Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên là sự lựa chọn đầu tiền trong việc điều trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên không phải ai áp dụng phương pháp này cũng hiệu quả. Do đó, để kiểm soát nồng độ cholesterol máu tốt hơn , bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị rối loạn mỡ máu. Cùng tìm hiểu các nhóm điều trị rối loạn lipid máu phổ biến dưới đây.
Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu – là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp được biểu hợn bởi tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-C(cholesterol xấu); giảm HDL-C(cholesterol tốt) và tăng Triglycerid.
Mục tiêu để điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid máu về giá trị bình thường trong huyết tương. Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử có bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tình trạng béo phì,…
- Nhóm các bệnh nhân có nguy cơ thấp: Lựa chọn phương pháp thay đổi lối sống để từ từ cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Nhóm các bệnh nhân có nguy cơ cao như suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường: nên chọn phương pháp sử dụng nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu để kiểm soát các chỉ số mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.
Để kê đơn thuốc, bác dĩ cần dựa vào các yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh án, sức khỏe hiện tại và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu phổ biến hiện nay
Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu đầu tiên là thay đổi lối sống. Nếu thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần phải chỉ sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Dưới đây là 4 nhóm thuốc phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định điều trị cho người bị rối loạn mỡ máu:
Nhóm Statin
Đây là nhóm thuốc chữa bệnh rối loạn lipid máu thông dụng nhất được sử dụng và có hiệu quả tốt trong việc hạ mỡ máu. Nhóm thuốc nay ức chế men HMG-CoA Reductase – một loại enzymetrong gan tạo ra cholesterol, dó đó hạn chế quá trình sinh tổng cholesterol ở tế bào. Statin giúp làm giảm cholesterol toàn phần, hạ thấp cholesterol xấu, giảm nhẹ triglyceride và tăng khiêm tốn HDL.
Ngoài tác dụng làm giảm LDL-C rõ rệt, điều chỉnh rối loạn lipid máu, nhóm thuốc này còn có làm giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giảm kết dính tiểu cầu. Điều này giúp ổn định sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch hoặc giảm kích thước của mảng bám.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các statin trong việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành và giảm thiểu các ca phẫu thuật tim do các bệnh về tim mạch.
Thuốc được chỉ định cho những người có triệu chứng: tăng LDL-c, tăng cholesterol toàn phần.
Một số loại thuốc có sẵn
- Lovastatin
- Pravastatin
- Simvastatin
- Fluvastatin
- Atorvastatin
- Rosuvastatin
- Pitavastatin
Tuy nhiên khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn và cần cẩn trọng: Rối loạn liêu hóa (khó tiêu, táo bón, buồn nôn, đau bụng); tăng men gan; đau cơ khi dùng liều cao hoặc cơ địa người già.
Nhóm Fibrate
Thuốc này kích thích oxy hóa axit béo chủ yếu ở peroxisome và một phần ở ty thể, từ đó giúp giảm sản xuất chất béo trung tính trong cơ thể. Dó là lí do fibrate được biết đến với tác dụng làm giảm Triglycerid hiệu quả, đặc biệt là những người có chỉ số Triglycerid cao. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng làm tăng HDL-cholesterol.
Thuốc được chỉ định chi những người Tăng Triglycerid hoặc người bị rối loạn lipid máu từ lấu, có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc hạ mỡ máu khác.
Thuốc nhóm này thường có tên kết thúc bằng “fibrat” như:
- Fenofibrat
- Ciprofibrat
- Bezafibrat
- Gemfibrozil
Tác dụng phụ không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật. Làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, nhất là thuốc nhóm kháng vitamin K. Đặc biệt, khi phối hợp cùng với nhón statin có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ gây đau cơ. Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao hoặc do cơ địa người già hoặc có bệnh lý thận, gan từ trước.
