Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Rối Loạn Lipid Máu Đúng Cách

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu như thế nào cho đúng và phù hợp là điều mà mọi người rất quan tâm. Nhiều người thiếu kiến thức về cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn mỡ máu khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp. Vậy đâu là những điều cần thực hiện với những người bị rối loạn lipid máu. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tình trạng rối loạn lipid máu ở Việt Nam

Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu – là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Tình trạng này xảy ra khi có 1 trong các rối loạn sau:

  • Tăng Cholesterol toàn phần
  • Tăng LDL-C(cholesterol xấu)
  • Giảm HDL-C(cholesterol tốt)
  • Tăng Triglycerid: chất béo trung tính

Theo thống kê mới nhất của viện dinh dưỡng Việt Nam, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn lipid múa, tỷ lệ này ở thành thị còn lên tới 44,3%. Đây là một trong những tình trạng rối loạn chuyển hóa khá phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa.

Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lipid máu khiến nồng độ LDL-Cholesterol (cholesterol xấu) tăng cao, kết hợp với các chất khác trong máu hình thành những mảng bám vào thành mạch ngăn chặn máu lưu thông tới các cơ quan khác. Tình trạng này kéo dài có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là một trong những biến chứng thường gặp của mỡ máu cao (chiếm khoáng 30%). Đây là hiện tượng xảy ra khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, chúng sẽ hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch. Lâu dần, mảng bám dày lên và làm hẹp lòng mạch, gây cản trở hoặc tắc nghẽn hoàn toàn máu lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó gây nên những hệ lụy liên quan đến tim mạch.
  • Nhồi máu cơ tim: Tình trạng này xảy ra do mạch vành bị xơ vữa, máu cung cấp đến tim không đủ khiến mô tim bị tổn thương gây nên các cơn đau tìm, nhồi máu cơ tim. Theo một số nghiên cứu, rối loạn lipid máu chiếm đến 56% nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đồng thời thống kế cho thấy căn bệnh này gây tử vong cho khoảng 4,4 triêu người chết mỗi năm.

Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, rối loạn lipid máu chiếm đến 56% nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim

  • Đột quỵ: Tình trạng nay hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi động mạch cảnh bị xơ vữa. Cục máu đông chặn hoàn toàn máu lưu thông lên não khiến não tổn thương vĩnh viễn. Ở Việt Nam, có 200.000 người mắc bệnh đột quỵ mỗi năm và 50% trong số tử vong có liên quan trực tiếp đến bệnh mơ máu cao.
  • Gan nhiễm mỡ: Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh mỡ máu là gan nhiễm mỡ. 20% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành xơ gan, trong đó 5% dẫn tới ung thư gan, thâm chí gây tử vong.

Tóm lại rối loạn lipid máu là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máy cơ tim, đột quỵ… Theo nghiên cứu, mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết do các bệnh lý liên quan đế rối loạn mỡ máu. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây những thiệt hại nặng nề về kinh tế, sức khỏe và tính mạng của con người.

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn mỡ máu cần lưu ý những điều gì?

Người bị rối loạn mỡ máu cần được chăm sóc đúng cách bởi nếu không bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh mà khi chăm sóc người rối loạn lipid máu bạn cần lưu ý:

Chế độ ăn uống hợp lí

Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, nhiều thức ăn chứa cholesterol (nội tạng động vật, mỡ động vật),… Điều này khiến nồng độ LDL-cholesterol và Triglyceride tăng, trong khi HDL-cholesterol giảm. Sự mất cân bằng nồng độ mỡ máu này tiềm ẩn nguy cơ rối loạn lipid máu.

