Tỉ lệ người mắc thừa cân/béo phì đang tăng nhanh ở khu vực Đông Nam Á, trong đó dẫn đầu về tốc độ là Việt Nam. Thừa cân/béo phì kéo theo nhiều rủi ro về sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về hô hấp… nhưng có vẻ nhiều người vẫn rất thờ ơ về nó. Có bao giờ bạn tự hỏi mỡ là gì? Khi chúng ta “béo lên” – tăng cân – điều gì thực sự xảy ra bên trong cơ thể? Làm gì để giải quyết số lượng mỡ thừa này?
Thế nào là thừa cân/béo phì?
Thừa cân/béo phì được định nghĩa là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông qua chỉ số khối cơ thể (Body mass index_BMI) bạn có thể biết chính xác mình đang mắc bệnh béo phì, thừa cân hay suy dinh dưỡng. BMI được tính bằng cách lấy trọng lượng của một người tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao của người đó theo mét (kg/m2).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, BMI ≥ 25 là thừa cân, BMI ≥ 30 là béo phì. Bạn có thể xem thêm ý nghĩa của các chỉ số BMI qua bảng dưới đây:
Thừa cân và béo phì là nguy cơ đứng hàng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu, ít nhất 3,4 triệu người lớn tử vong mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Ngoài ra, 44 % gánh nặng do bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% – 41% gánh nặng về một số bệnh ung thư là do thừa cân và béo phì.
Mỡ trong cơ thể là gì?
Mỡ được tìm thấy ở một số nơi trong cơ thể như bên dưới da (mỡ dưới da ), trên đầu thận, trong gan, trong các cơ bắp…
Giới tính nam hay nữ cũng quyết định đến việc mỡ tập trung nhiều ở đâu:
✔ Một người đàn ông trưởng thành có xu hướng tập trung mỡ ở ngực, bụng và mông, tạo thành hình “quả táo”.
✔ Một phụ nữ trưởng thành có xu hướng tập trung mỡ ở ngực, hông, eo và mông, tạo thành hình “quả lê”.
Sự khác biệt về vị trí tập trung mỡ đến từ hormone giới tính estrogen và testosterone. Các tế bào mỡ được hình thành ở thai nhi đang phát triển trong thai kì thứ ba. Khi bắt đầu dậy thì, các hormone giới tính “khởi động”, sự khác biệt trong việc tích mỡ giữa nam và nữ bắt đầu hình thành. Một sự thật đáng ngạc nhiên là các tế bào mỡ thường không được tạo ra thêm sau tuổi dậy thì, số lượng tế bào mỡ vẫn giữ nguyên. Mỗi tế bào mỡ chỉ đơn giản là lớn hơn!
*Có hai trường hợp ngoại lệ: cơ thể có thể tạo ra nhiều tế bào mỡ hơn nếu người trưởng thành tăng cân đáng kể hoặc thực hiện hút mỡ.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.
Phân loại mỡ trong cơ thể
Cơ thể con người chứa hai loại mô mỡ:
Mỡ trắng
Tế bào mỡ trắng như một túi nhựa nhỏ chứa một giọt chất béo. Tế bào mỡ trắng là những tế bào lớn có rất ít tế bào chất, chỉ có 15% thể tích tế bào, một nhân nhỏ và một giọt chất béo lớn chiếm tới 85% thể tích tế bào. Mỡ trắng ít ty thể và mạch máu, do đó có màu trắng nhạt hoặc màu vàng. Mỡ trắng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cơ thể, được tìm thấy ở dưới da, bụng, đùi và nội tạng.
Mỡ trắng có nhiệm vụ lưu trữ năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày trong các giọt chất béo tích tụ xung quanh cơ thể; giúp giữ ấm và là tấm đệm cơ học cho cơ thể.
Mỡ trắng thường tăng nhiều trong cơ thể do năng lượng calo nhập vào quá nhiều do ăn uống thừa mứa, và tiêu tốn quá ít do lười vận động. Việc tích tụ quá nhiều mỡ trắng không tốt vì có thể dẫn đến béo phì. Chất béo trắng tích tụ nhiều ở bụng còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh khác.
