Rối loạn lipid mát là tình trạng rất khó phát hiện bới các triệu chứng không rõ ràng. Muốn biết chính xác bạn có bị rối loạn lipid máu hay không cần làm các xét nghiệm máu để biết các chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-Cholesterol có cao hay HDL-Cholesterol có thấp hơn mức an toàn hay không? Tìm hiểu về các chỉ số này qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm lipid máu là gì?
Xét nghiệm lipid máu hay còn gọi là xét nghiệm mỡ máu – là các xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Cholesterol và Triglyceride HDL-C, LDL-C trong máu qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Xét nghiệm mỡ máu có vai trò quan rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch hay tiềm ẩn những nguy cơ rối loạn lipid máu nhưng không có biểu hiện rõ ràng.
Mỡ máu gồm nhiều thành phần quan trọng, trong đó phải kể đến cholesterol. Đây là một chất béo màu vàng nhạt, có nhiều trong màng tế bào. Cholesterol rất quan trọng với cơ thể con người, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên khi cholesterol tăng cao quá mức sẽ gây hệ lụy dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,….
Do cholesterol là mỡ, không tan được trong nước nên phải kết hợp với chất dễ tan trong nước như lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. Do đó, xét nghiệm mỡ máu ngoài kiểm tra chỉ số cholesterol, còn phân tích LDL-C (cholesterol xấu) và HDL-C (cholesterol tốt). Mỡ máu tăng cao khi cholesterol xấu tăng và cholesterol tốt giảm, gây ra nhiều các vấn đề về tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Tại sao cần xét nghiệm lipid máu?
Xét nghiệm lipid máu là cách nhanh và chính xác nhất để xác định bạn có bị bệnh mỡ máu cao hay không? Ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng, triệu chứng mơ hồ khiến người bệnh khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Điều này khiến việc phát hiện và điều trị chậm trễ, có thể khiến bệnh phát triển nặng hơn, hệ lụy là các biến chứng nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Bởi vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần để có thể phát hiện ra sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời các rối loạn mỡ máu nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.
Các xét nghiệm lipid máu
Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ lớn liên quan đến sự phát triển bệnh tim mạch. Để phát hiện bạn có rối loạn lipid máu hay không cần làm các xét nghiệm sau;
- Cholesterol toàn phần (CT),
- Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng cao (HDL-Cholesterol),
- Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-CholesterolC),
- Triglycerid (TG)
Xét nghiệm Cholesterol toàn phần
Cholesterol là một loại chất béo, có trong máu và trong tất cả các tế bào trong cơ thể. Có 2 nguồn cung cấp cholesterol trong cơ thể bao gồm cholesterol tự sản xuất ở gan (80%) và cholesterol được cung cấp qua thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn từ động vật như thịt, sữa, nội tạng động vật.
Cholesterol có vai trò quan trọng, giúp cấu tạo nên mảng tế bào, đóng vai trò trung tâm trong nhiều phản ứng sinh hóa, cần thiết cho sự sản xuất hormon tuyến sinh dục, tuyến thượng thận,… Tuy nhiên quá nhiều cholesterol có thể gây tích tụ trong máu, thời gian dài sẽ hình thành các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe như tim mạc, đột quỵ,…
Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, đánh giá chức năng gan, người bệnh tăng huyết áp, người béo phì, hoặc khám sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi…
Xét nghiệm cholesterol toàn phần bằng cách nhân viên y tế sẽ lấy máy từ bạn và phân tích thành phần máu trong phòng xét nghiệm để cho ra kết quả. Nó thường đi cùng với các xét nghiệm Triglyceride, HDL – Cholesterol và LDL – Cholesterol.
Các thực phẩm ăn trước khi xét nghiệm có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong cơ thể. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn 9-12 tiếng trước khi lấy máu, và tuyệt đối không uống các lọai đồ chứa cồn như rượu bia. Hầu hết các xét nghiệm máu đều được thực hiện vào buổi sáng, sau 1 đêm nhịn ăn.
Xét nghiệm HDL-Cholesterol
HDL-C là Cholesterol lipoprotein mật độ cao. Đây được gọi là cholesterol tốt vì nó giúp loại bỏ cholesterol dư thừa trong máu bằng cách vận chuyển chúng về gan để xử lý. Do đó, HDL-C có vai trò bảo vệ thành mạch, giữ cho mạch máu sạch sẽ và khỏe mạch, giúp ngăn ngừa quá trình tạo xơ vữa động mạch.
