Rối loạn lipid máu thường diễn ra thầm lặng mà không có biểu hiện cụ thể. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện tình trạng bệnh, lâu dần gây ra những biến chứng nguy hiểm hay tử vong đột ngột. Viện nhận biết những dấu hiện rối loạn lipid máu giúp bạn phòng tránh bệnh tật và đảm bảo sức khỏe kéo dài.
Tổng quan về rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu – là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Tình trạng này xảy ra khi có 1 trong các rối loạn sau:
- Tăng Cholesterol toàn phần
- Tăng LDL-C(cholesterol xấu)
- Giảm HDL-C(cholesterol tốt)
- Tăng Triglycerid: chất béo trung tính
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nguyên nhân rối loạn mỡ máu được chia làm 2 nhóm bao gồm
- Nguyên nhân không thay đổi được: Do di truyền, đột biến gen
- Nguyên nhân thay đổi được: do chế độ ăn uống không hợp lí, thói quen lười vận động, một số yếu tố làm tăng nguy cơ như giới tính, tuổi tác hay các bệnh lí chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, suy giáp,…
Rối loạn lipid máu đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến và có xu hướng tăng trưởng nhanh. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân chính của nhiều bệnh lí nguy hiểm như xơ vữa động mạch, huyết áo cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí là tử vong.
Hằng năm, trên thế giới có khoảng 28 triệu người chết do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, sức khỏe và tính mạng con người.
Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn lipid máu
Bệnh rối loạn lipid thường diễn ra âm thầm, từ từ không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy người bệnh không biết họ bị rối loạn lipid cho cho đến khi nó xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
Tình trạng này được chuẩn đoán bằng xét nghiệm máu hoặc một xét nghiệm thông thường khác. Chính vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh nên đi xét nghiệm 6 tháng 1 lần và người bình thường định kỳ 1 lần 1 năm để phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn lipid máu.
Dưới đây là những triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh rối loạn mỡ máu giúp mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý bao gồm:
Huyết áp không ổn định
Khi huyết áp liên tục thay đổi quá cao hoặc quá thấp được xem là một biểu hiện của tình trạng rối loạn lipid máu.
Đối với người bình thường, huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương < 80mmHg được coi là mức ổn định. Khi huyết áp của bạn liên tục thay đổi quá cao hoặc quá thấp thì cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết khi huyết áp không ổn định, báo hiệu cho tình trạng rối loạn lipid máu bao gồm: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, dốc..
Đau, tê bì chân
Rối loạn mỡ máu đặc biệt là cholesterol trong máu tăng, lâu dần bám vào thành động mạch khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Máu không được lưu thông xuống chân gây
nên cả giác tê bì, sưng tấy, đau nhức khi hoạt động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi,…
Không những thế, thiếu máu tuần hoàn xuống chân khiến bàn chân dễ bị lạnh hơn. Tất cả những biểu hiện trên là dấu hiệu của bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên có liên quan trực tiếp đến rối loạn lipid máu không?
Các cơn đau thắt ngực
Các cơn đau thắt ngực được hình thành do các mảng xơ vữa ngăn cản máu lưu thông đến tim. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn mỡ máu.
Mỡ máu tăng cao hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch khiến mạch máu hẹp lại, lâu dần có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Máu không được lưu thông đi nuôi tim sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực, thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng đau tức ngực như cảm giác đau nhói, thắt chặt ở ngực như bị kim châm, bỏng rát kèm theo hiện tượng vã mồ hồi, chóng mặt. Vị trí đau có thể lan ra cổ, cánh tay, lưng và vai trái. Các cơn đau ổn định chỉ xuất hiện khi bạn vận động quá sức và chấm sứt khi bạn nghỉ ngơi.
Nhiều người chủ quan coi các cơn đau ngực này là bình thường, họ không biết rằng căn nguyên sâu xa gây ra các cơn đau ngực là do rối loạn mỡ máu bởi chúng không xảy ra thường xuyên mà chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau đó tự biến mất. Điều này khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đột quỵ
Khi chỉ số triglyceride trong máu cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn thiếu máu lên não.
Bên cạnh đó ở những động mạch bị tắc nghẽn dễ hình thành cục máu đông ngăn chặn hoàn toàn máu đi nuôi não, đây chính là nguyên nhân gây nên đột quỵ ở người rối loạn lipid máu.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ với 1 cơn đột quỵ não bao gồm: tê liệt nửa người, thị lực suy giảm, không kiểm soát được vận động tay chân,…
Giống như các cơn đau tim, các dấu hiệu của một cơn thiếu máu lên não thường tự phục hồi sau một thời gian ngắn khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua chúng mà không biết rằng chúng là một cảnh báo rằng chấn thương não vĩnh viễn và đột quỵ não có thể xuất hiện trong một tương lai gần.
Một số các dấu hiệu khác
- Xuất hiện một số triệu chứng của tiêu hóa: Ăn không ngon miệng, cảm giác đầy bụng, ậm ạch khó tiêu do gan, tụy bị ảnh hưởng bởi lipid máu tăng cao trong thời gian dài.
- Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa như ban vàng, u vàng gân, ban vàng lòng bàn tay,…đều là những dấu hiệu chỉ điểm sự tăng cholesterol trong máu.
Trên đây là những triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh rối loạn mỡ máu, nếu bạn có những dấu hiệu này nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhé. Tránh trường hợp khi bệnh đã tiến triển nặng hơn sẽ gât khó khăn cho quá trình điều trị và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Ai có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu?
Một số vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe, lịch sử gia đình của bạn có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn mỡ máu – đây là nhóm yếu tố nguy cơ bạn không thể kiểm soát được.
Tuy nhiên bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ bị rối loạn lipid máu bằng cách thay đổi những thứ bạn có thể kiểm soát được. Những nhóm đối tượng được liệt kê dưới đây có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cao hơn bình thường:
- Bệnh nhân đái tháo đường: Lượng đường trong máu coa không chỉ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch mà còn gọp phần làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol.
- Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ máu: Nguy cơ rối loạn lipid máu sẽ cao hơn nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng có tiền sử bệnh về rối loạn mỡ máu.
- Chế độ ăn nhiều chất béo: Ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol máu
- Thói quen lười vận động: Lười thể dục, vận động thể chất có thể khiến bạn béo phì và dễ đến rối loạn lipid máu.
- Béo phì: Chất béo trong cơ thể quá nhiều làm tăng Triglycerid, nồng độ LDL tăng và HDL giảm. Điều này không chỉ gây rối loạn mỡ máu mà còn lad nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
- Chu vi vòng eo lớn: nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm.
Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu
Hầu hết việc điều trị rối loạn lipid máu sẽ thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập. Còn việc dùng thuốc chỉ sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình hoặc do gen. Việc dùng thuốc sẽ cần tuân thủ tuyệt đối theo những chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao, hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Một số loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Statins giúp cơ thể tái hấp thu mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch, cải thiện bệnh mạch vành.
- Statins: ngăn chặn hoạt chất mà gan cần sử dụng để tổng hợp cholesterol, điều này làm cho gan loại bỏ cholesterol trong máu. Statins cũng có thể giúp cơ thể tái hấp thu mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch, cải thiện bệnh mạch vành
- Bile-acid-binding resins: gan sử dụng cholesterol để tạo axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Do đó, nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm cholesterol gián tiếp bằng cách bám dính vào các axit mật, điều này thúc đẩy gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo axit mật nhiều hơn, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu
- Thuốc ezetimibe: Ruột non hấp thu cholesterol từ thức ăn và giải phóng nó vào máu. Thuốc ezetimibe giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp đầu tiên khi nghĩ đến điều trị rối loạn lipid máu là thay đổi lối sống dựa trên sự kết hợp mộ chế độ ăn uống khoa học và chăm chỉ luyện tập thể dục. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung protein lành mạnh cho bữa sáng và những loại chất béo tốt có trong một số loại thực phẩm hàng ngày như: cá hồi, bơ, các loại hạt, dầu oliu… giảm mỡ máu hiệu quả.
Ăn nhiều rau xanh, các loại ngũ cốc, trái cây giàu Vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể chống lại sự hấp thụ cholesterol xấu. Thay thế các loại thịt đã chế biến sẵn bằng các loại cá giàu omega 3 như cá ngừ, cá thu,… để bảo vệ một cách tốt nhất sức khỏe tim mạch. Vì trong cá có chứa hàm lượng lớn chất béo omega 3 tác dụng giảm viêm, giúp cơ thể hạn chế được các tác nhân gây ra những bệnh lý như tim và viêm khớp.
Chăm chỉ luyện tập thể dục: Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khỏe như chạy bộ, đi bộ. bơi lội. Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ làm tăng HDL, giảm LDL mà còn có tác dụng tốt lên hệ thống tim mạch và ổn định huyết áp.
Nên bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu vì nó ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Hạn chế tới mức tối đa các căng thẳng, vì đây chính là yếu tố gián tiếp làm cho cholesterol xấu tăng cao. Nên hãy dành thời gian nghỉ ngơi, cân bằng lại giữa tình trạng căng thẳng và thư giãn, không làm việc quá sức để ngăn ngừa bệnh tim.
Ngoài ra, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt các chỉ số rối loạn lipid máu và có những phương pháp điều trị phù hợp hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, và làm xét nghiệm mỡ máu thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu sớm của rối loạn mỡ máu và kịp thời điều trị, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây biến chứng.
Rối loạn mỡ máu, một căn bệnh thường gặp, những biến chứng của nó rất nguy hiểm. Vì dấu hiệu của bệnh rất khó phát hiện khiến người bệnh chủ quan, làm quá trình phát hiện và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Với những thông tin đề cập ở bài viết này mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn và gia đình tỏng công cuộc điều trị căn bệnh rối loạn lipid máu.