Triglyceride chiếm tới 95% chất béo chúng ta ăn hàng ngày nên các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp chỉ số triglyceride trong máu. Ăn đúng loại thực phẩm có thể khiến triglyceride giảm trong vài ngày. Nhưng chọn thực phẩm sai có thể làm tăng nhanh chỉ số chất béo trung tính.
Mục lục
Triglyceride máu là gì?
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.
Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Triglyceride với số lượng lớn bám vào các thành mạch sẽ gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Ở cơ thể người, chỉ số mỡ máu triglyceride cao có thể tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn tới các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ…
Phạm vi bình thường cho triglyceride máu là gì?
Dưới đây là chỉ tiêu đánh giá chỉ số triglyceride tương ứng với mức độ nguy hiểm mà Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra:
★ Mức bình thường: <150 mg/dL (hoặc dưới 1,69 mmol/L)
★ Mức ranh giới: 150 – 199 mg/dL (1,8 – 2,2 mmol/L)
★ Mức nguy cơ cao: 200 – 499 mg/dL (2,3 – 5,6 mmol/L)
★ Mức nguy cơ rất cao: > 500 mg/dL ( hoặc trên 5,7 mmol/L)
Thực phẩm nào giảm triglyceride hiệu quả?
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có tác động tích cực tới chỉ số triglyceride máu. Dưới đây là danh sách 10 thực phẩm hàng đầu giúp bạn làm giảm triglyceride hiệu quả:
1. Bột yến mạch
Hàm lượng chất xơ hòa tan cao trong bột yến mạch giúp làm giảm sự hấp thu triglyceride vào máu hiệu quả. Chúng cũng khiến bạn cảm thấy no lâu, hạn chế việc ăn quá nhiều, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra việc ăn yến mạch thường xuyên có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type 2.
Ăn một chén bột yến mạch cho bữa ăn sáng hoặc thêm chúng vào các món ăn hàng ngày.
2. Hạnh nhân
Hạnh nhân có chứa chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa và chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch giúp làm tăng nồng độ HDL cholesterol tốt; giảm nồng độ triglyceride và LDL cholesterol xấu.
Hạnh nhân có thể ăn trực tiếp hoặc thêm chúng vào các loại bánh, sinh tố, sữa chua,…
Các loại quả hạch, các loại hạt như quả óc chó và hạt lanh là lựa chọn khác thay thế hạt nhân có khả năng làm giảm lượng triglyceride trong máu hiệu quả.
3. Nước cam ép
Trong một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp Hội Hoa Kỳ năm 2000, các nhà khoa học chỉ ra rằng nước cam ép cải thiện rối loạn lipid máu ở những người có sự gia tăng vượt mức chất béo trung tính trong máu nhờ vào vitamin C, folate và các hợp chất flavonoid có trong cam.
Nên uống 1-2 ly nước cam ép hàng ngày, khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn hoặc lựa chọn ăn cam tươi.
4. Trà xanh
Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Catechin trong trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo, giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả.
Các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Bên cạnh đó, lượng chất chống oxy hóa có trong trà xanh có thể giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ bớt độc tố có hại, tốt cho gan, làn da tươi sáng và tăng cường sức khỏe.
Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
5. Cá hồi
Cá hồi được biết đến là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 (EPA và DHA) giúp ngăn ngừa lượng chất béo trung tính cao. Nó giúp làm giảm triglyceride và làm tăng nhẹ HDL cholesterol tốt, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, cá hồi có ít cholesterol và chất béo bão hòa.
Lựa chọn ăn ít nhất 2 khẩu phần( khoảng 56,70 – 85,05g/ khẩu phần) cá hồi/ tuần.
– Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung dầu cá hồi sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Quả bơ
Quả bơ là một nguồn chất béo không bão hòa đơn tốt có thể giúp giảm nồng độ LDL ở những người thừa cân. Chất béo không bão hòa đơn cũng giúp làm tăng nồng độ HDL. Chất sterol thực vật có trong bơ giúp làm giảm triglyceride máu.
