Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là một bệnh khá phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng tăng. Rối loạn mỡ máu không đơn giản là một bệnh mà nó là một hội chứng về rối loạn chuyển hóa. Hội chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Để biết hơn rõ hơn về tình trạng rối loạn lipid, hay tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!
Lipid máu là gì? Thành phần của lipid máu
Lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) là những phân tử kỵ nước, khó tan trong nước. Lipid được tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.
Ngoài ra, lipid là một thành phần quan trọng trong cơ thể bởi nó cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể (25-30%). Lipid dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ. Khối lượng mỡ này có thể thay đổi tùy vào độ tuổi, giới tính hay chùng tộc.
Các thành chình của lipid bao gồm Cholesterol và Triglycerides. Trong đó Cholesterol được phân làm 2 loại đó là LDL-Cholesterol (cholesterol xấu) và LDL-Cholesterol (cholesterol tốt):
Triglyceride là chất béo trung tính có vai trò quan trọng cho sự chuyển hóa và các hoạt động cơ thể. Triglycerid là thành phần chính có nhiều trong dầu thực vật và mỡ động vật. Chúng được tạo ra khi nạp quá nhiều calo cho cơ thể vượt qua mức năng lượng cần thiết. Đây là một loại chất béo có liên hệ mật thiết với bệnh tim.
Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol được sản xuất tự nhiên từ gan bởi vì mọi tế bào trong cơ thể đều cần sử dụng chất béo này. Có hai loại cholesterol chính là LDL và HDL:
- LDL-Cholesterol (cholesterol tốt): có chức năng lấy cholesterol dư thừa quay trở lại gan và đào thải ra ngoài, ngăn chúng không xâm nhập vào thành động mạch bảo vệ thành động mạch tránh khỏi các tác nhân gây sơ vữa thành động mạch.
- HDL-Cholesterol (cholesterol xấu): vận chuyển các hạt cholesterol đi khắp cơ thể. Cholesterol LDL tích tụ ở thành động mạch và khiến thành động mạch cứng, hẹp hơn bình thường gây nguy cơ xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, đột quỵ
Rối loạn mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Đây là nguy cơ chính của nhiều bệnh lí nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, huyết áo cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Rối loạn lipid máu đã trở thành một trong những căn bệnh khá phổ biến và có xu hướng tăng trưởng nhanh.
Rối loạn lipid máu xảy ra khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:
- Tăng Cholesterol toàn phần
- Tăng LDL-C: Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (cholesterol xấu)
- Giảm HDL-C: Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao ( cholesterol tốt)
- Tăng Triglycerid
Mức độ nguy hiểm và khả năng điều trị bệnh được quyết định bởi các chỉ số Cholesterol và Triglycerides. Số liệu cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng chỉ số nồng độ mỡ máu
Qua bảng chỉ số trên đây ta thấy được, tình trạng rối loạn mỡ máu xảy ra khi nồng độ Cholesterol toàn phần >240mg/dL. Trong đó cụ thể chỉ số LDL-C ( cholesterol xấu) >160 mg/dL; HDL-C (cholesterol tốt) < 40mg/dL và chỉ số Triglyceride > 200mg/dL.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid
Rối loạn lipid máu là một hội chứng, tiến triển từ từ và kéo dài, Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, tuy nhiên có thể xác định được 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân nguyên phát và thứ phát
Nguyên nhân nguyên phát
Đột biết gen hoặc yếu tố di truyền có thể gây ra rối loạn lipit máu nguyên phát. Nguyên nhân phổ biến của rối loạn lipid máu nguyên phát bao gồm:
- Tăng lipid máu gia đình kết hợp phát triển ở thanh thiếu niên và thanh niên và có thể dẫn đến cholesterol cao.
- Đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL được gọi là apolipoprotein
- Tăng triglyceride máu gia đình dẫn đến mức chất béo trung tính cao.
- Tăng cholesterol máu gia đình hoặc đa gen đồng hợp tử , một đột biến trong các thụ thể LDL.
Nguyên nhân thứ phát
Rối loạn mỡ máu thứ phát là do các yếu tố lối sống hoặc điều kiện y tế can thiệp vào nồng độ lipid máu theo thời gian. Nguyên nhân phổ biến của rối loạn lipid máu thứ phát bao gồm:
- Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều chất béo kết hợp với thói quen lười vận động. Ngoài ra việc sử dụng nhiều rượu bia hay hút thuốc lá đều làm tăng cholesterol và chất béo trung tính. Từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu.
- Do các bệnh lý chuyển hóa khác: Các bệnh lý có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể như bệnh tiểu đường, suy giáp, các hội chứng buồng trứng đa năng, hội chứng cushing, Ngoài ra còn bệnh về viêm ruột (IBS) hay nhiễm trùng nặng (HIV) … đều có thể ảnh hưởng đến con đường chuyển hóa lipid máu. Đôi khi, xét nghiệm thấy mỡ máu tăng cao lại là dấu hiệu chỉ điểm cho các bệnh lý nêu trên.
- Một số yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, cân nặng ở mức thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ làm rối loạn lipit máu tăng lên.
