Hải sản là thực phẩm giàu năng lượng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất phong phú. Đây cũng là là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, với những người bị gan nhiễm mỡ thì việc có nên ăn hải sản hay không vẫn còn là thắc mắc của đa số bệnh nhân. Vậy gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không?
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan là một nội tạng lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa( chuyển hóa glucid, lipid, proid), thực hiện các chức năng dự trữ glycogen, tạo mật, tổng hợp protein huyết tương, thải độc.
Khi gan của bạn bị tổn thương sẽ mất khả năng lọc và thải độc trong máu, chất độc tích tụ trong máu sẽ gây giảm sức đề kháng của cơ thể, kéo theo một loạt các hệ quả xấu cho sức khỏe tổng quan và chất lượng cuộc sống. Nếu gan không được bảo vệ đúng cách, những căn bệnh có thể gặp phải như: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chi là ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ bệnh lý được hiểu là khi lượng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, ví dụ như rượu bia, rối loạn dinh dưỡng, béo phì, bệnh tiểu đường, các loại thuốc, …
Hầu hết các trường hợp bị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt, thường chỉ được phát hiện khi bạn làm các xét nghiệm, sinh thiết gan.
Hiện nay cũng chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Thay đổi thói quen sống khoa học, lành mạnh và sử dụng các biện pháp ngăn ngừa được các chuyên gia khuyến cáo.
Gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không?
Dinh dưỡng từ hải sản
Hải sản là thực phẩm ngon miệng, giàu dinh dưỡng và thường có trong các bữa ăn của mọi gia đình. Đây là món ăn được khuyên nên sử dụng để bổ sung năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể.
Hải sản cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Các loại vitamin B phức hợp( B1, B3, B12,…) thực hiện nhiều chức năng khác nhau, ảnh hưởng tới khả năng tập trung, sản xuất năng lượng chuyển hóa,… Một số loại hải sản như cá hồi rất giàu vitamin A, giúp bảo vệ thị lực và tăng cường khả năng miễn dịch; giàu vitamin D giúp xương phát triển chắc khỏe, …
Nguồn axit béo omega-3 có trong hải sản cũng rất phong phú, đây là axit có lợi cho cơ thể con người, tốt cho tim mạch, làm giảm các triệu chứng viêm khớp, duy trì thị lực, tăng cường khả năng ghi nhớ, cải thiện hệ miễn dịch, làm đẹp da, bảo vệ da khỏi các tác động xấu như tia UV.
Các khoáng chất như: kali, kẽm, sắt, protid, lipid photpho, đồng, chất béo, axit amin, đường,… cũng được nạp vào cơ thể khi chúng ta sử dụng tôm, sò, mực ống,…
Một chế độ ăn uống được bổ sung hải sản sẽ rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn. Hãy chú ý thêm thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng này vào thực đơn của bạn nhé!
Gan nhiễm mỡ có được ăn hải sản không?
Chất béo bão hòa có trong hải sản là tốt đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ. Cụ thể, omega-3 có nhiều trong các loại hản sản có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu, giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong gan. Tuy nhiên, phù hợp ở mức độ cho phép, bởi nếu bạn ăn quá nhiều hải sản sẽ tạo áp lực cho gan, khiến gan hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa, làm giảm chức năng gan và phục hồi sức khỏe gan.
Đặc biệt với những trường hợp người bị gan nhiễm mỡ dị ứng hại sản thì không nên ăn loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, hải sản khi ăn sống cũng chứa một lượng lớn khuẩn bệnh, khi ăn vào khiến gan của bạn bị tổn thương nặng nề hơn, có thể dẫn tới viêm. Do vậy, mà bạn cần lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn và chế biến hải sản phù hợp và đúng cách nhất.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
- Các loại rau, củ quả: giúp bổ sung chất xơ, làm mát gan. Các vitamin A, E có trong rau xanh làm giảm mỡ tích tụ trong gan, rau xanh thực sự cần thiết cho người bị béo phì mắc gan nhiễm mỡ. Một số loại rau củ quả nên bổ sung như: rau cải, rau cần, cam, bưởi, rau má, súp lơ, …
- Nhộng tằm, cá tươi: Nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể, rất hữu dụng cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì. Cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít, giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Các loại thảo dược thiên nhiên: hoa bụp giấm, giảo cổ lam, xạ đen, lá sen, trà xanh,… có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể, giảm tích tụ mỡ trong gan.
Bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
- Chất béo, mỡ động vật: Trong mỡ động vật có chứa cả các chất béo có hại. Nếu tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật, sẽ tạo áp lực cho gan, khiến gan không thể bài tiết mỡ, gây tích tụ lại trong gan và khiến tình trạng sức khỏe gan yếu hơn. Do vậy, bạn nên lựa chọn mỡ thực vật để thay đế.
- Thực phẩm giàu cholesterol: Trong lòng đỏ trứng, nội tạng động vật có chứa một lượng lớn cholesterol cao. Bởi vậy, lựa chọn hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp gan giảm áp lực và giảm nguy cơ tích tụ chất béo.
- Thịt đỏ: Trong thịt đỏ có chứa nhiều protein, quá nhiều protein sẽ khiếng gan khó chuyển hóa, tăng lượng mỡ tích tụ gây gan nhiễm mỡ nặng nề hơn.
- Đường fructose: Trong một số loại hoa quả có chứa hàm lượng fructose cao khiến bạn bị tăng cân, béo phì, tiểu đường- đây cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Fructose là loại đường tạo ra mỡ thừa sau khi được gan tiêu hóa. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều fructose sẽ khiến chức năng gan suy giảm, tăng lượng mỡ tồn đọng trong gan. Fructose có nhiều trong nước trái cây, hoa quả sấy khô và chuối, trái cây đóng hộp dưới dạng siro ngọt,…
- Gia vị cay nóng: Các đồ ăn cay nóng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Chất kích thích: Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan. Nếu bệnh nhân gan nhiễm mỡ tiếp tục uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí là ung thư gan.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ?
Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ bạn có thể áp dụng một số cách sau:
– Tăng cường vận động: nếu bạn đi bộ được khoảng 5.000 bước mỗi ngày thì có thể sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe. Còn nếu đi bộ được 10.000 bước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cân năng, giảm lượng mỡ trong gan. Nếu không thích đi bộ bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 lần/ 1 tuần.
– Giảm cân chậm: Bạn cần tính toán chỉ số BMI cơ thể, nếu như thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, là cần giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần thì lại rất nguy hiểm, vì sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn.
– Tránh ăn chất béo chuyển vị: Là những sản phẩm mỡ chiên nướng, ví dụ như thịt nướng, vỏ bánh nướng, bỏng ngô sấy mỡ, đồ rán, thậm chí mỡ quay lâu trong lò vi sóng… sẽ có chứa các chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.
– Chế biến thức ăn phù hợp: Những người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa dùng các nguyên liệu giàu chất béo như dầu, bơ, magarine, mayonaise vào thực đơn hàng ngày, nên bỏ da ở các thịt gia cầm, bỏ mỡ và các nước béo khi nấu canh hoặc súp, tốt nhất là nên ăn đồ luộc hấp.
– Hạ cholesterol: Theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy tham khảo chuyên gia về việc dùng thuốc.
– Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ thường xuất hiện cùng nhau. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp bạn quản lý cả hai bệnh này.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược Fremo: Được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên rất lành tính và không gây ra các tác dụng phụ. Được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.