Điều trị mỡ máu cao không khó như bạn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể đưa chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn cải thiện bệnh bằng thói quen sống hàng ngày đấy.Hãy tham khảo các giải pháp giảm mỡ máu tại nhà để ngăn chặn căn bệnh này trước khi có những biến chứng nguy hiểm.
Máu nhiễm mỡ có chữa khỏi được không?
Người bệnh rối loạn mỡ máu thường lo lắng rối loạn mỡ máu có chữa được không bởi vì hậu quả của nó quá nguy hiểm. Thực tế, không bác sĩ nào có thể đảm bảo có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mỡ máu cao cho bạn.
Chúng ta có thể giữ cho mức mỡ máu ở trong giới hạn cho phép bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách dài hạn và liên tục trong suốt cuộc đời, nếu cần thiết có thể dùng thuốc.
Theo các bác sĩ chuyên ngành, điều trị máu nhiễm mỡ nhằm 2 mục đích đó là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Giải pháp được đưa ra để điều trị bệnh này bao gồm:
- Kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống.
- Giảm cân, tập thể lực hợp lý.
- Dùng các thuốc điều chỉnh mỡ máu.
Hiện nay, phác đồ điều trị giảm mỡ máu tại nhà bao gồm các phương pháp sau:
Chữa máu nhiễm mỡ tại nhà nhờ thay đổi chế độ ăn uống?
Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm cholesterol cao
Máu nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến và nó cũng là một vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người có thể trạng béo, thừa cân cần lưu ý để sớm khống chế chỉ số mỡ máu về mức an toàn. Ngay cả những người gầy cũng không được chủ quan, vì máu nhiễm mỡ là bệnh không loại trừ cả những người gầy.
Hãy tham khảo các giải pháp giảm mỡ máu tại nhà để ngăn chặn căn bệnh này trước khi có những biến chứng nguy hiểm..
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cao
Các loại thực phẩm này thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa làm tăng mức triglyceride. Chúng bao gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ lợn, sò ốc, óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ, nước dùng nhiều mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa
Các chất béo chuyển hóa cũng làm tăng mức triglyceride và nhiều thực phẩm nhân tạo được sản xuất thông qua quá trình gọi là hydro hóa có lượng quá nhiều chất béo chuyển hóa. Các nguồn gốc của các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy.
Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh
Chúng ta không cần phải trở thành người ăn chay hoàn toàn để đưa mức cholesterol của mình về mức an toàn. Nhưng rõ ràng, từ kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, càng nhiều rau, trái cây, khoai tây và các thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên khác, chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn.
Nếu phần lớn lượng calo của bạn được nhận từ những nguồn trái cây và rau quả sẽ làm cho bạn qua được cơn đói, tăng cảm giác no và cũng giúp giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột. Vì thế, bạn cần ăn nhiều rau xanh, từ 400 – 500g/ngày. Trong đó, đặc biệt là các loại sau:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức.
- Tất cả các loại đậu: Đậu lăng, đậu đỏ, đậu pinto, đậu nành… các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu (sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, chao, đậu tương…).
- Dầu ôliu: không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.
- Hành tây: nên dùng 60g hành tây mỗi ngày
- Dưa leo: có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.
- Rong biển: có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch.
- Ớt: vitamin C trong ớt có thể làm giảm lượng cholesterol máu, là một loại thực vật giảm mỡ máu tự nhiên.
- Súp lơ (bông cải): Flavonoid trong súp lơ là một chất làm sạch lòng mạch, giúp tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch.
- Mướp đắng: có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Cần tây: có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột.
- Mầm đậu xanh: có tác dụng rất tốt trong việc giảm cholesterol máu
- Cà rốt: cà rốt còn chứa quercetin, có tác dụng tăng cường lưu lượng máu động mạch vành, giảm mỡ máu.
- Táo: Có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin
- Chuối: cuống quả chuối có tác dụng giảm cholesterol.
- Các loại nấm: Nấm hương, linh chi, mộc nhĩ…. có tác dụng trong việc giảm cả cholesterol và triglycerid máu.
- Các loại rau rau củ quả khác: Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mùng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, su hào, khoai các loại… Các loại quả như mận, bưởi, đào…
Chọn cách chế biến thực phẩm đúng
Thay vì nấu ăn với các loại dầu thực vật thông thường (dầu ngô, dầu cải dầu), hãy chuyển sang sử dụng dầu ô liu, dầu hướng dương và dầu bơ, có chứa chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim. Mục tiêu là tránh bơ, chất béo bão hòa cao và tránh các sản phẩm làm từ chất béo chuyển hóa hoặc axit béo hydronated một phần (ví dụ, bơ thực vật dính).
Thực phẩm chiên rán có liên quan đến mức cholesterol cao và ung thư. Nếu bạn thích món khoai tây chiên, cân nhắc nên mua cho mình một chiếc nồi chiên không khí ( nồi chiên không dầu), bạn vẫn có thể thưởng thức món khoai tây chiên mà không cần sử dụng dầu ăn và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Luộc, hấp, rang, nướng là những cách tuyệt vời để chế biến thực phẩm.
Chữa máu nhiễm mỡ tại nhà nhờ uống trà cải thiện mỡ máu
Trà xanh
Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Chất EGCG trong trà có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ, làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim, nhờ đó làm giảm mức độ tổn thương ở những cơ quan nội tạng ở những người bị bệnh mạch vành cấp tính.
Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
Vì vậy, những người bị máu nhiễm mỡ nên uống trà xanh mỗi ngày hoặc bổ sung chiết xuất trà xanh có trong các sản phẩm bổ sung.
Trà xạ đen
Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).
Xạ đen có chức năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
Trà xạ đen hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
50g lá xạ đen phơi khô sau đó cho vào 1.5l nước đun sôi 10-15p ( dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.
Trà giảo cổ lam
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…
Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:
- Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
- Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
- Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.
Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
Trà bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ)
Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.
Chuẩn bị 30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước. Đem nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống hết trong ngày.
Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên
Duy trì cân nặng lý tưởng, cần giảm cân sao cho chỉ số BMI của bạn thích hợp. Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m) x chiều cao (m). Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trừ người có thai, nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, thiếu dinh dưỡng; từ 18,5 – 24,99 là bình thường; từ 25 – 29,99 là thừa cân; từ 30 trở lên là béo phì.
Tập thể dục thường xuyên và kết hợp với kế hoạch ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm cân, cải thiện đáng kể tình trạng cholesterol.
Đi bộ 30 phút mỗi ngày là một cách tốt để bắt đầu. Nhưng để có sức khỏe tối ưu và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch, bạn cần tham gia vào các môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều hơn như: thể dục nhịp điệu (tối thiểu 30 phút và tối ưu là từ 60 đến 90 phút, xen kẽ những ngày cường độ vừa phải với những ngày cường độ mạnh mẽ), gym, yoga
Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng bạn phải tập thể dục trong một khoảng thời gian trong ngày. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy dành khoảng 15 phút đi bộ nhanh vào buổi sáng, 15 phút khác vào bữa trưa và 15 phút khác sau bữa ăn tối.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu một môn thể thao nào, nếu bạn đang có vấn đề về tim mạch.
Hạn chế những thói quen xấu
- Hãy bỏ ngay hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch của bạn mà còn ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…
- Nếu bạn uống rượu, không nên uống quá nhiều. Tốt nhất nếu uống thì bạn nên uống rượu vang đỏ với số lượng không nên quá 142 ml mỗi ngày.
- Tránh lối sống tĩnh tại, không vận động.
- Tránh căng thẳng.