Rối loạn lipid máu thứ phát là dạng gặp chủ yếu trong đời sống, tỷ lệ ngày càng tăng dần và trở nên trẻ hóa gây nguy hiểm cho người bệnh.
Triệu chứng của rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu không có biểu hiện rõ rệt trừ khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Bệnh chỉ có những triệu chứng âm thầm, do đó hầu hết những người bị rối loạn mỡ máu đều không biết rằng họ bị mắc bệnh này cho đến khi họ được xét nghiệm, chuẩn đoán cụ thể.
Rối loạn lipid nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn dễn các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh mạch vành, đột quỵ,… Do đó, nhận biết sớm để phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Xuất hiện các triệu chứng về tim mạch: đau thắt ngực, tức ngực hoặc khó thở, cơ đau lan dần ra 2 cánh gay và sau lưng.
- Xuất hiện các triệu chứng của tiêu hóa: ăn uống đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, kiệt sức vào ban ngày. Hay vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Bam đêm khó ngủ hoặc mất ngủ.
- Xuất hiện triệu chứng ở tay chân: Đau chân, đặc biệt là đi hoặc đứng. Đầu ngón tay, ngón chân hay tê bì, đau nhức.
- Có các nốt ban vàng dưới da xuất hiện nhưng không có cảm giác đau hay ngứa.
Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn suy nghĩ nhiều, stress hay hoạt động hoặc căng thẳng và cũng thuyên giảm, tình trạng bệnh trở nên tốt hơn khi bạn nghỉ ngơi hợp lí
Các phương pháp điều trị rối loạn lipid máu
Điều trị rối loạn mỡ máu chủ yếu tập trung vào việc giảm mức chất béo trung tính và cholesterol xấu. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các bác sĩ luôn khuyên khích việc điều trị ngoài sử dụng thuốc cần kết hợp lối sống lành mạnh.
Thay đổi lối sống
Phương pháp thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện, vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, và điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Chế độ ăn hợp lí
Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm hấp thu lượng cholestreol xấu.
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,… Thay thế bằng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành,…
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa dạng trans có nhiều trong đồ chiên, xào, bơ thực vật, hay các loại thực phẩm công nghiệp như bim bim, bánh quy, kẹo dẻo,…
- Ăn ít thịt đỏ, thay thế bằng thịt nạc trắng như cá, thịt ức gà (bỏ da)
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin
- Thay thế tinh bột no nhanh (gạo trắng, bánh mì trắng) bằng gạo lứt, yến mạnh, bánh mì đên hay các loại ngũ cốc nguyên hạt
Kết hợp luyện tập thể dục
Bên cạnh chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe cân kết hợp thêm các bài tập thể dục giúp làm tăng HDL, giảm LDL, ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch.
Nên ưu tiên các bài thể dục làm tăng sức bền bao gồm chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Các bài tập này đều có lợi cho tim mạch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và quá trình trao đổi chất cơ thể.
Duy trì việc tập thể dục thường xuyên không chỉ điều trị hiệu quả rối loạn mỡ máu mà còn khiến cơ thể dẻo dai, săn chắc. Bạn nên luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tập đều đặn 5 buổi/ tuần.
Chế độ sinh hoạt hợp lí
Ngủ nghỉ hợp lí, tránh căng thẳng làm quá trình trao đổi chất diên ra suôn sẻ, giảm lượng LDL và Triglyceride.
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày
- Uống nhiều nước ( 2 lít/ngày)
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế sử dụng đồ uống gây nghiện như rượu, bia, cà phê,…
- Tránh ngồi trong thời gian dài
Thuốc giảm lipid máu
Trường hợp sử dụng biện pháp không mang lại hiệu quả nhu mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với thuốc hạ lipid máu
Các bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc điều chỉnh lipid cho những người có tổng lượng cholesterol cao (>240mg/dL). Các nhóm thuốc bao gồm:
- Nhóm statin: Có tác dụng làm giảm LDL, Triglycerid và làm tăng HDL. Ngoài ra nhóm statin còn là giảm quá trình viêm của lớp nội mạc mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa úa trình xơ vữa động mạch.
- Nhóm fibrate: làm giảm Triglycerid do kích thích PPAR làm tăng oxy hóa acid béo. Các fibrate cũng làm tăng HDL, từ đó, đẩy LDL thừa đến gan để tiêu thụ.
- Nhóm niacin: Thuốc có tác dụng giảm Triglycerid, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, giảm LDL, và tăng HDL.
- Nhóm Resin: Tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan.
- Nhóm Ezetimibe: Thuốc ức chế hấp thụ Triglycerid tại ruột, làm giảm LDL-c và tăng HDL-c.
Lưu ý: Tất cả các thuốc điều trị rối loạn lipit máu đều phải tuân theo sự hướng dẫn và chỉ định liều lượng từ các sĩ. Ngoài ra các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.
Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến, là bệnh lí làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ não thậm chí là tử vong. Vì vậy để điều hòa lipid và ổn định cholesterol máu, người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập và sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Nên khám định kì thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm trước khi bệnh chuyển biến nặng hơn.