Dấu Hiệu Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Qua Từng Cấp Độ Chi Tiết Nhất

Bệnh mỡ máu cao có thể gây ra các biến chứng chết người như tãng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ… Tuy nhiên, người bị mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ rệt ở những giai đoạn đầu để giúp phát hiện sớm bệnh, và bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, cả người béo lẫn người gầy. Vậy bệnh máu nhiễm mỡ có bao nhiêu cấp độ, dấu hiệu nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ là gì, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và hoặc nồng độ của cholesterol, triglycerid trong máu.

Bệnh máu nhiễm mỡ về mặt chuyên môn không được chia làm các cấp độ như bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh máu nhiễm mỡ thường được phân loại theo các chỉ số xét nghiệm mỡ máu, với mức bình thường, mức ranh giới, mức nguy cơ cao và nguy cơ rất cao. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn thường thắc mắc với các bác sĩ là tôi bị máu nhiễm mỡ độ mấy, mặc dù y học không hề có sự phân biệt theo các cấp độ này.

Trong bài viết này, chúng tôi tạm chia bệnh máu nhiễm mỡ theo các cấp độ từ tăng nhẹ đến trầm trọng, tương ứng với các cấp độ bệnh máu nhiễm mỡ từ độ 1 đến độ 3 theo cách hiểu thông thường của bệnh nhân, để người bệnh dễ hình dung và theo dõi hơn.

Chỉ số máu nhiễm mỡ

Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết mức độ mỡ trong máu của bạn có quá cao hay không. Chỉ số lipid máu ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn được liệt kê rõ trong bảng dưới đây:

Chỉ số Mức bình thường Mức ranh giới Mức nguy cơ cao
Total Cholesterol

TC

<200 mg/dL
(5,1 mmol/L)
200–239 mg/dL
(5,1–6,2 mmol/L)
≥240 mg/dL
(6,2 mmol/L)
Cholesterol tốt

HDL  – C

≥60 mg/dL
(1,5 mmol/L)
Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L)

50–59 mg/dL (nữ) (1,3–1,5 mmol/L)

Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)

Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L)

Cholesterol xấu

LDL – C

<100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường)

100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) (gần đạt)

130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L) (nguy cơ cao)

≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao)

Triglycerid

TG

<150 mg/dL (1,7 mmol/L) 150–199 mg/dL (1,7–2,2 mmol/L) 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) (nguy cơ cao)

≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao

Non-HDL-cholesterol <130 mg/dL (3,3 mmol/L) (bình thường)

130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) (gần đạt)

160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L)(đường biên giới cao) 190–219 mg/dL (4,9–5,7 mmol/L) (nguy cơ cao)

>220 mg/dL (5,7 mmol/L) (nguy cơ rất cao)

TG/HDL-C <2 >4 (nguy cơ cao)

>6 (nguy cơ rất cao)

TC/HDL-C <4,4
LDL/HDL-C <2,9
Non-HDL/HDL-C <3,5

Phân loại rối loạn mỡ máu

Phân loại rối loạn lipid máu theo hệ thống phân loại Fredrickson như sau:

Type Dạng lipoprotein Cholesterol toàn phần Triglycerid toàn phần Tần suất gặp
I CM Bình thường ++ < 1%
IIa LDL ++ Bình thường 10 %
IIb LDL/VLDL ++ + 40%
III IDL + + < 1%
IV VLDL Bình thường – + ++ 45 %
V CM

VLDL

+ ++ 5 %

Trong đó:

+ : mức độ tăng từ nhẹ đến vừa phải

++: mức độ tăng từ vừa phải đến cao hay trầm trọng

Type IIa được gọi là tăng cholesterol đơn thuần

Type IIb được gọi là tăng lipid máu dạng hỗn hợp

Type IV được gọi là tăng triglycerid đơn thuần.

Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu theo kiểu IIb và IV chiếm chủ yếu.

Hệ thống phân loại theo Fredickson tương đối đơn giản dựa trên các chỉ số về hóa sinh, tuy nhiên nó không đề cập đến các biểu hiện về mặt lâm sàng cũng như là các bệnh mắc phải do quá trình tiến triển của bệnh, đồng thời cũng không đề cập đến nồng độ HDL – C trong huyết tương, trong khi tăng HDL – C đã được rất nhiều nghiên cứu chứng rằng đây là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành.

Tuy nhiên, hệ thống phân loại này đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) sử dụng làm hệ thống phân loại chuẩn cho toàn thế giới vào năm 1972.

Ngoài ra có thể phân loại rối loạn lipid máu theo Degennes:

  • Tăng Cholesterol đơn thuần: Total Cholesterol >200 mg/dl và Triglycerid <200 mg/dl
  • Tăng Triglycerid đơn thuần: Cholesterol < 200 mg/dl và Triglycerid >200 mg/dl
  • Tăng lipid máu tổng hợp: Cholesterol >200 mg/dl và Triglycerid > 200 mg/dl.

Dấu hiệu nhận biết máu nhiễm mỡ độ 1

Giai đoạn này các chỉ số xét nghiệm mỡ máu mới tăng nhẹ, thường không có biểu hiện lâm sàng gì nghiêm trọng. Một số biểu hiện nhẹ mà bạn cần lưu ý là: người hơi mệt mỏi, đau đầu nhẹ, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên gặp các vấn để về tiêu hóa, cân nặng tăng nhanh kèm theo số đo vòng 2 cũng tăng theo,….Nếu có những dấu hiệu này bạn nên xét nghiệm công thức máu để kiểm tra xem mình có bị máu nhiễm mỡ hay không.

Thông thường, máu nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm này các chỉ số mỡ máu như cholesterol toàn phần, triglycerid, cholesterol xấu cũng chỉ mới chớm tăng nhẹ so với bình thường nhưng vẫn nằm trong khoảng an toàn nên thường không được mọi người chú ý.

Tuy nhiên, bệnh nhân ở giai đoạn 1 không được chủ quan mà cần có tâm lý phòng ngừa và điều trị phù hợp ngay từ đầu để giảm thiểu hàm lượng mỡ trong máu tăng lên. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp cùng tập luyện thể thao đầy đủ, sử dụng các thảo dược thiên nhiên kết hợp điều trị sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở về trạng thái mỡ máu bình thường.

Dấu hiệu nhận biết máu nhiễm mỡ độ 2

Máu nhiễm mỡ độ 2 là khi các chỉ số xét nghiệm mỡ máu đã ở giai đoạn tăng cao. Người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ rệt hơn như có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như: bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Người bệnh cũng có một số dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người; thở ngắn, hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Khi xét nghiệm các chỉ số liên quan đến mỡ máu thì các chỉ số ở giai đoạn này tăng cao rất nhiều so với mức an toàn.

Để điều trị ở giai đoạn này thường gặp nhiều khó khăn hơn giai đoạn 1, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa người bệnh và phác đồ trị liệu, người bệnh cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc của bác sĩ, liên kết chế độ ăn lành mạnh với vận động thể dục thể thao đều đặn và dùng các sản phẩm thuốc hợp lý để tránh tình trạng mỡ trong máu tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Dấu hiệu nhận biết máu nhiễm mỡ độ 3

Máu nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn tăng mạnh của các chỉ số mỡ máu. Giai đoạn này đã xuất hiện các biến chứng từ tăng mỡ máu như xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa… dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như:

Bệnh mạch vành

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Nhồi máu cơ tim

  • Tức nặng ngực
  • Đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Buồn nôn, nôn
  • Choáng váng hay chóng mặt đột ngột
  • Nhịp tim nhanh
  • Cảm thấy mệt mỏi quá sức

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện. Tổn thương tim có thể không hồi phục được, hoặc thậm chí gây tử vong nếu việc điều trị không bắt đầu trong vài giờ đầu khi cơn đau tim bắt đầu.

Tai biến mạch máu não

  • Đột ngột bị tê, có cảm giác châm chích, yếu hoặc mất vận động mặt, tay hoặc chân, đặc biệt khi chỉ xảy ra ở một bên cơ thể
  • Khi mỉm cười, một bên mặt bị xệ
  • Gặp trục trặc trong việc duỗi và giơ tay
  • Nói chuyện không rõ ràng, bị líu lưỡi hay bị ngọng.
  • Thay đổi thị lực đột ngột
  • Đột ngột lú lẫn hoặc gặp vấn đề trong việc hiểu những câu đơn giản
  • Đột ngột gặp vấn đề trong việc đi lại hoặc giữ thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội khác với những cơn đau đầu trước đây
  • Có triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất
  • Đang uống aspirin hoặc các thuốc chống đông máu khác và bạn thấy dấu hiệu của chảy máu
  • Nuốt sặc do thức ăn rớt vào khí quản
  • Có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm: đỏ, nóng và đau một vùng cụ thể trên cánh tay hoặc chân
  • Bị loét do tỳ đè
  • Thấy cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng ngày càng cứng hơn và bạn không thể duỗi thẳng nó ra được (co cứng)
  • Thấy dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, bao gồm sốt, tiểu đau, tiểu ra máu và đau thắt lưng
  • Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng.

Bệnh động mạch ngoại biên

  • chuột rút
  • đau nhức
  • mệt mỏi
  • đau ở chân trong khi hoạt động hoặc tập thể dục
  • khó chịu ở chân và bàn chân

Các triệu chứng nặng hơn có thể xảy ra do lưu lượng máu giảm bao gồm:

  • da chân và bàn chân mỏng, xanh xao hoặc bóng mượt
  • chết mô do thiếu nguồn cung cấp máu, được gọi là hoại thư
  • vết loét ở chân và bàn chân không lành hoặc lành rất chậm
  • đau chân không biến mất khi nghỉ ngơi
  • cảm giác bỏng rát trong ngón chân
  • chuột rút ở chân
  • móng chân dày
  • ngón chân chuyển sang màu xanh
  • lông giảm phát triển trên chân
  • giảm nhiệt độ của chân hoặc ngón chân, so với chân kia

Các dấu hiệu nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ khác

Trên một trường hợp có rối loạn chuyển hóa lipid, thường là tiên phát, có thể tìm thấy một số biểu hiện sau

★ U vàng ngoài da thường xuất hiện trong các rối loạn chuyển hóa lipid có tính chất gia đình, u vàng thường xuất hiện tại gân achill, khuỷu tay hay đầu gối. U vàng phát ban xuất hiện khi có tăng CM kéo dài, thường gặp ở vùng bụng và mặt trong của chi trên.

★ Viêm tụy cấp tái phát nhiều lần khi tăng TG kéo dài ≥ 11,3 mmol/l hay 1000mg/dl, nguyên nhân có lẽ do men lipase phóng thích quá nhiều vào hệ mao mạch tụy gây ra tình trạng phá hủy nhu mô tụy.

★ Các động tĩnh mạch võng mạc có màu kem trắng khi soi đáy mắt nếu TG tăng ≥ 2000mg/dl.

★ Đau bụng mạn tính do gan nhiễm mỡ và tình trạng kéo căng bao gan.

Làm gì khi mắc bệnh máu nhiễm mỡ?

Người mắc bệnh mỡ máu cao nên dùng thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như: rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… đặc biệt là nên ãn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ.

Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khỏe và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như: cá, đậu phụ, đỗ tương.

Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu ngô.

Người bệnh cần đi kiểm tra và theo dõi định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần, hoặc mỗi năm 1 lần tùy theo tư vấn của bác sĩ. Người khỏe mạnh cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/ năm để phát hiện bệnh sớm (nếu có).

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập luyện có thể tăng dần theo tuỳ theo khả năng. Sử dụng các thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu từ thiên nhiên như bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam…

Có thể dùng thêm thuốc nếu đã áp dụng những phương pháp ăn uống, tập luyện… mà mỡ máu vẫn cao. Việc dùng thêm thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Bài viết liên quan