Chỉ Số Triglyceride Cao Phải Kiêng Ăn Gì? Những Điều Cần Biết

Thay đổi thói quen ăn uống cũng góp phần mang lại giá trị tích cực trong việc điều trị triglyceride cao. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần lưu ý thêm những thực phẩm nên kiêng để chỉ số triglyceride mau giảm.

Nguyên nhân khiến cho chỉ số mỡ máu triglyceride tăng cao

Thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong các nguyên nhân khiến chỉ số mỡ máu triglyceride tăng cao

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều carbonhydrate tinh chế và các loại đường fructose nhân tạo có thể làm tăng mức chất béo trung tính tryglyceride.
  • Uống quá nhiều rượu: Uống rượu kích thích gan sản xuất thêm axit béo từ đó làm tăng mức triglycerides trong máu. Nếu bạn uống quá nhiều rượu thêm vào đó là tiêu thụ nhiều thức ăn nhiều mỡ, tiết canh, nội tạng động vật… sẽ khiến mức triglycerides tăng đột biến.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm nồng độ cholesterol có lợi(HDL) đồng thời tăng triglycerid và nồng độ cholesterol có hại(LDL) gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu bạn hút thuốc càng nhiều, lượng mỡ đào thải sẽ càng kém, mỡ thừa sẽ tích tụ trong máu, nhất là mạch máu ở tim, mạch não.
  • Ít hoạt động thể chất: Khi bạn hạn chết vận động, khiến cho việc lưu thông máu, tiêu thụ đồ ăn cũng bị hạn chế theo. Lượng mỡ dư thừa không được sử dụng sẽ tích tụ và gia tăng nồng độ triglyceride.
  • Thừa cân, béo phì: Khoảng 60-70% người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máu- tương đương với việc nồng độ triglyceride cao.
  • Suy giáp, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa: Những người có bệnh lý nền thường có mức chỉ số triglyceride cao hơn bình thường.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc tăng cường estrogen, thuốc ức chế protease và corticosteroid,  ức chế beta không chọn lọc; propofol; isotretinoin; một số thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine); cyclosporine; bexarotene; all-trans retinoic acid; sirolimus; tacrolimus;…
  • Ảnh hưởng di truyền: Nghiên cứu có chỉ ra sự tăng triglyceride có thể do di truyền, bởi vậy trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân được yêu cầu điền vào tờ khai y tế về tiền sử bệnh của gia đình.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến triglyceride?

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính là một dạng chất béo chiếm 95% chất béo hằng ngày mà chúng ta tiêu thụ từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Chúng cũng được tạo ra bởi gan khi chúng ta ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường. Khi cơ thể bạn không sử dụng hết tất cả các chất béo triglyceride, thì nó được lưu trữ dưới dạng tế bào mỡ. Cũng giống như cholesterol, chất béo trung tính cao có thể làm xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Triglyceride chiếm tới 95% chất béo chúng ta ăn hàng ngày nên các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp chỉ số triglyceride trong máu. Ăn đúng loại thực phẩm có thể khiến triglyceride giảm trong vài ngày. Nhưng chọn thực phẩm sai có thể làm tăng nhanh chỉ số chất béo trung tính.

Triglyceride cao kiêng ăn gì?

Các sản phẩm thịt béo

Các loại thực phẩm này thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa làm tăng mức triglyceride. Chúng bao gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ lợn, sò ốc, óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ, nước dùng nhiều mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa.

Thực phẩm chế biến

Các chất béo chuyển hóa cũng làm tăng mức triglyceride và nhiều thực phẩm nhân tạo được sản xuất thông qua quá trình gọi là hydro hóa có lượng quá nhiều chất béo chuyển hóa. Các nguồn gốc của các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy.

Chất béo không bão hòa lành mạnh có trong dầu thực vật như dầu vừng, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu cám. Nguồn thực phẩm giàu axit béo omega3 là cá hồi, cá thu, cá bơn, cá trích và cá mòi. Bạn chỉ nên tiêu thụ vừa phải, bởi vì bất kỳ chất béo nào giàu nguồn calo có thể dẫn đến một cơ thể nặng nề nếu tiêu thụ quá nhiều. Thừa cân sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ cho tim mạch, gây hại đến mức cholesterol trong máu, mà còn làm tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường Loại 2, tăng huyết áp, bệnh gút, chứng mất trí và nhiều bệnh ung thư.

Các carbohydrate tinh chế

Các loại ngũ cốc chế biến và tinh chế có mặt trong bánh mì trắng, sợi mì trắng. Các nhà sản xuất đã loại bỏ chất xơ từ các loại ngũ cốc được chế biến cao này, có thể làm tăng lượng đường trong máu khi cơ thể phá vỡ chúng.

Carbohydrate tinh chế làm tăng lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin, dẫn đến tăng nồng độ triglyceride. Mọi người có thể dễ dàng thay thế ngũ cốc tinh chế bằng khoai tây, các loại đậu, hoặc lúa mì nguyên hạt và ngũ cốc thay thế.

Đường fructose nhân tạo

Các thực phẩm chứa nhiều fructose là:

  • Kem đóng hộp
  • Nước ngọt
  • Nước trái cây đóng chai
  • Một số loại sữa chua có hương vị
  • Sản phẩm bánh (bánh ngọt, bánh ngọt, bánh ngọt, bánh nướng)
  • Gia vị: nước sốt ngọt, sốt cà chua, mứt, thạch trái cây.

Nên đọc danh sách thành phần một cách cẩn thận để kiểm tra nồng độ fructose có trong sản phẩm và loại bỏ chúng khỏi giỏ hàng.

Rượu

Uống rượu kích thích gan sản xuất thêm axit béo từ đó làm tăng mức triglycerides trong máu. Nếu bạn uống quá nhiều rượu thêm vào đó là tiêu thụ nhiều thức ăn nhiều mỡ, tiết canh, nội tạng động vật… sẽ khiến mức triglycerides tăng đột biến. Hạn chế uống rượu tới mức thấp nhất có thể, cần cai rượu với những trường hợp nghiện rượu.

Lưu ý khi điều trị triglyceride cao

Bên cạnh việc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm không tốt, người bệnh cũng cần tăng cường những thực phẩm có thể giúp điều hòa triglyceide và kết hợp thay đổi lối sống khoa học.

  • Bổ sung các thực phẩm có chứa chất béo tốt: bao gồm cá chứa axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, bơ…
  • Tập thể dục: Vận động có thể giúp bạn giảm cân và kiểm soát chỉ số triglyceride. Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Giảm cholesterol: Theo dõi lượng chất béo và đường bão hòa của bạn để giúp kiểm soát mức cholesterol và chất béo trung tính. Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân thứ phát có thể dẫn tới tăng nồng độ triglyceride. Chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường và triglyceride máu cao.
  • Sinh hoạt điều độ: Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Tránh xa stress, tạo tâm trạng sảng khoái và có thời gian làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách để bạn hạ triglyceride hiệu quả.
Bài viết liên quan