Hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể giảm mỡ trong gan. Bởi vậy, các chuyên gia thường có hướng điều trị cho bạn là thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ. FREMO là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng và công nhận về hiệu quả hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ.
Mục lục
FREMO – Giải pháp từ thảo dược giúp ổn định mỡ máu, gan nhiễm mỡ từ Viện Hàn lâm
Theo kết quả nghiên cứu được công bố, chế phẩm 3 thành phần Bụp giấm, Giảo cổ lam, Xạ đen của PGS.TS Lê Minh Hà có tác dụng giảm 3 chỉ số Cholesterol xấu LDL, Cholesterol toàn phần, Triglycerid và làm tăng chỉ số Cholesterol tốt HDL rất hiệu quả. Đáng ngạc nhiên là tác dụng của chế phẩm này tương đương với Artovastatin mức liều 50mg/kg – một thuốc điều trị mỡ máu nhóm statin rất thông dụng.
Chế phẩm hỗn hợp ba thành phần làm giảm đáng kể nồng độ Cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,7% trong máu. Ngoài ra, chế phẩm này còn có tác dụng làm tăng LDL 9,87%, điều này rất ý nghĩa và vô cùng quan trọng.
Từ nghiên cứu này, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam đã chuyển giao thành công cho công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh và phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm nổi bật của FREMO là ở chỗ, sản phẩm chứng minh tác dụng ổn định mỡ máu một cách an toàn, hiệu quả mà thành phần lại hoàn toàn từ tự nhiên.
Các thành phần cấu tạo nên TPBVSK FREMO cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan, giảm mỡ thừa ở bệnh nhân béo phì và hạ huyết áp, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch vành, cụ thể như sau:
Thành phần thảo dược đã được chứng minh về tác dụng sinh học của Fremo
Sản phẩm TPBVSk FREMO là sản phẩm từ đề tài: ” Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu là Bụp hoa giấm( Hibiscus Sabdariffa), Xạ đen( Celastrus hindsii) và Giảo cổ lam( Gynostemma pentaphyllum)” của PGS.TS Lê Thị Minh Hà- Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam.
Các thành phần cấu tạo nên TPBVSK Fremo cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan, giảm mỡ thừa ở bệnh nhân béo phì và hạ huyết áp, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch vành, cụ thể như sau:
1. Hibithocin – Chiết xuất của đài hoa Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa)
Cây Bụp giấm có tên gọi khác là hồng hoa, cây giấm, đay Nhật. Cây có nguồn gốc ở Tây Phi, được du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm.
Thành phần hóa học chính trong đài hoa Bụp hoa giấm là Polyphenol như anthocyanin 1,5 – 2,5%( hoạt chất chính là Delphinidin và các dẫn chất cyanniding như hibiscin,…) phenolic acid( như citric acid, hydroxycitric acid, hibicus acid,…). flavonoids( như Hibiscitrin, sabdaritrin, gossypitrin và dẫn chất glycosides,…), ngoài ra còn có nhựa, đường, alkaloid và một số thành phần khác. Đài hoa bụp giấm được sử dụng với rất nhiều mục đích trong cả thực phẩm và dược mỹ phẩm như làm đồ uống giải khát, ngâm rượu làm mứt, kem, sô-cô-la, chất tạo màu, tạo vị dùng trong bánh kẹo, thực phẩm. Trong y học, Bụp giấm được dùng với rất nhiều tác dụng dược lý khác nhau như: làm thuốc lợi tiểu, lợi mật, hỗ trợ tiêu hóa, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, giúp giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột. Hibicus cũng được khuyến cáo là thuốc hạ huyết áp ở Senegal.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh các tác dụng của cây Bụp giấm:
– Tác dụng trên quá trình tổng hợp lipid và làm giảm cholesterol máu:
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết Bụp giấm có tác dụng hạ lipid máu, điều này giúp ngăn chặn tình trạng rối loạn lipid máu và bệnh lý mạch vành, xơ vữa động mạch. Chiết xuất nước và cồn của chiết xuất đài hoa và lá của Bụp giấm có tác dụng làm giảm các chỉ số mỡ máu như LDL, TG, cholesterol toàn phần và làm tăng nồng độ HLD trong máu. Bên cạnh đó, chiết dịch Bụp giấm còn giúp giảm hình thành các tế bào bọt trong máu, ức chế sự co bóp của tế bào cơ trơn và làm giảm quá trình calci hóa trong lòng mạch máu, từ đó giúp làm giảm xơ vữa mạch máu. Cơ chế làm giảm nổng độ LDL được cho là liên quan đến quá trình ức chế tổng hợp các triacyglycerol tại gan, thông qua hoạt động chống oxy hóa LDL và tăng độ thanh thải chất béo tại gan.
– Tác dụng giảm mỡ trong gan:
Gan nhiễm mỡ không do rượu được coi là bệnh lý rối loạn chuyển hóa tại gan có liên quan đến chứng béo phì, rối loạn lipid máu và sự đề kháng insulin.
Nghiên cứu của tác giả Mon Yuan Yang và cộng sự cho thấy dịch chiết đài hoa Bụp giấm có tác dụng hạ mỡ máu và giảm quá trình tổng hợp mỡ trong gan, tăng lượng cholesterol trong gan lên 5 lần, tăng TG tại gan lên 2 lần so với nhóm chứng. Nhóm điều trị bằng chiết xuất toàn phần bụp giấm (HSE) và chiết xuất giàu polyphenol(HPE) làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và TG tại gan so với nhóm mô hình. Cơ chế giảm lượng mỡ trong gan của bụp giấm được cho là thông qua tác động điều hòa hoạt tính tổng hợp và phosphory hóa lipid thông qua enzyme AMPK và giảm biểu hiện của SREBP-1( một liên kết tham gia quá trình điều hòa tổng hợp sterol, tổng hợp chất béo tại gan), dẫn tới ức chế quá trình tổng hợp acid béo tại gan và ức chế hoạt tính của enzyme HMG- CoA reductase.
