Rối loạn lipid máu nhẹ là tình trạng nhiều người mắc phải. Đây là biểu hiện của bệnh rối loạn mỡ máu ở giai đoạn đầu. Thời điểm này khi bệnh chưa chuyển biến nặng, bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Vậy cần làm gì khi bị rối loạn lipid máu nhẹ, hãy tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Rối loạn lipid máu nhẹ là gì?
Rối loạn lipid máu nhẹ là là tình trạng nồng độ chất béo trong máu tăng lên, các chỉ số này vượt ngưỡng an toàn tuy nhiên lại chưa tác động đến sức khỏe (thường được gọi là đường ranh giới cao). Lúc này nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi.
Rối loạn lipid máu nhẹ là là tình trạng nồng độ chất béo trong máu tăng lên, các chỉ số này vượt ngưỡng an toàn tuy nhiên lại chưa tác động đến sức khỏe.
Dưới đây là ngưỡng ranh giới của 4 chỉ số mỡ máu. Nhìn vào ngưỡng này giúp bạn biết nồng độ mỡ máu của mình đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị và chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa nguy cơ biến chứng hợp lí.
- Cholesterol toàn phần: 5,2 – 6,2 mmol/L
- LDL-Cholesterol: 3,3 – 4,1 mmo;/L
- Triglyceride: 2,2 – 2,3 mmol/L
- HDL-Cholesterol: 1 – 1,3 mmol/L
Triệu chứng của rối loạn lipid máu nhẹ
Các biểu hiện của rối loạn lipid máu nhẹ thường khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh lí thông thường khác như bệnh của người già, các vấn đề về thần kinh,… Chúng rất khó để phân biệt, vì vậy người bệnh cần phải đặc biệt chú ý hơn bao gồm:
Huyết áp không ổn định
Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ sau sinh và người cao tuổi. Đối với người khỏe mạnh, huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương < 80mmHg được coi là mức ổn định. Khi chỉ số huyết áp liên tục thay đổi, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra cụ thể.
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết khi huyết áp không ổn định bao gồm: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, dốc..
Các cơn đau, tê bì chân
Rối loạn lipid máu có thể làm hẹp động mạch, ngăn chặn máu cung cấp đến chân, gây nên ác triệu chứng sớm bao gồm: dễ bị chuột rút, cảm giác tê bì, đau nhức khi hoạt động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Các cơn đau tim
Tương tự như các cơn đau chân, động mạch vành bị hẹp do rối loạn lipid máu. Tim không được cung cấp đủ máu sẽ gây nên các cơn đau thắt ngực, cảm giác các cơn đau thắt chặt ở ngực như bị kim châm kèm theo hiện tượng vã mồ hồi, chóng mặt. Vị trí đau có thể lan ra cổ, cánh tay, lưng và vai trái
Vấn đề về đường tiêu hóa: Ăn không ngon miệng, cảm giác đầy bụng, buồn nôn, ậm ạch khó tiêu, ợ nóng,…
Làm thế nào để biết được mình có bị rối loạn lipid máu nhẹ hay không?
Thông thường rối loạn lipid máu diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu gì báo trước. Do đó, tình trạng rối loạn lipid máu nhẹ càng khó phát hiện cho đến khi bệnh nặng hơn. Vì vậy cách duy nhất để phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất đó làm các biện pháp chuẩn đoán bằng cách xét nghiệm y khoa bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Thử nghiệm lipid nâng cao
- Điểm canxi mạch vành
- Kiểm tra độ dày của động mạch cảnh
Bạn có thể xem chi tiết qua bài viết sau: Chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
Cần làm gì khi bị rối loạn lipid máu nhẹ?
Khi bị rối loạn lipid máu nhẹ, trước hết người bệnh cần xác định nguyên nhân khiến mình mắc mỡ máu cao thuộc nhóm có thể thay đổi được hay nhóm không thể thay đổi được.
Thông thường, đối với người mắc rối loạn lipid máu do di truyền (nhóm nguyên nhân không thay đổi được), việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Bệnh khó thuyên giảm hoặc có thể tiến triển nặng hơn khi chỉ sử dụng các phương pháp tự nhiên như thay đổi lối sống mà không phẫu thuật hay can thiệp bằng các loại thuốc đặc trị. Các trường hợp do di truyền gây ra nhiều bệnh lí tim mạch từ sớm, tuổi thọ ngắn. Tuy nhiên chúng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng.
