Máu Nhiễm Mỡ Uống Cây Gì, Lá Gì? Những Thông Tin Cần Biết

Mỡ máu cao là một bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Các thuốc tây y thường có tác dụng phụ, gây độc đối với gan, thận và các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng kéo dài. Cây, lá quanh nhà có thể là một lựa chọn thay thế an toàn, hiệu quả dành cho bạn.

Sơn tra

Trong 100 gam sơn tra chứa 89 mg vitamin C; 0,89 mg carotene; 85 m calci; 0,5 mg vitamin B2; tương đương với các thành phần đó cao gấp 17 lần, 9 lần, 7 lần và 5 lần so với táo. Ngoài ra trong sơn tra còn có chứa glucose, cralaegolic acid, niaci, protein, calci, sắt, vitamin B2,..đứng đầu trong các loại quả.

Các chất flavone, loại triterpene và vitamin C, kali,…có trong sơn tra có thể làm mềm và mở rộng động mạch, tăng lượng máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, tăng cường sức co bóp và có thể cải thiện sức sống của tim, hạ huyết áp, mỡ huyết, lợi tiểu, an thần. Do đó nó có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với bệnh tim, cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ trong máu,…ở người cao tuổi.

Cách nấu:

a. Sơn tra phơi khô 15 – 20g, đem nấu kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường vào uống thay nước trà trong ngày.

b. Trà sơn tra, ngân hoa, cúc hoa, mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà, có tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ trong máu.

Hà thủ ô

Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, nó có thẻ làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch; có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lị. Hà thủ ô sống có thể thúc đẩy nhu động ruột, hạ tả.

Cách nấu: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Cát cánh

Lá cát cánh giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng trừ bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh tăng huyết áp, ngoài ra bài thuốc này còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.

Cách nấu: Lá cát cánh tươi luộc trong 30 phút vớt ra đem phơi khô để dùng. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi uống thay trà.

Râu ngô

Phytosterol trong râu ngô có khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol và giúp phòng ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cũng như giảm bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ và bệnh cao huyết áp.

Cách nấu: Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Cây nần vàng (mài đắng)

Chiết xuất saponin steroid từ củ nần vàng có hàm lượng khá cao, có khả năng làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Cách nấu: Lấy khoảng 15g củ nần khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, sắc với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy khoảng 300ml nước uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.

Vối

Thành phần beta-sitosterol trong vối có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu.

Cách nấu: Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.

Nắp ấm

Cây nắp ấm chứa glycoside, flavonoid có tác dụng giảm cholesterol.

Cách nấu: Toàn cây nắp ấm phơi khô, nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng.

Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:

– Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.

– Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.

Củ nghệ

Nghệ có chứa curcumin giúp cơ thể giảm sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu, làm giảm tối thiểu được lượng chất béo tích tụ trong gan.

Cách nấu: trộn nửa muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước nóng, để nguội và dùng ba lần một ngày. Nếu bạn thích, có thể trộn nửa thìa bột nghệ vào một ly sữa ấm và thưởng thức.

Chanh

Limonin (chất oxy hóa mạnh có trong chanh) hỗ trợ làm giảm lượng apo B (thành phần protein chính của cholesterol xấu). Flavonoid, pectin và các sắc tố trong chanh cũng có đặc tính của chất ô xy hóa, có tác dụng làm tăng cholesterol tốt, giảm quá trình ô xy hóa cholesterol xấu, từ đó giảm lưu lượng cholesterol LDL trong máu

Cách dùng:

a. Uống nước chanh tươi và lặp lại hai hoặc ba lần một ngày trong một tháng.

b. Cắt thành lát chanh mỏng, thả chúng vào một chai nước và uống suốt cả ngày.

c. Xay nhuyễn 2-3 củ tỏi trộn với 4 quả chanh tươi xắt lát, ngâm cùng với 3 lít nước. Sau đó, mỗi ngày uống 2-3 thìa, uống 2-3 lần/ngày đều đặn trong thời gian dài.

Táo

Chiết xuất polyphenolic từ táo có thể là một cách tự nhiên giúp kiểm soát cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bằng cách giảm độ hòa tan và hấp thụ cholesterol ở ruột.

Cách dùng: Trộn một muỗng canh giấm táo, một thìa mật ong và một ly sữa ấm. Uống hỗn hợp này trước bữa ăn. Thực hiện việc này trong nhiều tháng một cách đều đặn.

Trà xanh

Trong lá trà xanh chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng bệnh xơ cứng động mạch, giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể

Cách nấu: Lá trà non vò nhẹ sau khi rửa sạch, rồi cho vào ấm đun uống, khoảng 3 – 5 tách trà mỗi ngày.

Bồ công anh

Hoạt chất chính được tìm thấy trong chiết xuất rễ cây bồ công anh là Flavonoids với tỷ lệ 1- 5%, có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do, loại bỏ mỡ thừa và độc tố trong máu

Cách dùng: Trộn một thìa bột bồ công anh vào nước nóng, để trong vài phút sau đó uống. Bạn có thể thêm một ít mật ong để cải thiện hương vị. Uống một ly, hai đến ba lần một ngày trong vài tuần. Chú ý, người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng bồ công anh.

Bài viết liên quan