Xơ Vữa Động Mạch Vành – Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Xơ vữa mạch vành là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu trong các loại bệnh. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng lê đến hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương phá điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Xơ vữa động mạch vành là gì?

Xơ vữa động mạch vành: là tình trạng động mạch bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa, ngăn cản máu cung cấp đến tim. Các mảng xơ vữa được tạo thành từ các chất béo, cholesterol và các chất khác được tìm thấy trong máu. Xơ vữa động mạch vành kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy tim,…

Xơ vữa mạch vành có nguy hiểm không?

Theo WHO, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ ( biến chứng do xơ vữa mạch vành) nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại. Tại Việt Nam, số người tử vong do tim mạch là 200.000 người và xơ vữa mạch vành chiếm một nửa số đó.

Xơ vữa động mạch vành sẽ  sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim…. nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch vành khiến tim không được cung cấp đủ máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh về tim mạch nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim với nguy cơ gây tử vong cao

  • Suy tim: Tim suy yếu, mệt mỏi do cơ tim thiếu máu lâu ngày làm giảm khả năng co bóp của tim. Tỉ lệ người suy tim tử vong sau 5 năm ở nam là 59% và ở nữ giới là 45%.
  • Nhồi máu cơ tim:Tình trạng tim thiếu oxy kéo dài khiến mô cơ tim bị chết gây nên cơn đau thắt ngực gọi là nhồi máu cơ tim. Nguy hiểm hơn, nếu các động mạch nhánh nuôi nút nhịp tim bị tắc sẽ gây tử vong ngay lập tức do rối loạn nhịp tim. Theo thống kê có tới gần 50% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị đột tử trước khi đến bệnh viện.

Nguyên nhân nào gây xơ vữa động mạch vành?

Cho đến hiện nay, nguyên nhân gây xơ vữa mạch vành chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh được sự hình thành các mảng xơ vữa có liên quan đặc biệt đến tổn thương nội mạc mạch máu. Sự tổn thương ấy được gây ra bởi nhiều yếu tố

Yếu tố có thể thay đổi được

  • Cholesterol cao: Cholesterol là chất béo. Cholesterol trong máu cao đồng nghĩa mỡ máu tăng dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu và gây nên mảng xơ vữa. Người có cholesterol cao có khả năng phát triển bệnh tim gấp 2 lần so với những người có mức cholesterol bình thường
  • Huyết áp cao: Áp lực lớn của máu tác động lên thành mạch khiến lớp nội mạch tổn thương. Người tăng huyết áp có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần
  • Đường huyết cao: Lượng đường trong máu cao làm tăng độ nhớt của máu gây nên sự bám dính của tế bào mỡ ở thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Theo nghiên cứu, tiểu đường là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 2 lần
  • Hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá làm huyết áp tăng. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 2-4 lần so với người không hút thuốc.
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ thúc đẩy hấp thụ nhiều cholesterol xấu tạo các mảng xơ vữa. Những người có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có 30% khả năng phát triển bệnh tim nhiều hơn so với những người ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo.
  • Lười vận động: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường. Những người không tập thể dục làm tăng 50% khả năng phát triển bệnh tim
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa là tăng mỡ máu gây nên các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao. Bệnh động mạch vành hiện diện nhiều hơn gấp 10 lần ở những người bị béo phì

Yếu tố không thể thay đổi được

  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có tiểu sử bị tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch thì bạn có nguy cơ mắc xơ vữa mạch vành gấp 2 lần so với người khác
  • Tuổi tác: Tuổi tác cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch vành. Theo nghiên cứu, nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi là những đối tượng cơ nguy cơ mắc xơ vữa mạch vành cao
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ bị xơ xữa mạch vành cao hơn 2-3 lần so với nữ giới

Làm thế nào để nhận biết khi mắc xơ vữa mạch vành?

Dấu hiện dễ nhận biết nhất ở xơ vữa mạch vành là được biểu hiện ở những cơn đau thắt ngực, khó thở. Mức độ của những con đau được biểu hiện khác nhau tùy vào giai đoạn phát triển bệnh của bạn

Giai đoạn đầu

Bệnh xơ vữa mạch vành trong giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mờ nhạt, khó nhận biết thường chỉ xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Tình trạng các cơn đau không giống nhau, tùy thuộc vào mức chịu đựng và sức khỏe của từng bệnh nhân

  • Mổ tả cơn đau thắt ngực: cảm giác đau nhói, thắt chặt, bỏng rát, kim châm, đè nặng ngực kèm theo hiện tượng vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt
  • Vị trí: dưới xương ức, đau lan ra cổ, cánh tay, lưng, vai trái.
  • Đặc điểm: Cơn đau thắt ngực ổn định – Cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức như leo cầu thang cao, leo dốc, mang vác nặng hoặc bị sốc tâm lý (vui quá, buồn quá, thất vọng quá mức…) và chấm dứt khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

Phụ nữ, người già và những người có bệnh tiểu đường có thể gặp phải những triệu chứng khác như mệt mỏi, khó thở,tay chân yếu ớt, vô lực.

