Chỉ Số Mỡ Máu Triglyceride Cao Nên Ăn Gì? Các Thực Phẩm Tốt Nhất

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nồng độ triglyceride trong máu. Ăn uống lành mạnh cũng góp phần vào việc hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến triglyceride cao như rối loạn mỡ máu, các bệnh lý về tim mạch, viêm tụy,…

Nguyên nhân khiến cho chỉ số mỡ máu triglyceride tăng cao

Thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong các nguyên nhân khiến chỉ số mỡ máu triglyceride tăng caoa

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều carbonhydrate tinh chế và các loại đường fructose nhân tạo có thể làm tăng mức chất béo trung tính tryglyceride.
  • Uống quá nhiều rượu: Uống rượu kích thích gan sản xuất thêm axit béo từ đó làm tăng mức triglycerides trong máu. Nếu bạn uống quá nhiều rượu thêm vào đó là tiêu thụ nhiều thức ăn nhiều mỡ, tiết canh, nội tạng động vật… sẽ khiến mức triglycerides tăng đột biến.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm nồng độ cholesterol có lợi(HDL) đồng thời tăng triglycerid và nồng độ cholesterol có hại(LDL) gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu bạn hút thuốc càng nhiều, lượng mỡ đào thải sẽ càng kém, mỡ thừa sẽ tích tụ trong máu, nhất là mạch máu ở tim, mạch não.
  • Ít hoạt động thể chất: Khi bạn hạn chết vận động, khiến cho việc lưu thông máu, tiêu thụ đồ ăn cũng bị hạn chế theo. Lượng mỡ dư thừa không được sử dụng sẽ tích tụ và gia tăng nồng độ triglyceride.
  • Thừa cân, béo phì: Khoảng 60-70% người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máu- tương đương với việc nồng độ triglyceride cao.
  • Suy giáp, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa: Những người có bệnh lý nền thường có mức chỉ số triglyceride cao hơn bình thường.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc tăng cường estrogen, thuốc ức chế protease và corticosteroid,  ức chế beta không chọn lọc; propofol; isotretinoin; một số thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine); cyclosporine; bexarotene; all-trans retinoic acid; sirolimus; tacrolimus;…
  • Ảnh hưởng di truyền: Nghiên cứu có chỉ ra sự tăng triglyceride có thể do di truyền, bởi vậy trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân được yêu cầu điền vào tờ khai y tế về tiền sử bệnh của gia đình.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến triglyceride?

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính là một dạng chất béo chiếm 95% chất béo hằng ngày mà chúng ta tiêu thụ từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Chúng cũng được tạo ra bởi gan khi chúng ta ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường. Khi cơ thể bạn không sử dụng hết tất cả các chất béo triglyceride, thì nó được lưu trữ dưới dạng tế bào mỡ. Cũng giống như cholesterol, chất béo trung tính cao có thể làm xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Triglyceride chiếm tới 95% chất béo chúng ta ăn hàng ngày nên các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp chỉ số triglyceride trong máu. Ăn đúng loại thực phẩm có thể khiến triglyceride giảm trong vài ngày. Nhưng chọn thực phẩm sai có thể làm tăng nhanh chỉ số chất béo trung tính.

Nguyên tắc ăn uống cho người mỡ máu triglyceride cao

Triglyceride có thể được hạ xuống một cách tự nhiên thông qua thay đổi chế độ ăn uống mà không cần dùng thuốc như: giảm mỡ động vật, dùng chất béo không bảo hòa, hạn chế bia rượu hoặc đồ uống có đường, và tăng hoạt động thể chất, giảm cân ….

Giảm lượng calo ăn vào

Việc thường xuyên tiêu thụ quá nhiều calo vượt mức cho phép dẫn tới dư thừa lượng triglycirde trong cơ thể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ( AHA) , giảm 5-10% lượng calo tiêu thụ trong ngày có thể giảm 20% lượng chất béo trung tính.

Một phụ nữ trung bình cần ăn khoảng 1300 calo mỗi ngày để duy trì, và 1000 calo để giảm 0.5 kg mỗi tuần. Một người đàn ông trung bình cần 1650 calo để duy trì, và 1300 calo để giảm 0.5 kg mỗi tuần.

Chọn đúng chất béo

Chất béo đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cấu trúc của cơ thể, dữ trự năng lượng và giúp cơ thể hoạt động chính xác.

Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo và nên lựa chọn các chất béo tốt (chất béo không bão hòa, ví dụ như omega-3, omega-6 có trong cá trích, cá mòi, cá hồi,…).  Triglyceride là thành phần chủ yếu của mỡ động vật, bởi vậy bạn nên hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa ( thường có trong nội tạng động vật, các loại đồ ăn nhanh chiên dầu mỡ,…).

Giảm lượng carbonhydrate tinh chế

Bạn cần hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc thô, lúa mì, …

Rau xanh và trái cây là những thực phẩm tốt. Vitamin và khoáng chất trong đó giúp loại bỏ nhiều chất béo và độc tố khỏi máu. Trái cây tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn có lượng đường trong máu hoặc kháng insulin cao, tốt nhất nên hạn chế trái cây chỉ còn 2 phần mỗi ngày. Hãy bổ sung rau xanh nhiều hơn để thay thế tinh bột bạn thường tiêu thụ.

Giảm tiêu thụ đường:

Đường phụ gia và đường tinh chế có thể làm tăng chỉ số triglyceride nên cách nhanh nhất để hạ chỉ số triglyceride đó là cắt giảm lượng đường mà bạn tiêu thụ hàng ngày.

Chỉ số triglyceride cao nên ăn gì?

Dưới đây là một vài gợi ý về những thực phẩm tốt cho bệnh nhân có lượng mỡ máu triglyceride cao:

Đậu

Đậu lăng, đậu đỏ, đậu pinto, đậu nành… Thay vì làm tăng mức triglyceride trong máu như nguồn protein từ động vật, đậu thực sự giúp hạ mỡ máu hiệu quả.

Đậu và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu (sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, chao, đậu tương…) cũng giúp giảm lượng đường trong máu và insulin, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa.

Dầu ôliu

Có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm triglyceride, LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, dầu ôliu được coi là có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.

Hành tây

Không chỉ có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch hành tây còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 60g hành tây có tác dụng dự phòng cholesterol máu tăng cao.

Dưa leo

Có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu chất béo trung tính. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.

Ớt

Có hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại thực vật, vitamin C có ích trong việc cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể. Đồng thời, vitamin C còn có thể làm giảm lượng triglyceride trong máu, là một loại thực vật giảm mỡ máu tự nhiên.

Súp lơ (bông cải)

Gồm súp lơ xanh và trắng, hai loại đều có thành phần dinh dưỡng cơ bản tương đồng. Súp lơ nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất xơ rất cao, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là một chất làm sạch lòng mạch, có hiệu quả trong việc tiêu trừ cholesterol, triglyceride lắng đọng trên thành mạch, ngoài ra còn có thể ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm thiểu các bệnh tim mạch phát sinh.

Rong biển

Là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Rong biển chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Trong rong biển còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid.

Mướp đắng

Rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất. Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu.

Cà rốt

Chứa nhiều caroten và nhiều loại vitamin. Ngoài ra còn chứa 9 loại acid amin, hơn 10 loại enzym, nhiều loại khoáng chất và chất xơ. Các thành phần này rất tốt đối với người bị bệnh mạch vành. Trong cà rốt còn chứa quercetin, là một loại flavonoid, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường lưu lượng máu động mạch vành, giảm mỡ máu, xúc tiến tổng hợp hormon tuyến thượng thận, từ đó có tác dụng hạ huyết áp.

Mầm đậu xanh

Đậu xanh là thực vật có tác dụng rất tốt trong việc giảm cholesterol và triglyceride trong máu, sau khi nảy mầm, hàm lượng vitamin C có thể tăng cao gấp 6-7 lần. Mầm đậu xanh tính ngọt mát, chứa vitamin C, chất xơ…, có lợi trong việc loại trừ chất thải trong cơ thể, nó có thể kết hợp với chất béo trong ruột để thải loại ra ngoài. Đồng thời cũng làm tăng sự chuyển hóa thành acid mật và bài trừ ra ngoài, từ đó làm giảm sự lắng đọng cholesterol và triglyceride ở thành động mạch. Mầm đậu xanh chính là một loại thực phẩm quý trong việc giảm cân và điều chỉnh mỡ máu.

Cần tây

Tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều chất xơ làm tăng cường nhu động ruột, có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Những người thường xuyên ăn cần tây, hàm lượng triglyceride trong cơ thể giảm rõ rệt, đồng thời cũng có tác dụng giảm huyết áp.

Táo

Có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước, pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến giảm hấp thụ triglyceride máu từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.

Bài viết liên quan