Mỡ nâu
Mỡ nâu gồm những giọt nhỏ chất béo và một số lượng lớn ty thể có chứa sắt, cùng với rất nhiều mạch máu khiến mỡ có màu nâu. Mỡ nâu thường tích tụ quanh vai và cổ. Mỡ nâu chiếm khoảng 5% tổng khối lượng cơ thể trẻ sơ sinh. Sau khi sinh ra lượng mỡ nâu giảm dần khiến người trưởng thành có nồng độ mỡ nâu thường thấp hơn trẻ con.
Khi được kích hoạt, mỡ nâu đốt cháy mỡ trắng sinh ra năng lượng, vì thế mỡ nâu thường được gọi là chất béo “tốt”, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2… Loại mỡ này cũng có thể giúp bạn loại bỏ chất béo trong máu và giảm nguy cơ tăng mỡ máu.
Vì người trưởng thành có ít hoặc không có mỡ nâu, bài viết này sẽ tập trung vào mỡ trắng là chủ yếu. Khi chúng tôi đề cập đến mỡ trong cơ thể, nó có nghĩa là mỡ trắng.
Mỡ từ thức ăn đi vào cơ thể như thế nào?
Khi bạn ăn thực phẩm có chứa mỡ, chủ yếu là chất béo trung tính triglyceride, nó sẽ đi qua dạ dày và ruột của bạn. Tại ruột sẽ diễn ra quá trình sau:
✔ Các giọt chất béo lớn được trộn với muối mật từ túi mật trong một quá trình gọi là nhũ hóa. Hỗn hợp phá vỡ các giọt lớn thành nhiều giọt nhỏ hơn gọi là micelles, làm tăng diện tích bề mặt của chất béo.
✔ Tuyến tụy tiết ra các enzyme gọi là lipase tấn công bề mặt của mỗi micelle và phá vỡ chất béo thành các phần nhỏ hơn là glycerol và axit béo.
✔ Những phần này được hấp thụ vào các tế bào niêm mạc ruột.
✔ Trong tế bào ruột, những phần này được ghép lại thành các gói phân tử chất béo (triglyceride) với lớp phủ protein gọi là chylomicrons. Lớp phủ protein làm cho chất béo hòa tan dễ dàng hơn trong nước.
✔ Các chylomicron được giải phóng vào hệ bạch huyết – chúng không đi trực tiếp vào máu vì chúng quá lớn để đi qua thành mao mạch.
✔ Hệ thống bạch huyết cuối cùng hợp nhất với các tĩnh mạch, tại đó các chylomicron đi vào máu.
Mỡ được tích tụ trong cơ thể như thế nào?
Các Chylomicron không tồn tại lâu trong máu – chỉ khoảng tám phút – bởi vì các enzyme gọi là lipoprotein lipase phá vỡ chất béo thành axit béo. Lipase lipoprotein được tìm thấy trong các thành mạch máu trong mô mỡ, mô cơ và cơ tim.
Khi bạn ăn, sự hiện diện của glucose, axit amin hoặc axit béo trong ruột kích thích tuyến tụy tiết ra một loại hormone gọi là insulin. Insulin tác động lên nhiều tế bào trong cơ thể bạn, đặc biệt là những tế bào ở gan, cơ và mô mỡ. Insulin bảo các tế bào làm như sau:
- Hấp thụ glucose, axit béo và axit amin
- Ngừng phân hủy glucose, axit béo và axit amin; glycogen thành glucose; chất béo thành axit béo và glycerol; và protein thành axit amin
- Bắt đầu xây dựng glycogen từ glucose; chất béo (triglyceride) từ glycerol và axit béo; và protein từ axit amin
Hoạt động của lipoprotein lipase phụ thuộc vào mức độ insulin trong cơ thể. Nếu insulin cao, thì lipase có hoạt tính cao; nếu insulin thấp, lipase không hoạt động.
