Gan nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên lại không được nhiều người quan tâm. Nếu để bệnh âm thầm diễn tới cấp độ 3 có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho gan và sức khỏe tổng thể. Cùng Giammomau.net.vn tìm hiểu kỹ hơn về gan nhiễm mỡ độ 3 trong bài viết dưới đây!
Gan nhiễm mỡ độ 3 là gì?
Lá gan có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Gan nhiễm mỡ bệnh lý được hiểu là tình trạng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5%.
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh gan nhiễm mỡ. Khi tiến vào cấp độ 2, số lượng chất béo tích tụ ở cơ quan này tăng lên đáng kể. Đồng thời, những chức năng của gan cũng có xu hướng suy giảm. Các tế bào khỏe mạnh đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác nhau bắt đầu suy yếu dần khi quá nhiều chất béo xâm chiếm chúng. Nếu bạn không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể chuyển sang cấp độ 3.
Khi đã diễn tiến sang giai đoạn này, tức lá lượng mỡ trong quan đã vượt quá 30%. Lúc này, các mao mạch, bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch, đều gặp khó khăn trong việc vận chuyển máu cùng các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Bệnh nhân khi đi xét nghiệm, làm sinh thiết gan sẽ thấy rõ độ lây lan các nhu mỡ tại gan tăng lên nhanh chóng và rõ rệt.
Giai đoạn này là giai đoạn nguy hiểm, nặng nhất của gan nhiễm mỡ. Từ đây, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng nếu không được điều trị đúng cách và kiên trì. Khi biến chứng gan nhiễm mỡ bắt đầu thì cơ hội chữa khỏi là không có mà người bệnh phải chấp nhận sống chung với bệnh và điều trị kéo dài sự sống tùy thuộc vào hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ độ 3
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ độ 3 mà bạn nên tìm hiểu. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả.
Rượu bia
Rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nồng độ ethanol có trong rượu bia có những tác động đến tế bào gan. Việc tổng hợp chất béo do uống rượu bia nhiều bị kích thích khiến sinh ra trygliceride. Đây là nguyên nhân chiếm khả năng cao gây nên bệnh gan nhiễm mỡ độ 3.
Tiền sử bệnh
Những ai đã có tiền sử các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C mãn tính, … do gan đã bị tổn thương nên dễ bị gan nhiễm mỡ.
Một số bệnh khác có thể là nguyên nhân tác động khiến gan bạn suy yếu, gan nhiễm mỡ bệnh lý như: tiểu đường, bệnh Wilson, viêm ruột, hội chứng suy giảm miễn dịch.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc dùng trong điều trị một số bệnh khác có thể làm thay đổi quá trình tổng hợp protein, can thiệp vào quá trình chuyển hóa của lipoprotein, gây ra gan nhiễm mỡ.
Bệnh có thể khởi phát nhanh chóng nếu bạn dùng nhiều những loại kháng sinh như: Methotrexate, Nifedipine, Perhexiline, Tamoxifen, Acid, Valproic, Amiodarone, Aspirin, Corticosteroid… Hoặc đơn giản là bạn dùng nhiều những thuốc chống siêu vi.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến gan của bạn, khi bạn ăn uống không hợp lý, sẽ tạo gánh nặng cho gan của bạn, khiến gan hoạt động nhiều hơn, dễ tổn thương hơn. Và đặc biệt nếu bạn ăn quá nhiều dầu mỡ, tinh bột hay đồ ăn nhanh, ít chất xơ sẽ khiến gan của bạn tích tụ nhiều mỡ hơn.
Ý thức chủ quan
Nhiều trường hợp không có thói quen khám bệnh định kỳ, hoặc khi nhận thấy một vài thay đổi trên cơ thể nhưng lại chủ quan không đi khám. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể diễn tiến âm thầm và ngày càng nặng thêm.
Béo phì
Béo phì nói chung đã là bệnh ảnh hưởng xấu không chỉ cho thẩm mỹ mà liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng ngày và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu bạn không kiểm soát được số cân nặng của mình dẫn tới béo phì, thì lượng mỡ tích tụ trong gan rất dễ tăng cao.
Chế độ ăn giàu cholesterol
Nếu bạn là đối tượng đang có chế độ ăn uống hàng ngày giàu cholesterol thì cũng cần kiểm soát. Vì đây là nguyên nhân gây nên bệnh ở một số trường hợp đã được ghi nhận.
Tăng lipid máu
Lượng lipid trong máu luôn ở tình trạng tăng thì bạn cũng cần chú ý. Tình trạng bao gồm máu nhiễm mỡ và mỡ máu tăng khiến cơ thể dễ dàng mắc phải bệnh này.
Suy dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt đối với căn bệnh này thì việc thiếu hụt dinh dưỡng protein sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh cao cho người bình thường.