– Tác dụng hạ huyết áp:
Thử nghiệm với trà hoa bụp giấm cho hiệu quả giảm huyết áp tâm thu 11,2% và huyết áp tâm trương 10,7%. So sánh hiệu quả và mức độ dung nạp của dịch chiết chuẩn trên bệnh nhân tăng huyết áp mức độ trung bình nhẹ cho thấy mức độ giảm huyết áp của chiết xuất hoa bụp giấm được cho là thông qua quá trình ức chế men chuyển angiotensin và tác dụng giống acetycholine và histamine gây tác dụng giãn mạch hạn huyết áp, đồng thời chiết xuất này còn có tác dụng lợi tiểu.
– Tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch:
Nghiên cứu của tác giả Chang Che chen và cộng sự cho thấy bổ sung chiết xuất Hibicus nồng độ 0,5% và 1% trong chế độ ăn của nhóm chuột gây xơ vữa động mạch bằng chế độ ăn nhiều cholesterolvà mỡ lợn có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch so với nhóm đối chứng. Cơ chế chế tác dụng được cho là do ức chế việc hình thành các tế bào bọt trong lòng mạch và làm giảm sự co thắt của tế bào cơ trơn mạch máu, ức chế sự vôi hóa trong lòng mạch.
– Tác dụng chống béo phì:
Sử dụng dịch chiết từ bụp giấm có tác dụng làm giảm cân nặng ở nhóm chuột béo phì 9.6% sau 8 tuần sử dụng.
2. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Họ bầu bí cucurbitaceae, là một vị dược liệu quý đã được sử dụng trong vòng 500 năm trở lại đây và đã được ghi trong các y văn của Trung Quốc từ thời vua chúa và gần đây được sử dụng và nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Kết quả của nhiều nghiên cứu đã khẳng định tác dụng của Giảo cổ lam trong hỗ trợ và điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường tuýp 2, béo phì và đặc biệt là chứng rối loạn lipid máu. Thành phần hoạt chính có tác dụng dược lý trong cây là saponin có cấu trúc triterpenoid, gọi chung là các gypenosides. Theo dược điển Việt Nam IV, hàm lượng saponin trong Giảo cổ lam lớn hơn 4,5%, tính theo dược liệu khô.
– Tác dụng hạ mỡ máu của giảo cổ lam
Nghiên cứu của tác giả Samer Megali và cộng sự( 2005) cho thấy dùng dịch chiết giảo cổ lam giàu gypenoside với liều 250mg/kg sau 4 ngày và 12 ngày sử dụng làm giảm nồng độ triglyceride máu( 53% và 85%), làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần( 10% và 44%). Nghiên cứu cho thấy dịch chiết giảo cổ lam không ảnh hưởng đến nồng độ LDl và HLD trong nghiên cứu này. Dịch chiết gypenoside từ giảo cổ lam còn làm nồng đọ nitrit trong máu 80%.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Kỳ và cộng sự(2000) công bố trên tạp chí Dược liệu số 5 cho thấy nhóm chuột uống cao lỏng giảo cổ lam(tỷ leej1:1) với mức liều 10g/kg cân nặng, trong 30 ngày làm giảm 71% cholesterol trong máu trên nhóm chuột gây tăng cholesterol máu bằng chế độ ăn so với không sử dụng giảo cổ lam.
– Tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ của giảo cổ lam:
Nghiên cứu của tác giả Minh Hong và cộng sự( 2018) cho thấy dịch chiết giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gan do nhiễm mỡ thông qua cơ thể kích hoạt hoạt động của protein PPARα, dẫn tới làm tăng biểu hiện của 2 enzyme acyl-CoA oxidase( ACO) và carnitine palmitoyltransferase-1( CPT-1), đây là các enzyme thúc đẩy quá trình oxy hóa các acid béo trong ti thể tế bào gan, do đó ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ tại gan. Dịch chiết giảo cổ lam cũng có tác dụng làm giảm nồng độ men gan ALT, áT và chỉ số đánh giá mức độ peroxide hóa màng tế bào gan như MDA, SOD, GSH-px.
– Tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch:
Giảo cổ lam cũng được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch trên mô hình gây tăng mỡ máu và xơ vữa động mạch ở chuột. Tác dụng này càng thể hiện rõ ràng khi phối hợp với dược liệu khác cùng tác dụng. Như nghiên cứu của tác giả San-Hu Gou và cộng sự (2017) cho thấy chế phẩm chứa cao phối hợp giảo cổ lam và gạo nếp đỏ làm tăng tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch trên mô hình gây xơ vữa động mạch bằng chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với tiêm màng bung vitamin D3. Tác dụng này còn vượt trội hơn thuốc chứng dương là simvastatin.
– Tác dụng chống béo phì:
Nghiên cứu đánh giá trên lâm sàng của tác giả Soo Hyun Park và cộng sự( 2014) đánh giá về tác dụng giảm béo của chiết xuất Giảo cổ lam(Actiponin) mức liều 550mg chiết xuất/ngày trên 80 bệnh nhân( chia làm 2 nhóm, 1 nhóm sử dụng actiponin và 1 nhóm sử dụng placebo). