm ít béo

Cá: cá hồi, cá ngừ

Thịt trắng: ức gà, thịt ngan bỏ da

Trứng

Sữa nguyên chất: sữa không đường, sữa tách kem

Thực phẩm giàu protein

Thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò

Phô mai

Thịt chế biến sẵn: thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích

Sữa béo: sữa bò, sữa nguyên kem

Ngũ cốc Yến mạch

Ngũ cốc nguyên hạt: hạt óc chó, hạnh nhân,…

Lúa mạch

Gạo lứt

Bột mình trắng: gạo trắng, bánh mì trắng,…

Các loại bánh quy, bánh bông lan, bánh ngô

Mỳ trứng

Bắp rang bơ

Chế độ luyện tập

Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải chất độc trong cơ thể, tiêu hao mỡ thừa, ổn định huyết áp và hạ đường huyết

Hoạt động thể chất có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc cơ thể, tiêu hao mỡ thừa, làm cơ bắp sử dụng oxy hiệu quả hơn, cũng như cải thiện lưu thông máu. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp cao – một yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch.

Người chăm sóc có thể cùng bệnh nhân luyện tập thể dục để giúp khích lệ tinh thần đồng thời cũng đem lại cơ thể cân đối cùng sức khỏe dẻo dai. Việc lựa chọn các bài tập cường độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người mắc xơ vữa động mạch.

Cường độ luyện tập Các bài luyện tập Thời gian luyện tập
Nhẹ Đi bộ

Yoga

1h/ ngày

6 buổi/ tuần

Nặng Chạy bộ

Bơi lội

Thể dục nhịp điệu

Leo cầu thang

30 phút/ ngày

5 buổi/ tuần

Nên duy trì việc luyện tập thể dục tối thiểu trong 3 tháng để đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị xơ vữa động mạch đồng thời giúp bạn hình thành một thói quen tốt cho sức khỏe.

Kiểm tra các chỉ số cơ thể

Việc thường xuyên kiểm tra các chỉ số cơ thể như lượng cholesterol trong máu, huyết áp, đường huyết, chỉ số cân nặng cơ thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng, từ đó sẽ có cách chăm sóc và điều trị thích hợp hơn.

Chỉ số Cholesterol

Bảng chỉ số cholesterol trong máu

Chỉ số huyết áp

Bảng chỉ số huyết áp cao

Chỉ số đường huyết

– Đường huyết thấp: < 70 mg/dl (3,9 mmol/l)
– Đường huyết bình thường (khi đói): 70 – 130 mg/dl (4,0 – 7,2mmol/l)
– Đường huyết chấp nhận được (khi no- 2 tiếng sau ăn):  130 mg/dl – 180 mg/dl (7,2 – 10 mmol/l)
– Đường huyết cao:  >181 mg/dl (10,1 mmol/l)

Chỉ số cân nặng

Bảng chỉ số cân nặng cơ thể

Khuyến khích bệnh nhân bỏ thuốc lá, rượu bia

Bỏ thuốc là bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch

Bỏ thuốc lá: Nếu bệnh nhân nghiện thuốc lá, bạn nên khuyến khích bệnh nhân bỏ chúng. Nếu gặp khó khăn có thể tìm các chuyên gia tâm lí. Chất Nicotin trong thuốc lá không chỉ khiến tim đập nhanh còn gây co dãn động mạch làm tăng huyết áp – điều này làm tình trạng xơ vữa động mạch nghiêm trọng hơn. Nguy cơ đau tim tăng gấp 3 lần ở nam giới và 6 lần ở phụ nữ hút 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày so với những người không hút thuốc.

Hạn chế rượu bia: Chất cồn làm huyết áp tăng nếu sử dụng quá nhiều. Ngoài ra nó cũng gây hại đến nội tạng như gan, dạ dày. Khuyến khích người bệnh bỏ rượu giúp quá trình điều trị xơ vữa động mạch hiệu quả hơn, đồng thời cũng mang lại lợi ích lâu dài về sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân và gia đình.

Sử dụng thuốc

Bên cạnh chế độ ăn tốt cho tim mạch cùng luyện tập thể dục thường xuyên, người chăm sóc bệnh nhân xơ vữa động mạch cũng cần quan tâm đến một số loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng. Các loại thuốc khác nhau có thể làm chậm – hoặc thậm chí đảo ngược – ảnh hưởng của xơ vữa động mạch. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến:

  • Thuốc trị cholesterol. Các loại thuốc có chứa thành phần statin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu. Ngoài ra, statin còn có tác dụng ổn định niêm mạch động mạch tim và ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Thuốc chống tiểu cầu. Một số loại thuốc chẳng hạn như aspirin, để giảm khả năng tiểu cầu bị vón cục trong các động mạch bị hẹp, hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn thêm.
  • Thuốc chẹn beta. Những loại thuốc này thường được sử dụng cho bệnh động mạch vành. Chúng làm giảm nhịp tim và huyết áp, giảm nhu cầu về tim và thường làm giảm các triệu chứng đau ngực. Thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ đau tim và một số vấn đề về nhịp tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Những loại thuốc này có thể giúp làm chậm quá trình xơ vữa động mạch bằng cách hạ huyết áp và tạo ra các tác dụng có lợi khác trên động mạch tim. Thuốc ức chế men chuyển cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim tái phát.
  • Thuốc chặn canxi. Những loại thuốc này làm giảm huyết áp và đôi khi được sử dụng để điều trị đau thắt ngực.
  • Thuốc nước (thuốc lợi tiểu). Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch. Thuốc lợi tiểu hạ huyết áp
Chú ý: Tất các các thuốc được sử dụng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch cần được sử dụng theo yêu cầu về liều lượng, cách dùng mà bác sĩ đưa ra để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh gây các tác dụng phụ

Lưu ý các biến chứng nguy hiểm

Xơ vữa động mạch ở giai đoạn nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ – 2 biến chứng có nguy cơ gây tử vong cao hàng đầu đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch. Vì vậy người chăm sóc bệnh nhân cần nắm bắt rõ các dấu hiệu báo trước của các cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ để có thể cấp cứu kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.

Nhồi máu cơ tim

Biến chứng nguy hiểm này thường xảy ra đối với những người bị xơ vữa mạch vành ( động mạch cung máu giàu oxy nuôi tim)

Tại Việt Nam, số người tử vong do nhồi máu cơ tim là 7 triệu người mỗi năm. Những người may mắn sống sót cũng khó tránh khỏi các di chứng nặng nề sau biến cố như: rối loạn nhịp tim dai dẳng, suy tim, huyết khối trong tim, phình động mạch, tổn thương gan thận,…

Chỉ những người cấp cứu trong vòng 4 giờ đầu mới có nhiều cơ hội phục hồi tốt. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ nhồi máu cơ tim đang đến gần sẽ làm tăng cơ hội sống sót cho người xơ vữa động mạch vành.

Các dấu hiệu báo trước của cơn nhồi máu cơ tim mà người chăm sóc cần lưu ý:

  • Đau thắt ngực. Cơn đau ngực có thể di chuyển vào vai, hàm, lưng hoặc cánh tay. Nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân vận động quá sức ( leo cầu thang, vác đồ nặng) hoặc căng thẳng cảm xúc ( vui quá, buồn quá,..)
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Đau bụng
  • Vã mồ hôi không lí do
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Mệt mỏi một cách bất thường
95% người bệnh nhồi máu cơ tim có cơ hội sống sót nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Không bao giờ là quá muộn để thực hiện các bước ngăn chặn cơn nhồi máu cơ tim

Đột quỵ

Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do đột qụy chiếm 30%. Những người sống sót thường để lại các di chứng vĩnh viễn như mù, liệt toàn thân, mấy khả năng nhận thức,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Các dấu hiệu báo trước của cơn đột quỵ có xu hướng xảy ra đột ngột và hầu như luôn ảnh hưởng một bên cơ thể bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng
  • Yếu hoặc tê ở mặt hoặc chân tay
  • Khó phát âm, nói ngọng, khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói
  • Suy giảm về thị lực
  • Rối loạn vận động: đột ngột rơi đồ vật đang cầm trên tay
  • Rối loạn trí nhớ: lúc nhớ, lúc quên, không phân biệt được người thân

Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 – 4,5 giờ đầu) thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

Nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của họ. Một số người bị xơ vữa động mạch có thể tự chăm sóc và sống độc lập. Tuy nhiên, nếu xơ vữa động mạch đi kèm với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, có thể cần được chăm sóc thường xuyên.

Người chăm sóc nên lưu ý các vấn đề về chế độ ăn uống kết hợp luyện tập thể thao cùng người bệnh để điều trị tình trạng xơ vữa hiệu quả nhất. Đồng thời cần lưu ý các dấu hiệu về biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim và đột quỵ mà người bệnh có thể gặp phải giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

Bài viết liên quan