Hơn thế, bơ cũng giàu protein, chất xơ, các loại vitamin như B-complex, K và một số khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Nên ăn một quả bơ mỗi ngày hoặc thêm bơ vào các món món salad, bánh mì, làm sinh tố bơ.
7. Đậu nành và các sản phẩm đậu nành
Đậu lăng, đậu đỏ, đậu pinto, đậu nành… Thay vì làm tăng mức triglyceride trong máu như nguồn protein từ động vật, đậu thực sự giúp hạ mỡ máu hiệu quả.
Đậu và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu (sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, chao, đậu tương…) cũng giúp giảm lượng đường trong máu và insulin, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
8. Dầu ô liu
Dầu oliu có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm triglyceride, LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Ngoài ra, dầu ô liu rất giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể của bạn. Bởi vậy, hãy dùng 2 muỗng canh dầu ôliu nguyên chất để thay thế cho các loại dầu kém lành mạnh.
Tuy nhiên, dầu ôliu được coi là có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.
9. Dưa leo
Có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu chất béo trung tính. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.
10. Táo
Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước, pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến giảm hấp thụ triglyceride máu từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.
Bên cạnh việc tiêu thụ các loại thực phẩm giảm triglyceride, bạn cũng cần kết hợp thực hiện một vài những lưu ý dưới đây:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên, cố gắng tham gia vận động ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần.
- Hạn chế tới mức thấp nhất hoặc bỏ tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn.
- Tiêu thụ ít chất béo bão hòa, carbonhydrate tinh chế.
- Ưu tiên lựa chọn chế biến thực phẩm hấp, luộc thay vì chiên, nướng nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến, đồ ăn đóng hộp, các loại đường fructose nhân tạo.
Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số Triglyceride
Việc lựa chọn, định lượng và chế biến đôi khi cũng khiến bạn gặp phải một vài khó khăn để hạ chỉ số mỡ máu. Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Khách hàng nói gì về hiệu quả của FREMO?
Fremo được rất nhiều khách hàng tin tưởng nhờ hiệu quả giúp giảm mỡ máu, mỡ gan mà lại rất an toàn. Dưới đây là một số chia sẻ từ người sử dụng sản phẩm:
- Chị Nguyễn Hồng Duyên (54 tuổi) – Trực Ninh, Nam Định: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ ngưỡng cao 14,5 xuống còn 4,9 (mmol/L), Triglycerid từ 11,7 (gấp 10 lần bình thường) xuống 2,1 (mmol/L). Chị tiếp tục dùng đủ liệu trình 3 tháng để mỡ máu về ngưỡng an toàn.
- Chị Tạ Thị Đào (47 tuổi) – Đan Phượng, Hà Nội: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ 6,6 xuống 4,8 (mmol/L), chỉ số Triglycerid giảm từ 2,1 xuống 1,5 (mmol/L) – cả 2 chỉ số đều trở về ngưỡng an toàn. Chị kiên trì dùng thêm một tháng rưỡi nữa và vui mừng báo cho tổng đài vì chỉ số mỡ máu đã rất ổn định.
Chị Đào – Đan Phượng, Hà Nội
- Chị Phùng Thị Duyên (TT. Phố Lu, Huyện Bảo Thắng, Lào Cai): Sau khi dùng 2 tháng sản phẩm Fremo, chỉ số mỡ máu của chị đã giảm về ngưỡng an toàn. Cụ thể, Cholesterol giảm từ 5mmol/L xuống 3.9mmol/L, Triglyceride giảm từ 3.8mmol/L xuống 1.12mmol/L. Đặc biệt, chị còn cải thiện gan nhiễm mỡ từ độ 3 xuống độ 1. Hiện tại, chị đang sử dụng sản phẩm với liều duy trì 2 viên/ngày.
Kết quả xét nghiệm của chị Duyên
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tận nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Theo Giammomau.net.vn