Nhóm Niacin ( acid Nicotinic )
Đây là một loại vitamin B3 tan trong nước có tác dụng giảm mỡ máu. Bạn có thể tìm thấy vitamin này trong một số thực phẩm như súp lơ, cà chua, cà rốt, rau chân vịt, hạt hạnh nhân…
Nhóm thuốc này có thể cái thiện tình trạng rối loạn lipid má nhờ cơ chế ức chế gan sản xuất lipoprotein, từ đó làm giảm nồng độ triglycerid, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) lên tới 25% và tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) từ 15-35%.
Thuốc chỉ định cho những người tăng LDL-C, giảm HDL-C và bệnh nhân tăng Triglycerid.
Biệt dược sẵn có Niacin trên thị trường bao gồm:
- Niacor
- Niaspan
- Slo- niacin
Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc: đỏ bừng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, tăng men gan, ngứa da, tăng đường huyết
Nhóm Resin
Nhóm thuốc này có thể được gọi tên là “thuốc gắn axit mật”. Cơ thể của chúng ta sử dụng cholesterol để tạo ra mật tại gan. Các thuốc này liên kết với các acid mật, ngăn cản hấp thụ dịch mật vào máu trong quá trình tiêu hóa. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất ra nhiều dịch mật hơn từ cholesterol, nhờ vậy mà lượng cholesterol trong máu giảm đáng kể.
Thuốc làm giảm LDL-C tới 30%, làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% nhưng làm tăng nhẹ triglycerid. Do vậy, thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglycerid tăng cao. Ngoài ra các nghiên cứu khác đã phát hiện ra răng, ở những người có tiền sử đau tim, nhóm thuốc này ó thể làm giảm một số nguy cơ gây bệnh tim.
Thuốc được khuyên dùng cho trường hợp tăng LDL-C
Những loại thuốc này bao gồm:
- Cholestyramine
- Colesevelam
- Colestipol
Tác dụng phụ không mong muốn của nhóm Resin: Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, táo bón.
Nhóm Ezetimibe
Ezetimibe tác động vào ruột non, giảm lượng LDL-cholesterol mà cơ thể hấp thụ từ thức ăn. Từ đó, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và tăng HDL-c.
Nhóm thuốc này mới xuất hiện tại Việt Nam, còn có tên gọi khác là “chất ức chế hấp thụ cholesterol”. Nhóm thuốc nay hoạt động bằng cách tác động vào ruột non, giảm lượng LDL-cholesterol mà cơ thể hấp thụ từ các loại thức ăn người bệnh tiêu thụ ngay từ ruột. Từ đó, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và tăng HDL-c.
Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân tăng LDL-cholesterol, có thể dùng mỗi ngày 1 lần. Nhóm thuốc này có ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc khác, một số người có thể bị tiêu chảy hoặc đau bụng. Tuy nhiên khi sử dụng một mình, các chất ức chế hấp thu cholesterol không hiệu quả như statin trong việc giảm LDL, vì vậy chúng có thể được kê đơn với các loại thuốc bổ sung.
Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Như đã phân tích ở trên, người rối loạn lipid máu có thể dùng các nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ nhưng cần cẩn trọng vì thuốc có không ít tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Hầu hết các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan, do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần sử dụng thêm các thuốc giúp hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.
Vấn đề kết hợp thuốc: Có thể dùng hai loại thuốc ở hai nhóm khác nhau nếu thấy cần thiết. Việc kết hợp hai loại thuốc với nhau liều thấp sẽ thay thế cho việc dùng một loại với liều cao vì khó dung nạp. Trong một số trường hợp, khi tăng quá cao cholesterol máu nên kết hợp hai loại thuốc. Sự kết hợp tốt nhất là giữa statin và niacin.
Theo dõi khi dùng thuốc: Người bệnh cần kiểm tra chỉ số cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng sau hai tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu thì nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ hai.
Ngoài ra, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mỡ máu hiệu quả người bệnh cần lưu ý một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên.
Ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mỡ máu hiệu quả.
- Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Tăng cường rau xanh, hoa quả thay vì các thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật, … Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật hay dầu từ các loại hạt tốt cho sức khỏe như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương,….
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 lần /tuần. Các bài tập nhẹ nhàng mà người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,…
- Hạn chế rượu bia và bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.