Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, họ Bầu Bí Cucurbitaceae, là một vị dược liệu quý đã được sử dụng trong vòng 500 năm trở lại đây và đã được ghi trong các y văn của Trung Quốc từ thời vua chúa, và gần đây được sử dụng nghiên cứu tại rất nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.
Kết quả của nhiều nghiên cứu đã khẳng định tác dụng của Giảo cổ lam trong hỗ trợ và điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường tuýp 2, béo phì và đặc biệt là chứng rối loạn lipid máu. Thành phần hoạt chính có tác dụng dược lý trong cây là các saponin có cấu trúc trierpenoid, gọi chung là các gypenosides.
Theo dược điển Việt Nam IV, hàm lượng saponin trong Giảo cổ lam lớn hơn 4,5% tính theo dược liệu khô. Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được Giáo sư Phạm Thanh Kỳ tìm thấy trên đỉnh núi Phanxipang vào năm 1997, từ đó cũng có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định tác dụng của dược liệu này trong phòng và điều trị bệnh lý.
Một số nghiên cứu về cây Giảo cổ lam
Cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,… Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.
Giảo cổ lam sống ở độ cao 200 – 2000m ở các vùng phía Bắc của Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Trung Quốc. Trong thân và lá cây Giảo cổ lam có chứa flavonoid, Saponin. Đặc biệt saponin chính là chất có trong cây nhân sâm. Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại nhưng cây Giảo cổ lam này có hơn 80 loại, mọc phổ biến hơn nhân sâm và giá thành của cây cũng rẻ hơn nhân sâm.
Trong dân gian, Giảo cổ lam có tác dụng: Tăng cường chức năng gan, làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan; có tác dụng hạ lượng mỡ trong máu, giảm cholesterol. Cây thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp hạ huyết áp, phòng biến chứng về tim mạch. Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh nhân bị tiểu đường, có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2.
Đề tài của GS. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau: Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu, hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.
GS.TS Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã tách chiết được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tuyến tiền liệt cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thị trường đã có nhiều sản phẩm như trà Giảo cổ lam, viên nang Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol, hạ đường huyết và chống tiểu đường.
Tác dụng hạ mỡ máu của Giảo cổ lam
Nghiên cứu của tác giả Samer Megalli và cộng sự (2005) cho thấy dùng dịch chiết Giảo cổ lam giàu gypenoside với liều 250mg/kg sau 4 ngày và 12 ngày sử dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu (53% và 85%), làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần (10% và 44%). Nghiên cứu cho thấy dịch chiết Giảo cổ lam không ảnh hưởng đến nồng độ LDL và HDL trong nghiên cứu này. Dịch chiết gypenoside từ Giảo cổ lam còn làm giảm nồng độ nitrit trong máu 80%. Kết quả đạt được gần như tương tự với thuốc chứng dương là Atorvasatin (75mg/kg trong 4 ngày).
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Kỳ và cộng sự (2000) công bố trên tạp chí Dược liệu số 5 cho thấy nhóm chuột uống cao lỏng Giảo cổ lam (tỉ lệ 1:1) với mức liều 10g/kg cân nặng, trong 30 ngày làm giảm 71% cholesterol trong máu trên nhóm chuột gây tăng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn so với nhóm không sử dụng Giảo cổ lam
Tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Nghiên cứu của tác giả Ming Hong và cộng sự (2018) cho thấy dịch chiết Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gan do nhiễm mỡ thông qua cơ chế kích hoạt hoạt động của protein PPARa, dẫn tới làm tăng biểu hiện của 2 enzyme acyl-CoA oxidase (ACO) và carnitine palmitoyltransferase-1 (CPT-1), đây là enzyme thúc đẩy quá trình oxy hóa các acid béo trong ty thể tế bào gan, do đó ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ tại gan. Dịch chiết Giảo cổ lam cũng có tác dụng làm giảm nồng độ men gan ALT, AST và chỉ số đánh giá mức độ peroxide hóa màng tế bào gan như MDA, SOD, GSH-px.
Tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Giảo cổ lam cũng được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch trên mô hình gây tăng mỡ máu và xơ vữa động mạch ở chuột. Tác dụng này ngày càng thể hiện rõ ràng khi phối hợp với dược liệu khác cùng tác dụng. Như nghiên cứu của tác giả San – Hu Gou và cộng sự (2017) cho thấy chế phẩm chứa cao phối hợp Giảo cổ lam và Gạo nếp đỏ làm tăng tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch trên mô hình gây xơ vữa động mạch bằng chế độ ăn giàu chất béo kết hợp vơi tiêm màng bung vitamin D3. Tác dụng này còn vượt trội hơn thuốc chứng dương là simvastatin. Nghiên cứu của tác giả C.Circosta và cộng sự (2004) cho thấy dịch chiết Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm sự co thắt mạch vành và rối loạn nhịp tim gây ra bởi pitressin.
Tác dụng chống béo phì
Nghiên cứu đánh giá trên lâm sàng của tác giả Soo Hyun Park và cộng sự (2014) đánh giá về tác dụng giảm béo của chiết xuất Giraroo cổ lam (Actiponin) mức liều 550mg chiết xuất/ngày trên 80 bệnh nhân (chia làm 2 nhóm, 1 nhóm sử dụng Actiponin và 1 nhóm sử dụng placebo).
Kết quả cho thấy sau 12 tuần nhóm sử dụng chiết xuất Giảo cổ lam làm giảm đáng kể các chỉ số như kích thước lớp mỡ vùng bụng, trọng lượng cơ thể, tổng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, cân nặng và chỉ số BMI, các chỉ số lipid máu. Ví dụ như diện tích mỡ vùng bụng giảm 12cm2 so với nhóm chứng. Đồng thời không ghi nhận tác dụng phụ khi sử dụng Giảo cổ lam để làm giảm cân. Do đó nhóm nghiên cứu đề xuất đây là chế phẩm giảm cân an toàn nên được sử dụng.
Ngoài ra, Giảo cổ lam còn được biết đến với rất nhiều tác dụng như giảm đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, hạ huyết áp trên bệnh nhân huyết áp cao và tác dụng tăng cường miễn dịch.
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Giảo cổ lam, Bụp giấm, Xạ đen với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.