Các axit béo sau đó được hấp thụ từ máu vào các tế bào mỡ, tế bào cơ và tế bào gan. Trong các tế bào này, dưới sự kích thích của insulin, các axit béo được tạo thành các phân tử chất béo và được lưu trữ dưới dạng các giọt chất béo.
Các tế bào mỡ cũng có thể hấp thụ glucose và axit amin đã được hấp thụ vào máu sau bữa ăn và chuyển chúng thành các phân tử chất béo. Việc chuyển đổi carbohydrate hoặc protein thành chất béo kém hiệu quả gấp 10 lần so với việc lưu trữ chất béo trong tế bào mỡ, nhưng cơ thể có thể làm được.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.
Mỡ được tiêu thụ trong cơ thể như thế nào?
Khi bạn không ăn, cơ thể bạn không hấp thụ thức ăn. Nếu cơ thể bạn không hấp thụ thức ăn, có rất ít insulin trong máu. Tuy nhiên, cơ thể bạn luôn sử dụng năng lượng; và nếu bạn không hấp thụ thức ăn, năng lượng này phải đến từ carbohydrate, chất béo và protein phức tạp. Trong hoàn cảnh này, các cơ quan khác nhau trong cơ thể bạn tiết ra hormone:
★tuyến tụy – glucagon
★tuyến yên – hormone tăng trưởng
★tuyến yên – ACTH (hormone vỏ thượng thận)
★tuyến thượng thận – epinephrine (adrenaline)
★tuyến giáp – hormone tuyến giáp
Những hormone này hoạt động trên các tế bào của gan, cơ và mô mỡ và có tác dụng ngược lại với insulin.
Khi bạn không ăn, hoặc bạn đang tập thể dục, cơ thể bạn phải rút ra các kho dự trữ năng lượng bên trong. Nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn là glucose. Trên thực tế, một số tế bào trong cơ thể bạn, chẳng hạn như tế bào não, chỉ có thể lấy năng lượng từ glucose.
Tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc duy trì năng lượng là phá vỡ carbohydrate, hay glycogen, thành các phân tử glucose đơn giản – quá trình này được gọi là glycogenolysis. Tiếp theo, cơ thể bạn phân hủy chất béo thành glycerol và axit béo trong quá trình lipolysis. Các axit béo sau đó có thể được phân hủy trực tiếp để lấy năng lượng, hoặc có thể được sử dụng để tạo glucose thông qua một quá trình gồm nhiều bước gọi là gluconeogenesis. Trong gluconeogenesis, axit amin cũng có thể được sử dụng để tạo glucose.
Trong tế bào chất béo, các loại lipase khác có tác dụng phân hủy chất béo thành axit béo và glycerol. Những lipase này được kích hoạt bởi các hormone khác nhau, chẳng hạn như glucagon, epinephrine và hormone tăng trưởng. Kết quả là glycerol và axit béo được giải phóng vào máu và đi đến gan qua đường máu. Khi ở trong gan, glycerol và axit béo có thể được phân hủy hoặc sử dụng để tạo glucose.
Nguyên tắc duy trì cân nặng khỏe mạnh
Cân nặng của bạn được xác định bởi tốc độ bạn lưu trữ năng lượng từ thực phẩm bạn ăn, và tốc độ sử dụng năng lượng đó. Hãy nhớ rằng khi cơ thể bạn phân hủy chất béo, số lượng tế bào mỡ vẫn giữ nguyên; mỗi tế bào mỡ chỉ đơn giản là nhỏ hơn.
- Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng cách để duy trì cân nặng khỏe mạnh là:
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng – lượng carbohydrate, chất béo và protein thích hợp
- Không ăn quá nhiều – đối với hầu hết mọi người, chế độ ăn từ 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày là đủ để duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Tập thể dục thể thao đều đặn.
Mỡ là loại chất béo vô cùng quan trọng cho cơ thể. Hiểu về quá trình hình thành và chuyển hóa mỡ sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng khỏe mạnh đúng phương pháp và khoa học hơn.