Giai đoạn nghiêm trọng

Bệnh xơ vữa mạch vành ở giai đoạn nặng gây ra những cơn đau thắt ngực ngày càng dữ dội trong thời gian dài do sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa, dẫn đến hình thành cục máu đông gây bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch

  • Mô tả cơn đau: cơn đau ngực thường dữ dội hơn, kéo dài hơn. Các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, cường độ đau tăng dần
  • Đặc điểm: Từ cơn đau thắt ngực ổn định (gặp khi bệnh nhân gắng sức), có thể chuyển sang cơn đau thắt ngực không ổn định (xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, khi người bệnh đang ngủ hoặc sinh hoạt bình thường)
Các cơn đau tim với tần suất và cường độ tăng dần có nguy cơ cao dẫn tới nhồi máu cơ tim, đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh

Xơ vữa động mạch có thể chữa dứt điểm được không?

Bệnh xơ vữa động mạch vành có chữa được không luôn là trăn trở của người bệnh. Việc chữa trị dứt điểm xơ vữa động mạch là rất khó khăn. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành  bởi đây là một căn bệnh mãn tính và dần trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Tuy nhiên nếu bạn biết sinh hoạt hợp lí kết hợp sử dụng thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng xơ vữa và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đế tim mạch trong tương lai

Cách điều trị xơ vữa mạch vành

Mục tiêu của việc điều trị hướng đến giảm các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các bệnh do xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ hình thành cụ máu đông và giảm bớt triệu chứng của cơn đau ngực. Để tránh sự nguy hiểm của xơ vữa mạch vành, phương pháp điều trị bệnh bao gồm

  • Thay đổi lối sống: Đối với những người có nguy cơ xơ vữa mạch vành hoặc mắc bệnh ở giai đoạn đầu  thì thay đổi lối sống là phương pháp phòng ngừa giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Kiểm soát tốt có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đến hơn 80% bằng việc
  • Chế độ ăn tốt cho tim mạch: hạn chế thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Ăn những nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và cất xơ như: rau củ, trái cây, ngũ cốc, cá và các loại hạt. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol tới 10%.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tùy vào tình trạng ệnh và sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn các bài luyện tập với mức độ khác nhau. Nếu bạn là người có nguy cơ mắc động mạch vành, trái tim vẫn khỏe mạnh thì bạn hoàn toàn có thể tập những bài tập nặng như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang,… Còn những trờn hợp bệnh nghiêm trọng thì chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng các bài không quá sứ như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu cường độ nhẹ. Và nên luyện tập tối thiểu 150 phút mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia: Nếu bạn đang hút thuốc hoặc sử dụng quá nhiều chất cồn, hãy bỏ chúng. Đó đều là các chất có tác động xấu đến tim mạch nó chung và sức khỏe của bạn nó riêng. Bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu không những bảo vệ cho sức khỏe của bạn mà còn cho chính những người thân xung quanh
  • Quản lí căng thẳng: Stress khiến tâm trạng bạn không ổn định, có thể gây những cảm xúc tiêu cực. Quá buồn, quá tức giận có thể dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim, nguy hiểm tính mạng. Bạn có thể tìm nhiều cách để giảm thiểu sự căng thẳng như: nghe nhạc, đọc sách, thư giãn, ngủ đủ giấc, tâm sự với bạn bè,… Điều này làm tinh thần tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc tim mạch
  • Kiểm tra các chỉ số cơ thể: Hãy đảm bảo rằng các chỉ số huyết áp, choresterol máu, lượng đường huyết, chỉ số cân nặng cơ thể của bạn luôn ở mức ổn định – Điều này giúp bạn kiểm soát nguy cơ xảy ra một cơn đau tim đột ngột. Bạn có thể tự kiểm tra các chỉ số này ở nhà hoặc gặp bác sĩ thường xuyên nếu bạn không có đủ các dụng cụ đo hoặc kiến thức về chúng

Sử dụng thuốc: Để điều trị hiệu quả hơn, ngoài việc thay đổi lối sống bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc giúp ngăn ngừa huyết khối, giảm mỡ máu, ổn định mảng xơ vữa. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chó chứa thành phần statin

Can thiệp phẫu thuật: khi động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn do cục máu đông, bạn sẽ tiến hành phẫu thuật theo yêu cầu của bác sĩ. Việc duy nhất bạn nên làm lúc này là tinh thần lạc quan và hợp tác tốt với bác sĩ của bạn

Xơ vữa mạch vành là căn bệnh không thể coi thường bởi những con số thương vong mà nó gây ra là rất lớn. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết liên quan