Chỉ Số Mỡ Máu Triglyceride Cao Uống Thuốc Gì? Những Điều Cần Biết

Với 2 chỉ số cholesterol toàn phần và triglyceride trên là cao vượt ngưỡng an toàn. Để điều trị triglyceride cao, có 2 cách chính:

Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng cho thời kỳ mới bị bệnh bằng cách thay đổi lối sống với các tiêu chí cụ thể như sau:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào (chủ động hoặc bị động), bỏ thuốc lá là bước cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hạ nồng độ triglyceride.
  • Hạn chế tối đa uống rượu bia.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ trung bình (chỉ số BMI từ 18 đến 23)
  • Thay đổi chế độ ăn: cung cấp ít năng lượng nhưng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất; hạn chế ăn mỡ động vật, thịt đỏ, nên ăn nhiều cá và thịt trắng; sử dụng dầu thực vật để chiên xào; ăn nhiều rau và trái cây, chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Thường xuyên duy trì vận động thể lực ít nhất 30 phút/ngày. Tập thể dục mức độ vừa phải là một phần thiết yếu trong quá trình hạ nồng độ cholesterol và triglyceride.
  • Giảm các căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình xã hội.

Điều trị bằng thuốc

Nếu sau 2-3 tháng mà các chỉ số mỡ máu trở về giới hạn bình thường thì anh không phải dùng thuốc điều trị mà chỉ cần duy trì lối sống đó là được. Còn khi đã thay đổi lối sống mà mỡ máu vẫn cao thì anh cần đến bệnh viện để khám lại và bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho anh. Các thuốc hạ mỡ máu đều có nhiều tác dụng phụ vì vậy anh nên tuyệt đối không nên tự sử dụng thuốc.

Các loai thuốc hạ mỡ máu triglyceride thường dùng

Nếu việc thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để giúp anh kiểm soát chỉ số cholesterol và triglyceride cao, bác sĩ có thể chỉ định anh sử dụng các loại thuốc sau đây:

Thuốc Fibrate

Thuốc Fibrate thông thường bao gồm thuốc Gemfibrozil và Fenofibrate.

  • Fibrate là các axit carboxylic, đây là một loại axit hữu cơ cấu tạo từ cacbon và ôxi. Fibrate cũng có cả tính chất ưa nước, tức đều được hút bởi chất béo và nước.
  • Các thuốc này làm tăng nồng độ cholesterol tỉ trọng cao và giảm nồng độ triglyceride. Chúng hoạt động bằng cách giảm sản sinh phân tử mang triglyceride trong gan.

Axit nicotinic

Loại axit nicotinic phổ biến nhất là niacin.

  • Acid nicotinic tác dụng rộng lên hầu hết các chỉ số lipid máu, thuốc làm tăng nồng độ HDL – C tác dụng phụ thuộc vào liều dùng (tăng khoảng 25%), làm giảm nồng độ LDL – C từ 15 – 18%, làm giảm triglyceride từ 20 – 40% với mức liều 2 g/ngày.
  • Với mức liều này,  làm giảm nồng độ lipoprotein (a) khoảng 30%. Acid nicotinic được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn lipid máu dạng hỗn hợp. Thuốc có thể được sử dụng kết hợp với các statins.

Acid béo ω – 3

Bổ sung axit béo omega-3 từ những thực phẩm tự nhiên có thể giúp giảm nồng độ triglyceride, nhưng sử dụng thực phẩm bổ sung omega-3 dạng kê đơn liều cao cũng giúp hạ nồng độ triglyceride hiệu quả hơn.

  • Omega-3 kê đơn thường ở dạng viên dầu cá.
  • Chỉ bổ sung omega-3 liều cao dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ vì chúng có thể tương tác với thuốc chữa bệnh.
  • Bổ sung qua nhiều omega-3 có thể khiến máu quá loãng và hạ huyết áp. Không những vậy, nó còn có thể làm tăng nồng độ đường huyết, gây tổn thương chức năng gan và rối loạn tinh thần.

Statin

Thuốc Statin được sử dụng phổ biến nhất là Atorvastatin. Các thuốc Statin khác bao gồm Fluvastatin, Lovastatin, Pitavastatin, Pravastatin, Rosuvastatin và Simvastatin.

  • Các thuốc này sẽ làm hạ nồng độ cholesterol bằng cách chặn enzym HMG-CoA reductase. Đây là enzym đóng vai trò chính trong quá trình sản sinh cholesterol.
  • Công dụng chính của thuốc Statin là giảm nồng độ cholesterol tỉ trọng thấp. Thuốc cũng giúp giảm nồng độ triglyceride nhưng thường ít hiệu quả hơn so với các loại thuốc khác được kê đơn cho mục đích giảm chỉ số triglyceride.
  • Tác dụng phụ của thuốc Statin hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Tổn thương cơ là tác dụng phụ thường gặp nhất, đặc biệt là khi dùng với thuốc Fibrate. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây các vấn đề về gan và tăng nguy cơ tiểu đường.

Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu

Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng sau một thời gian sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cao một thời gian dài, đó là:

Đối với gan mật

Tác dụng phụ của thuốc có thể có đối với gan mật:

  • Rối loạn chức năng gan
  • Tăng men gan SGOT/SGPT
  • Hoại tử tế bào gan
Khi các men gan SGOT/SGPT tăng lên gấp 3 lần bình thường bệnh nhân buộc phải ngừng thuốc đang sử dụng. Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc thấy có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,… cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Đối với hệ tiêu hóa

Sử dụng thuốc hạ mỡ máu cũng có thể khiến hệ tiêu hóa gặp rắc rối như:

  • Khi dùng nhóm thuốc fibrat có thể gây khó tiêu, táo bón
  • Khi dùng nhóm thuốc statin có thể gây đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, táo bón, chán ăn,…

Đối với hệ thần kinh

Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin có thể gặp phải tác dụng phụ đối với hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ, phù mạch thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên…

Đối với da, cơ, xương, khớp

Thuốc hạ mỡ máu có thể ảnh hưởng tới da, cơ, xương, khớp. Các triệu chứng có thể gặp đó là: dị ứng da, ngứa, nổi mề đay, đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi các khớp.

Chú ý: Không phải bất cứ ai khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Những người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ là: uống nhiều loại thuốc giảm mỡ máu triglyceride một lần, người có bệnh thận hoặc gan, trên 65 tuổi, người nghiện rượu,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây khi sử dụng thuốc để giảm mỡ máu triglyceride:

  • Các thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Nên dùng thuốc nhóm fibrate trong hoặc sau bữa ăn chính.
  • Nên dùng thuốc nhóm statin trước hoặc sau ăn.
  • Không dùng bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.
  • Khi sử dụng statin bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ chức năng gan và nếu nồng độ các enzym gan cao hơn 3 lần mức giới hạn bình thường thì không sử dụng statin trong điều trị.
  • Kết hợp ăn uống khoa học, lành mạnh và tập thể dục vừa sức.
  • Không hút thuốc lá, các chất kích thích, không sử dụng đồ uống có cồn.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc giảm mỡ máu triglyceride nào.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình tình sức khỏe và kịp thời điểu chỉnh pháp đồ, có hướng điều trị bệnh nếu tình trạng chuyển biến không tốt.
Bài viết liên quan