Chỉ Số Triglyceride Bao Nhiêu Là Thấp? Có Nguy Hiểm Hay Không?

Bên cạnh mức triglyceride cao thì mức triglyceride thấp cũng là một mối quan tâm về sức khỏe. Tìm hiểu xem triglyceride thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào và làm sao để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề liên quan.

Triglyceride là gì?

Lipid còn được gọi là chất béo, là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng và là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống. Có nhiều loại lipid khác nhau, bao gồm steroid, phospholipid và triglyceride. Triglyceride là một loại lipid mà cơ thể có thể sử dụng cho cả năng lượng tức thời và dự trữ.

Triglyceride là một dạng chất béo chiếm khoảng 95%, mà chúng ta hấp thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nó có nhiều trong các loại dầu thực vật và mỡ động vật. Khi bạn ăn một bữa ăn, cơ thể bạn sử dụng các chất dinh dưỡng từ bữa ăn đó làm năng lượng hoặc nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu bạn ăn một bữa ăn có quá nhiều năng lượng (quá nhiều calo), năng lượng dư thừa này sẽ được chuyển đổi thành triglyceride. Năng lượng của nó dư thừa sẽ được tích tụ ở mỡ và tế bào gan.

Mối quan tâm phổ biến nhất về triglyceride là mức chất béo trung tính cao. Nồng độ chất béo trung tính cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch, viêm tụy,… Bên cạnh đó, mức chất béo trung tính thấp cũng là một mối quan tâm về sức khỏe đáng lưu ý.

Chỉ số triglyceride bao nhiêu là thấp?

Mỗi người sẽ có một chỉ số triglyceride khác nhau, được tính là nồng độ chất béo trung tính trong máu xác định được khi xét nghiệm máu đơn vị là mmol/L.

Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu triglyceride là cao, thấp hay bình thường sau khi đo được đánh giá theo 4 mức sau:

  • Chỉ số Triglyceride ở mức bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/ L).
  • Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/ L).
  • Chỉ số Triglyceride cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/ L).
  • Chỉ số Triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/ L).

Hiện không có phạm vi cho mức độ chất béo trung tính thấp. Tuy nhiên, nếu mức chất béo trung tính của bạn rất thấp, điều này có thể chỉ ra một tình trạng tiềm ẩn hoặc bệnh.

Nguyên nhân gây ra chỉ số triglyceride thấp?

Chế độ ăn rất ít chất béo

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít chất béo có thể là một cách hiệu quả để giảm cân. Tuy nhiên, bất cứ điều gì thực hiện quá mức cũng đều có thể nguy hiểm và chế độ ăn kiêng rất ít chất béo cũng không ngoại lệ.

Những người thực hiện chế độ ăn này tiêu thụ rất ít chất béo dẫn tới mức chất béo trung tính trong cơ thể ở mức thấp. Chất béo là một phần thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của con người, bởi vậy bạn không nên quá kiêng khem, nên lựa chọn tiêu thụ các loại chất béo lành mạnh.

Ăn chay dài hạn

Ăn chay có thể có mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm lượng đường trong máu và lipid, giảm cân.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2010, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ở những người tham gia trong tám tuần, mức độ chất béo trung tính đã giảm xuống khoảng 32%.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan.

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng như lipid. Một số triệu chứng suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Giảm cân, giảm mỡ và giảm cơ.
  • Má và mắt hốc hác.
  • Tóc khô và giòn, da hoặc móng.
  • Trầm cảm, lo lắng, dễ cáu gắt, khó chịu.
  • Mệt mỏi, uể oải, giảm vận động
  • Teo dần lớp mỡ dưới da
  • Lớp cơ lỏng lẻo, giảm khối lượng
  • Vết thương lâu lành hơn bình thường
  • Dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng do sức đề kháng giảm

Nếu bạn đang bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, mức chất béo trung tính của bạn có thể thấp hơn mức bình thường. Suy dinh dưỡng được điều trị tốt nhất bằng cách đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể từ đầy đủ các nhóm chất bao gồm protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin.

Hấp thu kém

Hấp thu kém là tình trạng ruột non không thể hấp thụ đúng chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nguyên nhân của sự kém hấp thu có thể bao gồm tổn thương đường tiêu hóa, các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hoặc tác phụ của một số loại thuốc. Đối với những người bị kém hấp thu, cơ thể có thể không thể hấp thụ carbohydrate, protein hoặc chất béo đúng cách.

Có nhiều triệu chứng kém hấp thu cho thấy cơ thể bạn không hấp thụ chất béo đúng cách. Ví dụ như:

  • Chướng khí, đầy bụng
  • Phân lỏng và có mùi hôi
  • Phân có váng mỡ
  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Phân khó rửa vì chúng trôi nổi hoặc dính vào bồn cầu
  • Sụt cân
  • Phát ban da có vảy

Những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo có thể có mức chất béo trung tính thấp. Điều trị bệnh liên quan đến việc giải quyết các tình trạng tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng kém hấp thu, có thể là dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống.

