Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu) là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Người bệnh cần được chẩn đoán và nhận điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết đối với các trường hợp máu nhiễm mỡ nhẹ sẽ được chỉ định thay đổi lối sống lành mạnh hơn, còn những trường hợp máu nhiễm mỡ ở mức cao bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sử dụng thuốc hạ mỡ máu. Việc dùng thuốc hạ mỡ máu bên cạnh việc cải thiện chỉ số mỡ máu cũng đi kèm những tác dụng phụ ngoài ý muốn, người dùng cần hết sức lưu ý.
Cơ chế của thuốc hạ mỡ máu
Để đảm bảo an toàn nhất có thể, bệnh nhân trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bao gồm thuốc hạ mỡ máu cần tham khảo ý kiến và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thuốc hạ mỡ máu, đúng như tên gọi có tác dụng làm giảm các chỉ số mỡ máu, từ đó giảm nguy cơ mắc biến chứng, bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Hiện nay, có rất nhiều nhóm thuốc hạ mỡ máu được cấp phép sử dụng trong điều trị mỡ máu cao như nhóm statin, nhóm fibrate, nhóm resin gắn axit mật (cholestyramin), niacin, ezetimibe,… Trong đó, statin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất (có khoảng 28% số người trên độ tuổi 40 đang sử dụng statin để điều trị mỡ máu).
Phần lớn các loại thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng làm giảm lượng chất béo có trong máu (cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride). Chi tiết từng loại thuốc sẽ được nêu trong nội dung dưới đây.
Các loại thuốc mỡ máu phổ biến hiện nay
Thuốc Statin
Statin là một trong số những loại thuốc đầu tiên mà các bác sĩ ưu tiên thêm vào đơn thuốc điều trị mỡ máu của bạn. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế HMG CoA reductase, hoạt động trong gan nhằm ngăn chặn sự hình thành cholesterol. Những năm gần đây, thuốc hạ mỡ máu statin được mọi người biết đến là một loại thuốc mang lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Statin bao gồm:
- Atorvastatin ( Lipitor )
- Fluvastatin ( Lescol )
- Lovastatin
- Pitavastatin ( Livalo )
- Pravastatin ( Pravachol )
- Rosuvastatin canxi ( Crestor )
- Simvastatin (Zocor)
Statin được nghiên cứu là có khả năng làm giảm sự tổng hợp lượng LDL-c (cholesterol xấu), giảm triglyceride (chất béo trung tính) và tăng HDL-c (chất béo tốt). Bên cạnh đó, statin còn có khả năng cải thiện chức năng của lớp nội mạc mạch máu, giúp ổn định các mảng xơ vữa, tăng cường khả năng kháng viêm và tác động có lợi cho chuyển hóa xương ;ngăn ngừa hình thành cục máu đông và nguy cơ suy giảm trí nhớ. Từ những lợi ích đáng ghi nhận mà statin mang lại mà chúng được ưu tiên sử dụng trong điều trị hạ mỡ máu, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Fibrate (acid fibric)
Fibrate là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến gần tương tự statin. Fibrate có tác dụng làm giảm các chỉ số mỡ máu gây nguy hiểm cho sức khỏe bao gồm LDL-c, triglyceride và tăng cholesterol tốt HDL-c. Đặc biệt, nhóm thuốc Fibrate được ưu tiên lựa chọn đối với bệnh nhân có chỉ số triglceride cao. Một số nghiên cứu cho kết quả rằng nhóm thuốc này có thể làm giảm 40-60% lượng chất béo trung tính.
Các loại thuốc trong nhóm Fibrate: Bezafibrate (benzalip), Clofibrate (lipavlon), Gemfibrozil (lopid), Fenofbrate (lipanthyl, tricor). Chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng các loại thuốc điều trị mỡ máu cao khác.
Thuốc Resin (Bile acid sequestrants)
Resin cũng là một loại thuốc được phổ biến được sử dụng trong điều trị mỡ máu cao. Resin được chỉ định trong trường hợp tăng LDL-c.
Cơ chế của Resin là trao đổi ion Cl- với axit mật, nhờ đó tăng tổng hợp axit mật từ cholesterol, tăng bài tiết mật và giảm mỡ trong gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL-c và tăng thải LDL-c.
Thuốc Ezetimib
Liều sử dụng: 10mg/ngày.
Ezetimib mới được thêm vào danh sách các loại thuốc hạ mỡ máu. Ezetimib hoạt động trên cơ chế hấp thu cholesterol toàn phần tại ruột, giảm cholesterol xấu LDL-c và tăng hàm lượng cholesterol tốt HDL-c.
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp tăng LDL-c.
Liều sử dụng: 10mg/ngày.
Thuốc Nicotinic acid (niacin)
Niacin (nicotinic acid) là một loại vitamin tan trong nước, có khả năng ức chế gan sản xuất các lipoprotein. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm LDL-c tới 25% và tăng HDl-c từ 15 đến 35%.
Thuốc nên sử dụng từ liều thấp trước, sau đó nếu cảm thấy ổn thì có thể tăng liều.
Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen)
Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh có nguy cao mắc rối loạn lipid máu. Chính bởi vậy, liệu pháp thay thế hormone được lựa chọn ưu tiên đối với những phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị rối loạn mỡ máu. Estrogen uống có tác dụng làm giảm LDL-c khoảng 15% và tăng HDL-c khoảng 15%.
Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu
Thuốc hạ mỡ máu bên cạnh những hiệu quả đáng ghi nhận trong việc hỗ trợ giảm chỉ số mỡ máu xấu, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cũng đi kèm tác dụng phụ không mong muốn. Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể gây ảnh hưởng cho các cơ quan và làm xuất hiện những vấn đề sức khỏe:
Đối với gan mật
Gan là cơ quan giữ nhiều vai trò quan trọng của cơ thể giúp giải độc và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Viêm gan do tác dụng phụ của thuốc chiếm 10% trong tổng số nguyên nhân làm tổn thương gan. Các loại thuốc hạ mỡ máu có thể làm rối loạn chức năng gan, tăng men gan SGOT/SGPT, dẫn đến hoại tử tế bào gan. Khi các men gan SGOT/SGPT tăng gấp 3 lần mức bình thường, bệnh nhân bắt buộc phải ngừng sử dụng thuốc. Chính bởi vậy, bác sĩ thường thêm thuốc bảo vệ gan vào trong đơn thuốc điều trị mỡ máu của bạn.
Đối với trường hợp bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc gặp phải các tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, sức khỏe suy yếu, đi tiểu màu sẫm,… cần sớm thông báo cho bác sĩ điều trị của mình.
Đối với hệ tiêu hóa
Thuốc hạ mỡ máu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các tình trạng như khó tiêu, táo bón, đau bụng, chán ăn, đầy hơi,…
Đối với hệ thần kinh
Khi dùng thuốc hạ mỡ máu, một số người cho rằng họ cảm thấy không còn minh mẫn, trí nhớ suy giảm, thường hay nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên,…
Đối với da, cơ, xương, khớp
Thuốc hạ mỡ máu có tác động lên da, cơ, xương khớp gây dị ứng, phát ban, nổi mề đay, đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi khớp,…
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không phải bất kỳ ai khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu cũng gặp phải các tác dụng phụ kể trên. Những người có nguy cơ cao phải đối mặt với tác dụng phụ của thuốc là trường hợp uống quá liều, uống quá nhiều loại thuốc hạ mỡ máu cùng một lúc; người có tiền sử bệnh gan, thận; người cao tuổi; người nghiện rượu,…
Một số tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc hạ mỡ máu hiện nay:
Tên thuốc | Tác dụng phụ |
Statin |
|
Resin (Bile acid sequestrants) |
|
Ezetimibe |
|
Nicotinic acid (niacin) |
|
Các dẫn xuất fibrate (acid fibric) |
|
Xử lý các tác dụng phụ như thế nào?
Khi nhận thấy cơ thể gặp phải những tình trạng kể trên, bạn không nên tự ý bỏ thuốc nhưng cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. Khi đó, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn:
- Ngừng dùng thuốc một thời gian: trường hợp gặp tình trạng đau cơ, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn tạm dừng uống thuốc một thời gian ngắn (khoảng 5-10 ngày), sau đó tiếp tục dùng lại trong vòng 1 tháng. Nếu khi đã ngừng thuốc nhưng bạn vẫn thấy đau cơ thì có thể đau do nguyên nhân khác.
- Kiểm tra các loại thuốc khác: nếu bạn uống thuốc hạ mỡ máu cùng với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng khác có thể gây ra sự tương tác thuốc dẫn tới tác dụng phụ. Khi đó, bạn cần kể tên các loại thuốc đang dùng với bác sĩ và xin ý kiến về cách dùng.
- Giảm liều thuốc: bác sĩ sẽ có thể giảm liều để bạn có thể tiếp tục dùng thuốc hàng ngày.
- Đổi thuốc: với những trường hợp ảnh hưởng bởi tác dụng phụ quá nặng, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn đổi sang dùng loại thuốc khác, ít nguy cơ hơn.
- Cân nhắc điều trị thuốc không kê đơn (OTC): một vài trường hợp cảm thấy giảm bớt tình trạng đau cơ khi kết hợp statin cùng CoQ10. Bên cạnh đó, L-Carnitine có thể giúp bạn tránh mỏi cơ, đau cơ. Tuy nhiên, trước khi kết hợp sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng thuốc hạ mỡ máu
Với những trường hợp bệnh nhân bị mỡ máu nhẹ, không xuất hiện các bệnh lý tim mạch vành, bệnh tiểu đường, không hút thuốc, bác sĩ sẽ chỉ chỉ định sử dụng thuốc statin khi bạn nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống à sinh hoạt lành mạnh mà hàm lượng mỡ máu không có cải thiện tích cực.
Những lưu ý cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu:
- Các thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Dùng thuốc nhóm fibrate trong hoặc sau bữa ăn chính
- Có thể dùng thuốc nhóm statin trước hoặc sau ăn
- Không dùng bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin (bởi trong nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa).
- Người bệnh cần trung thực chia sẻ với bác sĩ về bệnh nền mình đang mắc và kể tên các loại thuốc đã, đang dùng để bác sĩ có thể tư vấn sử dụng loại thuốc hạ mỡ máu phù hợp.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, có thể nâng dần cường độ tập luyện để tránh đau cơ bắp, tăng sức chịu đựng.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bằng thuốc.
- Không tự ý mua thuốc hạ mỡ máu về sử dụng khi chưa có sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ điều trị.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh theo lời khuyên từ bác sĩ: Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu cholesterol; nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, dầu oliu, các loại quả hạch, đậu đỗ, cá béo,…
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thể thao kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát mỡ máu ổn định lâu dài. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ.
Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.