Trắc Nghiệm Về Cholesterol? Giúp Bạn Hiểu Hơn Về Cholesterol

Bạn đã đọc được rất nhiều về cholesterol, tuy nhiên, bạn có gặp tình trạng quá tải thông tin? Bộ câu hỏi trắc nghiệm về cholesterol dưới đây sẽ xoay quanh những chủ đề thực tế và sát sườn với cuộc sống… bạn vừa kiểm tra được kiến thức của mình, vừa bổ sung thêm rất nhiều kiến thức mới hữu ích và chuẩn xác. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Chỉ có những thức ăn gốc động vật mới có chứa cholesterol

a) Đúng

b) Sai

Đáp án

a) Đúng

Cholesterol chỉ có trong những thức ăn có nguồn gốc động vật, ví dụ như thịt, sữa, trứng, nội tạng động vật… Tùy theo loại thịt hay sữa mà có mức cholesterol khác nhau. Ví dụ trung bình cứ 1 quả trứng lớn thường chứa khoảng 211 mg cholesterol, 28 gram phô mai thì chứa tới 27 mg cholesterol, 92 gram cá mòi thì cung cấp đến 131 mg cholesterol… Nhưng trứng, phô mai, cá hồi vẫn được xem là những thực phẩm giàu cholesterol nên bổ sung cho cơ thể.

Mỗi người chỉ nên ăn tối đa là 300mg cholesterol mỗi ngày. Muốn giữ mức này, ta nên tránh những thức ăn có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, sữa nguyên béo và tôm. Nên ăn ít hơn 170gr thịt hay cá mỗi ngày.

Để phòng ngừa bị cholesterol cao, bạn cần quan tâm đến chất gì dưới đây?

a) Năng lượng (Calories)

b) Chất đạm (Protein)

c) Chất béo bão hòa (Saturated fat)

d) Chất tinh bột (Carbohydrates)

e) Cholesterol trong thức ăn

f) Chất béo chuyển hóa (Trans fat)

Đáp án

c) Chất mỡ bão hòa (Saturated fat) và f)Chất béo chuyển hóa (Trans fat)

Chúng ta thường nghĩ rằng thực phẩm có nhiều cholesterol sẽ làm cho mình bị tăng cholesterol. Tuy nhiên, chất làm cho cholesterol tăng cao nhiều nhất chính là chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat)

Chất béo bão hòa được xếp vào nhóm chất béo xấu, tương tự như chất béo chuyển hóa (transfat). Các chuyên gia y tế trên thế giới cho rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).

Chất béo bão hòa (no) thường có ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo như thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp), bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên béo… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật, cacao và các loại cây dầu.

Chất béo chuyển hóa dạng trans là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như quá trình chiên, rán, xào, margarine…; nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

Chất béo độc hại này thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán như khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…

Chất béo trans cũng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như thịt lợn, bò… Hàm lượng các axit béo trans là tương đối thấp trong thịt, nhưng cao hơn nhiều trong ngành công nghiệp bánh ngọt và đồ ăn nhẹ.

Nếu kiêng chất béo bão mà chỉ ăn chất béo không bão hòa thì giảm được bao nhiêu % mức cholesterol?

a) 5%

b) 10%

c) 20%

c) 33%

d) 50%

Đáp án

b) Khoảng 10%

Nhiều nghiên cứu cho thấy khi chúng ta chỉ ăn chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa, mức cholesterol của chúng ta sẽ giảm khảng 10%. Khi chúng ta giảm tối đa lượng chất béo bão hòa ăn vào, chỉ số cholesterol xấu (tức LDL Cholesterol) sẽ giảm trong vòng 6 tới 12 tuần lễ. Sau một thời gian, nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ sẽ giảm từ 13 tới 30%.

Nhưng ngoài việc ăn ít chất mỡ bão hòa, chúng ta còn cần chú ý đến những yếu tố khác như có chế độ ăn uống cân bằng khỏe mạnh, thường xuyên vận động cơ thể, giữ cân nặng ở mức trung bình… thì mới giảm chỉ số cholesterol được.

Nếu bạn đã ăn giảm chất béo bão hòa và cholesterol, vận động và điều chỉnh cân nặng, chỉ số cholesterol xấu vẫn không thể giảm xuống đến mức cần thiết, bạn có thể phải dùng đến thuốc.

Bạn có thể ăn dầu olive và dầu canola bao nhiêu cũng được mà không sợ tăng cholesterol

a) Đúng

b) Sai

Đáp án

b) Sai

Dầu thực vật tuy rất tốt nhưng vẫn chứa một phần chất béo bão hòa. Dầu bắp chứa 13%, dầu hạt cải chứa 6% mỡ bão hòa. Do đó, nếu ăn nhiều dầu thực vật, chúng ta vẫn có thể bị tăng cholesterol. Ngoài ra, dầu thực vật cũng tạo nhiều calories không thua gì mỡ động vật và sẽ làm ta lên cân nếu ta ăn nhiều. Lên cân cũng là yếu tố làm cho cholesterol tăng cao.

Thức ăn có chứa nhiều chất béo chuyển hóa là

a) Thịt

b) Sữa và những thức ăn có sữa.

c) Dầu thực vật dạng lỏng

d)Bánh nướng gói sẵn

e) Margarine dạng lỏng

Đáp án

d) Bánh nướng gói sẵn

Những thức ăn làm sẵn gói lại sẽ giữ được lâu hơn và trông đẹp hơn, vì chúng được làm bằng dầu thực vật đã chế biến bằng phương pháp hydrogenation. Phương pháp này tạo ra chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong những thỏi margarine cứng, shortening, thức ăn chiên và nước xốt làm món salad. Nếu bạn đọc trên nhãn hiệu của một món ăn có chữ “partially hydrogenated vegetable oil”, bạn biết chắc rằng món ăn này có chứa chất béo chuyển hóa.

Muốn tránh bị cholesterol cao, chất béo chuyển hóa cần chiếm khoảng bao nhiêu % tổng số năng lượng (calories) ăn vào mỗi ngày?

a) Không nên quá 20%

b) Không quá 30%

c) Khoảng 35%

d) Không quá 50%

e) Tùy theo loại mỡ nào

Đáp án

b) Không quá 30%

Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng chất béo ít hơn 30% tổng số lượng calories mỗi ngày và lượng chất béo bão hòa ở mức 8 tới 10%.

Một quả trứng chứa bao nhiêu cholesterol?

a) Ít hơn 10% giới hạn lượng cholesterol nên ăn mỗi ngày.

b) Ít hơn 1/3 giới hạn lượng cholesterol nên ăn mỗi ngày

c) Hơn 2/3 giới hạn lượng cholesterol nên ăn mỗi ngày

d) Khoảng 3/4 giới hạn lượng cholesterol nên ăn mỗi ngày

e) Khoảng từ 85 tới 90% giới hạn lượng cholesterol nên ăn mỗi ngày

Đáp án

c) Hơn 2/3 giới hạn lượng cholesterol nên ăn mỗi ngày

Một quả trứng lớn chứa 213mg cholesterol trong tròng đỏ, hơn 2/3 giới hạn lượng cholesterol nên ăn vào mỗi ngày là 300mg. Hơn nữa, những người bị cao cholesterol, bệnh tim hay tiểu đường được khuyên là chỉ nên ăn 200mg cholesterol mỗi ngày.

Chất nào từ thực vật dưới đây có thể giúp bạn giảm mức cholesterol?

a) Cellulose

b) Fructose

c) Chlorophyl

d) Chất xơ không tan được

e) Chất xơ hòa tan

Đáp án

e) Chất xơ hòa tan

Chất xơ có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể chúng ta không tiêu hóa hay hấp thụ được. Những thức ăn giàu chất xơ là các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, rau xanh, trái cây… Những chất xơ này sẽ đi qua nguyên vẹn trong bộ tiêu hóa và giúp nó hoạt động dễ dàng, trơn tru hơn.

Tuy nhiên, chất xơ giúp chúng ta giảm cholesterol là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan kết hợp được với các chất khác như cholesterol và đường, giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình hấp thụ những chất này vào máu. Rau xanh chứa nhiều chất xơ không tan trong khi trái cây chứa nhiều chất xơ tan được hơn. Thức ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan là các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, các loại quả có múi như cam quýt, cà rốt, táo, đậu Hà Lan…

Những thực phẩm nào giúp làm giảm lượng cholesterol của bạn?

a) Các loại đậu

b) Trái bơ

c) Quả hạnh nhân, quả óc chó

d) Các loại cá béo

Đáp án

Tất cả các đáp án đều đúng

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy:

Ăn khoảng 130 gram các loại đậu mỗi ngày như đậu dẹt, đậu tròn, đậu nành, đậu phộng, đậu lăng… có hiệu quả trong việc giảm LDL cholesterol (Cholesterol xấu).

Những người trưởng thành thừa cân và béo phì có lượng cholesterol cao ăn một quả bơ mỗi ngày sẽ làm giảm mức cholesterol của họ nhiều hơn những người không ăn bơ.

Ăn khoảng 30 gram các loại hạt mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch gây tử vong thấp hơn 28%.

Ăn nhiều cá béo không chiên sẽ ít gặp phải các vấn đề về cao huyết áp và tăng cholesterol.

Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong bài trắc nghiệm! Hy vọng cách bổ sung kiến thức vô cùng hữu ích và sinh động, dễ nhớ này sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình và những người thân yêu khỏi tình trạng cholesterol cao.

Bài viết liên quan