Vì vậy, một chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Người bị rối loạn lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần một chế độ ăn hợp lý, tốt cho tim mạch. Những lưu ý trong chế độ ăn uống bao gồm:

  • Tiêu thụ một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là chìa khóa để giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt, bơ, phô mai, và các sản phẩm sữa nguyên chất. Chất béo chuyển hóa thường là thành phần trong các món nướng, bánh quy giòn và khoai tây chiên hay nội tạng động vật,… Để hạn chế các chất béo trên, bạn nên thay thế chúng bằng các chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe như dầu thật vật (dầu hướng dương, dầu ô liu,…) chất béo từ cá ( axit béo omega-3),…

Một chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của rối loạn lipid máu.

  • Cắt giảm lượng carbohydrate, đặc biệt là những loại có chứa bột mì trắng, chẳng hạn như mì ống và gạo trắng cũng có thể giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu LDL. Thay thế bằng các nguồn tinh bột giúp no lâu như gạo lứt, yến mạch, khoai lang,… Tránh đồ uống có đường, chẳng hạn như nước ép trái cây và soda, cũng có thể giúp ích trong việc kiểm soát nồng độ cholesterol
  • Đảm bảo cơ thể đủ Protein: Chất đạm có thể chiếm 15-25% năng lượng khẩu phần ăn. Bạn có thể lấy đạm từ động vật hoặc thực vật có nhiều trong thịt nạc trắng (thịt gà, thịt cá) và các sản phẩm chế biến từ đậu nành. Thực tế lâm sàng cho thấy, ăn nhiều các nguồn đạm tốt có tác dụng tăng cường cơ bắp, hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol.
  • Tăng cường chất xơ và vitamin: Ăn nhiều rau xanh, bạn nên ăn khoảng 500g/ngày các loại rau xanh và hoa quả giúp bổ sung vitamin và khoáng chất có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh vành.

Tăng cường luyện tập thể dục

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lí cần kết hợp thêm các bài tập thể dục để quá tình điều trị rối loạn lipid máu đạt hiệu quả tốt hơn. Tập thể dục giúp làm giảm LDL-Cholesterol, Triglycerid, nó cũng có thể làm tăng mức cholesterol tốt đồng thời tốt cho hệ tim mạch.

Cơ chế của luyện tập thể dục là kích thích cơ bắp của bạn đốt cháy chất béo trung tính, phân hủy chúng làm năng lượng thay vì lưu trữ chúng dưới dạng chất béo. Một số nghiên cứu chỉ ra, nồng độ Triglycerid có thể giảm tới 30% nếu bạn thường xuyên tập thể dục.

Bạn nên luyện tập từ 30-60 phút/ngày, ưu tiên những bài thể dục làm tăng sức bền bao gồm chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Các bài tập này đều có lợi cho tim mạch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và quá trình trao đổi chất cơ thể.

Đối với những người gặp vấn đề về xương khớp gây khó khăn trong việc vận động, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên thể hình hoặc dần dần thay đổi thói quen hàng ngày bằng cách di dạo công viên, sử dụng thang bộ thay vì thang máy hay dọn dẹp nhà cửa,…

Tóm lại, việc tăng cường vận luyện tập thể dục và duy trì nó không chỉ điều trị rối loạn lipid máu mà còn hình thành cho bạn thói quen tốt, giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Béo phì cũng là một trong các nguyên nhân gây nên rối loạn lipid máu. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên khiến sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ bị rối loạn lipid máu cao hơn người bình thường. Đặc biệt khi chất béo dự trữ nhiều ở vùng bụng làm giảm HDL-cholesterol, tăng cholesterol xấu trong cơ thể, ngoài ra chúng còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao huyết, tiểu đường.

Hãy giảm cân nến bạn đang thừa cân hoặc có nguy cơ béo phì, điều này giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả. Phương pháp giúp giảm cân thành công là cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống hợp lí và lịch luyện tập thể dục đều dặn, trong đó chế độ ăn chiếm tới 80% hiệu quả.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Bỏ thuôc lá, hạn chế rượu, bia, cà phê và các chất kích thích là điều quan trọng để phòng ngừa và điều trị rối loạn lipid máu.

Bài viết liên quan