Bệnh cường giáp

Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất. Ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức ( cường giáp ), quá trình trao đổi chất thường xuyên có thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số triệu chứng của cường giáp bao gồm:

  • Bướu cổ
  • Giảm cân không chủ ý và thay đổi khẩu vị
  • Thay đổi nhịp tim
  • Da mỏng, rụng tóc
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng

Một trong những chỉ số lớn nhất của cường giáp là giảm cân không chủ ý. Nói chung, giảm cân này xảy ra bất kể lượng thức ăn. Điều này có nghĩa là cơ thể luôn sử dụng nhiều năng lượng hơn người đó đang tiêu thụ. Những người mắc bệnh cường giáp có thể có mức chất béo trung tính thấp do việc sử dụng các chất béo trung tính này làm nhiên liệu tăng lên.

Các xét nghiệm máu đo mức thyroxine và hormone kích thích tuyến giáp có thể được sử dụng để chẩn đoán cường giáp. Nó thường được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Thuốc hạ mỡ máu

Có rất nhiều loại khác nhau của các loại thuốc hạ lipid máu. Statin, fibrate và este ethyl axit béo omega-3 là ba loại thuốc hạ lipid máu được biết là làm giảm mức chất béo trung tính.

Nếu bạn lo ngại rằng các loại thuốc giảm mỡ máu đang khiến mức chất béo trung tính của bạn giảm quá thấp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lựa chọn cách giảm mỡ máu khác.

Triglyceride thấp có nguy hiểm không?

Trong một nghiên cứu năm 2014 , các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức chất béo trung tính thấp( mà không nhịn ăn) có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở gần 14.000 người tham gia nghiên cứu.

Một năm 2017, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức chất béo trung tính thấp có liên quan đến chức năng não được cải thiện ở người cao tuổi không bị chứng mất trí.

Khi chỉ số triglyceride thấp, sẽ không có một ảnh hưởng gì quá xấu đến sức khỏe. Vì ngoài dạng chất béo này, trong cơ thể còn có nhiều dạng chất béo khác, đủ để đảm bảo các hoạt động sống cho cơ thể. Do đó, khi chỉ số triglyceride của chúng ta có xuống thấp thì cũng không phải lo lắng.

Tuy nhiên, mức độ chất béo trung tính cực kỳ thấp có thể đến từ một vài nguyên nhân không tích cực kể trên. Bởi vậy, cần chú ý tới sức khỏe tổng quan, không nên để chỉ số triglyceride quá thấp và nên bổ sung nhiều dạng chất béo khác nhau cho cơ thể, nhất là chất béo tốt.

Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!

Kiểm soát mức triglyceride ở mức cho phép

Những trường hợp có triglyceride ở mức thấp tuy không đáng lo ngại sức khỏe nhưng cũng không nên chủ quan, nhất là những người có triglyceride thấp do những nguyên nhân: suy dinh dưỡng, hấp thu kém hay mắc các bệnh tuyến giáp. Để đảm bảo có nguồn cung đa dạng cho cơ thể, chúng ta cần giữ được sự ổn định của các dưỡng chất mà cơ thể cần, không để quá cao hoặc quá thấp.

Một số hướng dẫn giúp bạn có thể kiểm soát mức triglyceride máu ổn định ở mức an toàn:

  • Tăng cường vận động: Hình thành thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của bạn, có thể giúp cân bằng lượng triglyceride và tăng cholesterol “tốt”. Hãy cố gắng dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày tham gia các hoạt động thể chất. Việc đơn giản nhất là đi bộ, chạy bộ hoặc lựa chọn môn thể thao mà bạn yêu thích. Tốt hơn nữa là kết hợp vận động nhẹ trong thời gian bạn làm việc, thời gian rảnh.
  • Bổ sung chất béo tốt: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe bao gồm cá chứa axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, bơ… Tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu/cai rượu: Thay thế rượu bằng các loại thức uống tốt nhiều dinh dưỡng hơn, ví dụ như nước lọc, trà hoa bụp giấm, nước cam…
  • Không nên thức khuya: Nghiên cứu chỉ ra người thức khuya thường dễ mệt mỏi vì thiếu ngủ, dễ tăng cân và có mức chỉ số triglyceride cao hơn những người ngủ đúng và đủ giấc. Thường xuyên thức khuya còn ảnh hưởng đến nội tiết khiến tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả kèm theo tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông( gây béo phì).
  • Giảm căng thẳng, áp lực: Bạn có thể lựa chọn xem những chương trình giải trí hoặc làm bất kỳ việc gì bạn yêu thích để giải tỏa áp lực.

Kết luận: Triglyceride là chất béo trung tính tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi của cơ thể. Lượng triglyceride nếu ở mức độ độ thấp không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan mà không kiểm soát để lượng triglyceride máu tăng cao có thể dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe.

Bài viết liên quan