Xét nghiệm HDL-C nhằm đánh giá các rối loạn lipid máu. Xét nghiệm này được chỉ định khi kết quả cholesterol toàn phần cao. HDL-C thường không được chỉ định thử nghiệm một mình như các xét nghiệm khác. Thường được thử nghiệm cùng với LDL-C và Triglycerid
HDL-C co thể được chỉ định thường xuyên hơn cho những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch như:
- Hút thuốc lá
- Huyết áp cao
- Tiểu đường
- Bệnh nhân có người trong đình có tiền sử về bệnh tim
Tương tự như xét nghiệm cholesterol toàn phần, để cho kết quả đúng nhất, trước khi tiến hành xét nghiệm HDL-C, bạn cần nhịn ăn ít nhất 9-12 tiếng. Có thế uống nước lọc nhưng tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn.
Xét nghiệm LDL-Cholesterol
LDL-C là Cholesterol lipoprotein mật độ thấp. Loại này đóng vai trò vận chuyển hầu hết các Cholesterol trong cơ thể. Khi hàm lượng LDL tăng nhiều trong máu thì cơ thể sẽ có nguy cơ bị lắng đọng mỡ trong thành mạch máu và là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Đây chính là lý do mà LDL được gọi là Cholesterol loại xấu.
Nguy hiểm hơn, các mảng xơ vữa này có thể gây tắc hoặc hẹp mạch máu, vỡ mạch máu đột ngột, và gây nên những biến chứng là tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim
Trong tất cả các dạng cholesterol, LDL-C được coi là dạng quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoaid ra, xét nghiệm LDL-C nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,….
Xét nghiệm Triglycerid
Triglycerides là một loại mỡ trong máu. Khi hàm lượng triglycerides tăng cao kết hợp với hàm lượng cholesterol LDL cao sẽ càng tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch.
Triglyceride là một loại chất béo được tìm thấy trong máu. Nồng độ của loại chất béo này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các loại thực phẩm bạn ăn (như đường, chất béo hoặc rượu) nhưng cũng có thể cao do thừa cân, mắc bệnh tuyến giáp hoặc gan và các điều kiện di truyền. Nồng độ triglyceride cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu cao hơn.
Xét nghiệm Triglycerid được chỉ định tronng các trượng hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, lười vận động, nghiện thuốc lá, nghiện rượu hoặc đá tháo đường. Tăng triglycerides trong máu sẽ thường kèm theo tăng cholesterol toàn phần.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, nhân viên y tế có thể yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 9-12 tiếng để cho kết quả chính xác nhất về tình trạng rối loạn lipid máu.
Ý nghĩa và cách đọc từng chỉ số xét nghiệm máu
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu
Nồng độ cholesterol được đo bằng miligam (mg) cholesterol trên mỗi deciliter (dL) của máu. Kết quả lý tưởng cho hầu hết người lớn là:
- LDL: 70 đến 130 mg / dL (số càng thấp thì càng tốt)
- HDL: hơn 40 đến 60 mg / dL (số càng cao thì càng tốt)
- Tổng cholesterol: dưới 200 mg / dL (số càng thấp thì càng tốt)
- Triglyceride: 10 đến 150 mg / dL (số càng thấp thì càng tốt)
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm đều là để xác định tình trạng rối loạn lipid máu từ đó tìm ra các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe của bạn. Nếu nồng độ cholesterol của bạn nằm ngoài phạm vi bình thường, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ vữa động mạch cao hơn. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn là bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một vài xét nghiệm khác để đưa ra chuẩn đoán tốt hơn về tình trạng sức khỏe mà bạn đăng gặp phải.
Đọc chỉ các số xét nghiệm máu
Để đọc được kết quả xét nghiệm Cholesterol trong máu, bạn cần phải biết được mức chỉ số bao nhiêu được coi là bình thường, bao nhiêu được coi là mức nguy hiểm gây hại cho sức khỏe. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các chỉ số này.
Những lưu ý cần thiết trước khi xét nghiệm mỡ máu
Nhịn ăn
Kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác khi người bệnh không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 8 – 12 giờ. Bởi thực phẩm có chứa nhiều lipid và các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành đường glucose trong máu tăng, gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh.
Bệnh nhân không uống gì khác ngoài nước lọc
Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thức uống có ga, có cồn hoặc chất kích thích, … trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác.
Do phải để bụng rỗng nên việc bổ sung đủ nước là điều cần thiết, tránh nguy cơ bị mệt trong lúc chờ đợi. Hơn nữa, dung nạp đủ nước cho cơ thể cũng có thể giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lo âu trong quá trình chờ đợi kết quả xét nghiệm mỡ máu.
Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng
Nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu. Ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Do đó, thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích trong quá trình tiến hành xét nghiệm mỡ máu, giúp bạn bớt lo ngại trong quá trình xét nghiệp lipid máu để chuẩn bị tốt hơn. Việc tuân thủ đúng những chỉ dẫn giúp bạn thoải mái hơn và cho kết quả xét nghiệm chính xác.