Mặt khác, đối với người mắc rối loạn lipid máu do các tác nhân bên ngoài (nhóm nguyên nhân có thể thay đổi được) khiến việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Trường hợp này gặp nhiều trong đời sống chủ yếu do lối sống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo, lười vận động, hút thuốc lá… Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và đưa nồng độ lipid máu trở lại mức an toàn nhờ phương pháp thay đổi lối sống bằng cách cải thiện thói quen xấu, thay thế bằng thói quen tốt.
Khi đã xác định được nguyên nhân gây rối loạn lipid máu, người bệnh hoàn toàn có thể đưa ra các phương pháp điều trị bệnh phù hợp với với tình trạng bệnh của bản thân. Bạn có thể kiểm soát các chỉ số lipid máu bằng cách thay đổi thói quen sống hàng ngày: như ăn uống khoa học, tăng cường vận động, giảm stress,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tìm đến bác sĩ đề được kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn.
Điều trị rối loạn lipid máu nhẹ không cần dùng thuốc
Mục đích của điều trị rối loạn lipid máu là giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các mảng mảng xơ vữa đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Đối với trường hợp rối loạn mỡ máu nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát và làm thuyên giảm tình trạng bệnh nhờ vào việc thay đổi lối sống lành mạnh. Đây được xem là chỉ định đầu tiên được nhắc đến khi điều trị rối loạn mỡ máu, bao gồm kết hợp ăn uống lành mạnh với tăng cường tập luyện thể dục.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Cách tốt nhất để kiểm soát cholesterol là là thông qua chế độ ăn uống. Do đó, viêc xây dựng một chế độ ăn tốt kho sức khỏe khi bị rối loạn lipid máu là rất cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm:
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,… Thay thế bằng các chất béo lành mạnh từ dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành,… hay các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi.
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa chuyển hóa nhanh có nhiều trong đồ chiên, xào, bơ thực vật, hay các loại thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn như bim bim, bánh quy, kẹo dẻo,…
- Ăn nhiều các nguồn đạm tốt có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần. Do đó, bạn có thể lấy đạm từ động vật hoặc thực vật có nhiều trong thịt nạc trắng (thịt gà, thịt cá) và các sản phẩm chế biến từ đậu nành.
- Bổ sung chất xơ và vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, chúng cần thiết để cơ thể chống lại sự hấp thụ cholesterol xấu.
- Thay thế tinh bột no nhanh (gạo trắng, bánh mì trắng) bằng gạo lứt, yến mạnh, bánh mì đên hay các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Để biết chi tiết các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh trong quá trình điều trị rối loạn lipid máu, người bệnh có thể xem kỹ hơn tại bài viết: Rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì, kiêng gì?
Luyện tập thể dục
Người rối loạn lipid máu nhẹ có thể lựa chọn các bài tập đơn giản, làm tăng sức bền như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,..
Bên cạnh chế độ ăn uống bạn cần kết hợp thêm luyện tập thể dục để mang lại hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt là những người làm công việc tĩnh tại cần điều chỉnh chế độ vận động hợp lý với thể trạng và tính chất công việc của mình giúp làm giảm LDL-Cholesterol, ổn định huyết áo và tốt cho tim mạch.
Ở người rối loạn lipid máu nhẹ, có thể lựa chọn các bài tập đơn giản, làm tăng sức bền như chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,… Ưu tiên các bài tập cardio, cường độ nhẹ nhưng tập trong thời gian dài vì chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và có lợi cho tim mạch.
Thời gian luyện tập nên kéo dài 30 phút mỗi ngày và cố gắng duy trì tập đều đặn 5 buổi/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
Ngoài ra, những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động cần tích cực rèn luyện thể chất bằng một số các thói quen tốt như đi dạo công viên, sử dụng thang bộ hay đơn giản là vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp làm giảm các chỉ số Cholesterol, LDL-Cholesterol, điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu ở mức độ nhẹ mà còn khiến cơ thể dẻo dai, săn chắc, tăng tuổi thọ và tốt cho tim mạch.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lí
Người bị rối loạn lipid máu kết hợp hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế đồ uống chứa cồn như bia rượu, cà phê,…
- Ngủ đủ giấc
- Uống nhiều ước
- Không làm việc quá sức
- Kiểm soát căng thẳng
Rối loạn lipid máu nhẹ không có biểu hiện rõ ràng nhưng lại là nguyên nhân gây chết người một cách âm thầm thông qua các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, suy thận. Chính vì vậy, cách tốt nhất để điều trị bệnh sớm là thay đổi lối sống lành mạnh ngay cả khi sức khỏe của bạn tốt. Kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm (6 tháng hoặc 1 năm 1 lần) để phát hiện sớm đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm.