Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), một trong bốn nhóm bệnh không lây có tốc độ gia tăng nhanh nhất hiện này là các bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…). Trong đó mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn tới những bệnh này. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát mỡ máu luôn được các nhà khoa học quan tâm.
Quá trình nghiên cứu dược liệu Bụp giấm và sự ra đời Hibithocin
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã biết đến và sử dụng Bụp giấm (còn gọi là Actiso đỏ) như một loại thuốc bổ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xơ vữa động mạch và đặc biệt là giảm mỡ máu. Tuy nhiên, việc sử dụng phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm với các mẹo dân gian nên chưa phát huy được hết những đặc tính quý báu của dược liệu này trong điều trị các bệnh lý liên quan đến mỡ máu.
Năm 2015, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm phân lập và tinh chiết các hoạt chất quý có trong Bụp giấm.
Trong 4 năm từ khi bắt tay vào nghiên cứu, hơn 20 hoạt chất đã được phân tách và xác định cấu trúc thành công. Trong đó nổi bật hơn cả là hoạt chất chứa nhóm Polyphenol với hàm lượng cao (>8%) có tác dụng dược lý mạnh và mang tính quyết định đến dược tính của Bụp giấm. Về sau, Viện Hàn lâm đã đặt tên hoạt chất mới này là Hibithocin.
Bản chất của bệnh mỡ máu là do lượng mỡ máu dư thừa lắng đọng, tích tụ ở thành mạch, từ đó chèn ép, gây tắc thậm chí là vỡ mạch máu. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
Cơ chế hạ mỡ máu của Hibithocin do các nhóm Polyphenol trong phân tử có khả năng phá vỡ tế bào bọt (có nhiệm vụ mang chất béo dư thừa lưu thông trong máu), sau đó oxy hóa, phân cắt chúng thành những mảnh nhỏ. Các tiểu phân này sẽ dễ dàng được đưa về gan xử lý và đảo thải ra ngoài. Quá trình này giúp tăng chuyển hóa lượng chất béo dư thừa tích tụ, từ đó giúp cân bằng mỡ máu.
Hiệu quả của Hibithocin còn được chứng minh trên các thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, khi dùng chiết xuất này với mức liều 1000 mg/kg làm giảm lượng Cholesterol toàn phần là 26%, làm giảm nồng độ Triglyceride 28%, làm giảm nồng độ LDL (1 loại chất béo làm tăng nguy cơ tim mạch trực tiếp) lên tới 32%.
Hiệu quả của Hitbithocin đã được kiểm chứng trên lâm sàng
Như vậy, tác dụng hạ mỡ máu của Hibithocin ở 2 mức liều trên gần tương tự với tác dụng của Atorvastatin – một thuốc điều trị mỡ máu khá phổ biến hiện nay. Kết quả này là rất đáng kể khi biết rằng Atorvastatin là một thuốc được quen tay chỉ định bởi các bác sỹ.
Chuyên gia Lê Minh Hà – Tác giả của đề tài cho biết: “Sau hơn 4 năm với quá trình dài nghiên cứu, chúng tôi đã làm sáng tỏ được thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Bụp giấm, từ đó tinh chiết hoạt chất Hibithocin với hiệu quả vượt xa kỳ vọng. Thành công trong nghiên cứu này đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh lý mỡ máu bằng cách sử dụng các dược liệu tự nhiên, hạn chế sự lệ thuộc vào các thuốc điều trị hóa dược”.
Ứng dụng nghiên cứu về Hibithocin cho các bệnh lý mỡ máu, gan nhiễm mỡ
Thực trạng hiện nay cho thấy các bệnh liên quan đến mỡ máu ngày càng phổ biến trong xã hội với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Như vậy nhu cầu của các công ty dược trong nước về các sản phẩm thảo dược an toàn hiệu quả cho những bệnh này là rất lớn.
Với mong muốn phát triển một sản phẩm để ứng dụng vào thực tiễn, các nhà khoa học Viện Hàn lâm đã kết hợp hoạt chất Hibithocin với các dược liệu lâu đời với tác dụng tốt cho bệnh mỡ máu như Giảo cổ lam, Xạ đen, Hoàng bá, Nga truật…Công thức này giúp bổ trợ và phát huy tối đa hiệu quả của từng thành phần, từ đó đem đến tác dụng ổn định mỡ máu đáng kinh ngạc. Sản phẩm đáp ứng rất tốt cho các bệnh lý mỡ máu, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.