Rối loạn di truyền
Những rối loạn di truyền cũng được ghi nhận là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh xuất hiện. Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng tăng cao. Di truyền từ mẹ sang con cũng được ghi nhận. Nếu mẹ bị bệnh thì khả năng sinh con ra cũng nhiễm gan nhiễm mỡ là hoàn toàn xảy ra.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 3
Ở giai đoạn 3, khi gan đã bị tổn thương nhiều, các chức năng gan suy giảm, các biểu hiện ở giai đoạn này cũng rõ rệt hơn. Một số dấu hiệu cơ bản thường thấy ở gan nhiễm mỡ độ 3:
- Đau tức hạ sườn bên phải, đau tức bụng: do các dịch tích tụ ở bụng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Ở giai đoạn 3, gan có thể đã sưng to hơn nhiều, do vậy khi ấn ở vùng bụng trước có thể cảm thấy rất đau.
- Vàng da: Nồng độ bilirubin trong máu tăng cao khiến cho các vùng da, bao gồm cả vùng da quanh mắt cũng trở nên thâm vàng hơn – đây là biểu hiện rõ nét và dễ dàng nhận thấy ở giai đoạn 3.
- Buồn nôn, nôn: gan bị tổn thương dẫn tới chức năng gan suy giảm, tạo cảm giác đầy bụng, buồn nôn, kèm theo đó là mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, nước tiểu sẫm màu, phân xám,…
Ngoài ra còn có triệu chứng nước tiểu vàng, sẫm màu, phân trắng; ngứa ngáy. Hiện tượng nổi mề đay, dị ứng cũng được ghi nhận ở người bị bệnh. Triệu chứng của bệnh đều có thể dễ dàng phát hiện, theo dõi trong sinh hoạt hàng ngày nên bạn cần chú ý để phát hiện bệnh nhanh chóng.
Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn nguy hiểm, nặng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Ở giai đoạn này, lượng mỡ đã chiếm hơn 30% trọng lượng của gan. Các nhu mỡ ở gan được ghi nhận tăng và có tính chất lây lan.
Cần hiểu rằng, đây là giai đoạn cuối của bệnh vì vậy bệnh có nguy cơ chuyển sang những biến chứng nguy hiểm. Khi này, bản thân người bệnh phải chấp nhận sống cùng bệnh. Đồng thời, việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống mà không thể chữa khỏi hoàn toàn được, bạn cần khám gan tổng quát giảm nguy cơ ung thư để có phương án chữa bệnh tốt nhất. Ngoài ra, ở giai đoạn cuối người bệnh gặp phải những thay đổi rõ rệt khác như rối loạn nội tiết tố cho bệnh nhân nam và nữ như: cương dương, teo tinh hoàn, tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, …
Gan nhiễm mỡ độ 3 nếu kiên trì tuân thủ chỉ định từ bác sĩ và kết hợp thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh có thể phục hồi dần trong một thời gian dài hơn. Tuy nhiên, nếu không chữa trị hoặc để gan nhiễm mỡ độ 3 dẫn tới biến chứng thì khó còn hy vọng chữa khỏi. Lúc này, sự sống của người bệnh sẽ phụ thuộc vào những biện pháp y tế, các loại thuốc đặc hiệu.
Điều trị gan nhiễm mỡ độ 3 như thế nào?
Chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có khả năng chữa khỏi bệnh gan nhiễm mỡ. Khi bạn bị gan nhiễm mỡ độ 3, bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu như hóa chất tổng hợp để hạ nhanh mỡ máu. Tuy nhiên, về lâu về dài, sau khi tình trạng bệnh đã ổn định hơn, thì hiện nay bác sĩ có khuynh hướng áp dụng phương pháp thay đổi chế độ sinh hoạt để giảm áp lực cho lá gan.
Bởi vậy, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 3 cần lưu ý những gì?
Gan nhiễm mỡ độ 3 nên ăn gì?
Việc điều trị bệnh cần có cả sự kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng được bổ sung hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dinh dưỡng ưu tiên cho người gan nhiễm mỡ là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, … Các thực phẩm đó có thể là: cá tươi, nhộng tằm, nấm hương, trà, các sản phẩm từ lá sen, bắp trái, táo mèo, dầu thực vật, rau cần, các loại trái cây và rau tươi khác…
Lựa chọn thực phẩm tươi mới, chất lượng, kiểm duyệt an toàn, sử dụng và kết hợp đa dạng để có thể kiểm soát được nguồn thực phẩm hấp thụ vào cơ thể hàng ngày.
Gan nhiễm mỡ độ 3 kiêng ăn gì?
Bạn cần hạn chế những thực phẩm nhiều cholesterol: đồ nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, thịt đỏ, không ăn nội tạng và mỡ động vật, hạn chế ăn lòng đỏ trứng, bơ, đậu Hà Lan, cà chua chín, ớt vàng, bắp chuối. Một số loại rau ăn hàng ngày bạn nên kiêng là rau ngót, rau cần tây, diếp cá… Một số loại trái cây không nên ăn khi bị bệnh là cam, quýt, bưởi, táo,… Lưu ý, những đồ ăn quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, tiêu, rượu, trà đặc cần được hạn chế.
Bên cạnh đó, bạn cần chủ động khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng gan có phục hồi tốt không và bác sĩ cũng có những hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều trị giảm gan nhiễm mỡ với chiết xuất thảo dược tự nhiên an toàn có thể giúp cho quá trình chữa bệnh nhanh hơn và tốt hơn.