Rối loạn lipid máu, điển hình là tình trạng mỡ máu cao đang ngày càng gia tăng và gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,… Tuy nhiên, nhiều người khó phát hiện ra mình đang mắc bệnh bởi triệu chứng có rối loạn mỡ máu không biểu hiện rõ rệt. Khi đó, câu hỏi chung đặt ra là “chỉ số lipid bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là nguy hiểm”. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Các thành phần của lipid máu
Lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) là những phân tử kỵ nước, khó tan trong nước. Nó là một thành phần quan trọng của cơ thể bởi cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể (25-30%).
Lipit gồm 2 thành phần chính là Cholesterol và Triglycerides. Trong đó, quan trọng nhất là Cholesterol.
Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, cholesterol rất quan trọng trong cơ thể. Cơ thể bạn sử dụng cholesterol để tạo ra các chất cần thiết như thành tế bào, hormone và vitamin D. Cholesterolchỉ có hại khi rối loạn lipid xảy ra khiến cholesterol toàn phần tăng cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài cholesterol, một thành phần quan trọng khác của mỡ máu là triglycerid. Đây là một dạng chất béo trung tính, đóng vai trò quan trong như nguồn cung cấp năng lương là chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên nếu chỉ số này tăng cao cũng là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tại sao nên quan tâm đến chỉ số Cholesterol và Triglyceride?
Cholesterol và Triglyceride đều là chất mỡ không thể hòa tan trong nước nên cần phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu.
Vì vậy, muốn biết bạn có rối loạn mỡ máu hay không, ngoài xét nghiệm lượng cholesterol toàn phần, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein, trong đó có 2 loại quan trọng đó lipoprotein tỉ trọng thấp và Lipoprotein tỉ trọng cao.
- Lipoprotein tỉ trọng cao – HDL-Cholesterol (cholesterol tốt): có chức năng lấy cholesterol dư thừa từ thành mạch máu về gan để chuyển hóa, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim.
- Lipoprotein tỉ trọng thấp – LDL-Cholesterol (cholesterol xấu): làm tăng các mảng bám của mỡ lên thành động mạch khiến mạch máu bị hẹp và cứng, gây các biến chứng xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
Mặc dù cholesterol rất cần thiết cho sự sống, nhưng quá nhiều chất này trong máu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Đặc biệt khi LDL (cholesterol xấu) trong máu cao, HDL (cholesterol xấu) ít, lượng mỡ dư thừa có thể tích tụ dọc theo thành động mạch của bạn, khiến các động mạch bị thu hẹp. Theo thời gian, các động mạch có thể trở nên hư hỏng với những mảng bám này và dễ bị đông máu. Đây được gọi là bệnh tim mạch. Một cục máu đông trong tim có thể gây ra cơn đau tim. Một cục máu đông trong não có thể gây ra đột quỵ.
Theo các nghiên cứu gần đây, Triglyceride tăng cao là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch vành do triglyceride là một trong những thành phần chủ yếu có trong mỡ động vật, thực bật. Khi nạp quá nhiều kalo từ thức ăn, triglyceride sẽ được tích lũy , bám vào các thành mạch gây nên xơ vữa động mạch, cản trở qúa trình lưu thông máu.
Những người bị tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần, cholesterol có hại tăng và giảm cholesterol lợi. Từ đó cảnh báo các nguy cơ nhồi màu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ,…
Chỉ số lipid bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số lipid không thể đo bằng mắt thường mà cần phải làm một số xét nghiệm, trong đó xét nghiệm nhanh và chuẩn xác nhất là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này để kiểm tra mức độ chất béo trong máu của bạn. Kết quả thu được sẽ được so sánh với tiêu chuẩn cụ thể được gọi là bảng chỉ số mỡ máu.
Một bảng chỉ số lipid máu tiêu chuẩn bao gồm:
- Cholesterol toàn phần
- DL-Cholesterol (Cholesterol xấu)
- TriglyLceride
- HDL-Cholesterol (Cholesterol tốt)
Số liệu cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng chỉ số lipid trên sẽ chính xác đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Các mức độ bình thường và nguy hiểm cũng được phân biệt rõ ràng.
Chỉ số lipid ở mức bình thường khi
- Cholesterol toàn phần < 200mg/dL
- LDL-Cholesterol ( cholesterol xấu) < 130 mg/dL
- HDL-Cholesterol ( cholesterol tốt) >50Mg/dL
- Triglyceride <160mg/dL
Chỉ số lipid ở mức nguy hiểm cho sức khỏe khi
- Cholesterol toàn phần > 240mg/dL
- LDL-Cholesterol ( cholesterol xấu) > 160mg/dL
- HDL-Cholesterol ( cholesterol tốt) < 49mg/dL
- Triglyceride > 200mg/dL
Đánh giá các chỉ số lipid máu
Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân liên quan đến các vấn đề sức khỏe về tim mạch. Tuy nhiên tình trạng này hầu như không có triệu chứng rõ rệt, nó chỉ được phát hiện thông qua một xét nghiệm lipid máu cụ thể. Thông qua xét nghiệm, bạn có thể biết được các chỉ số lipid máu trong cơ thể mình, mỗi chỉ số đều có thể nói lên tình trạng sức khỏe tim mạch nhất định.
Dưới đây là một số bảng đánh giá chỉ số cơ bản của lipid máu:
Cholesterol toàn phần
HDL-Cholesterol (cholesterol tốt)
LDL-Cholesterol (cholesterol xấu)
LDL-Cholesterol xuất hiện nhiều trong máu, lắng đọng ở thành động mạch, lâu dần hình thành các mảng xơ vữa khiến động mạch hẹp và tắc, thậm chí có thể hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Vì vậy đây là chỉ số quan trọng cần được theo dỗi sát sao. Chỉ số này càng lớn thì nguy cơ về sức khỏe càng tăng.
Triglyceride (chất béo trung tính)
Những lưu ý để đưa chỉ số mỡ máu về mức an toàn
Rối loạn lipid máu đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các vấn đề tim mạch. Do đó điều trị rối loạn lipid máu là rất quan trọng. Trong đó, việc đưa các chỉ số mỡ máu về mức an toàn là việc đầu tiên giúp bạn ngăn ngừa tối đa các biến cô tim mạch.
Dưới đây là những lưu ý ban cần thực hiện để đảm bảo mức độ an toàn của các chỉ số mỡ máu cơ thể:
Thay đổi lối suy nghĩ
Việc điều trị rối loạn mỡ máy là cả một quá trình liên tục và suốt đời với mục tiêu là ngừa ngừa tối da các biến cố tim mạch. Do đó, bạn kiên trì và nghiêm túc khi thực hiện các nguyên tắc hoặc thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuyệt đối không nôn nóng dẫn đến điều trị sai cách làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đễn các biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu máu, đột tử hya thậm chí tử vong .
Người điều trị bệnh cần luôn ghi nhớ “dục tốc bất đạt”, từ đó đưa ra được sự lựa chọn thông minh để điều trị chứng rối loạn lipid máu.
Chế độ ăn uống hợp lí
Một chế độ ăn uống hợp lí là việc làm đầu tiên bạn cần thực hiện nếu muốn đưa các chỉ số mỡ máu về mức an toàn. Bạn cần thực hiện một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống như sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm có chất béo xấu, điều này làm tăng LDL-Cholesterol khiến tình tình trạng rối loạn lipid nặng hơn. Chất béo xấu có nhiều trong mỡ động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh như hamburger, pizza, …
- Thay thế bằng chất béo tốt như dầu thực vật, dầu đậu nành, ô liu, hướng dương,…
- Lựa chọn chất đạm thích hợp từ cá biển, thịt ức gà, trứng,…rất tốt cho người mỡ máu cao. Bên cạnh đó, nên hạn chế đạm từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết cho có thể
- Tinh bột ưu tiên những tinh bột giúp no lâu như gạo lứt, yến mạch, ngoài ra các ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Luyện tập thể dục
Chế độ ăn giúp bạn hạn chế hấp thụ cholesterol xấu thì việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp bạn tiêu hao lượng triglyceride dư thừa tích tụ dưới dạng các mô mỡ.
Một số bài tập đơn giản bạn có thể tham khảo như: chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,… Nên ưu tiên những bài tập làm tăng sức bền vì chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và có lợi cho tim mạch.
Thời gian luyện tập và cường độ vận động cũng cần cân đối. Đối với những bài tập nặng bạn chỉ nên tập khoảng 30 phút/ngày và khoảng 5 buổi /tuần. Với những bài tập nhẹ hơn, bạn nên kéo dài thời gian luyện tập từ 45-60 phút/ngày và có thể làm đều đặn hàng ngày.
Kết hợp một chế độ ăn hợp lí và luyện tập thể dục đều đặn giúp làm tăng HDL, giảm LDL, ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch, đem lại hiệu quả nhanh nhất trong quá trình điều trị lối loạn lipid máu.
Chế độ sinh hoạt hợp lí
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày
- Uống nhiều nước
- Tránh xa các đồ kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
- Kiểm soắt căng thẳng, mệt mỏi
- Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi điều độ
Việc nhận biết thế nào là các chỉ số lipid bình thường, thế nào là nguy hiểm giúp bạn sớm phát hiện và có những phương pháp điều trị chứng rối loạn mỡ máu kịp thời, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ về tim mạch. Nếu các chỉ số lipid của bạn đang ở mức nguy cơ, hãy tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể tình hình sức khỏe cũng như các biện pháp điều trị phù hợp.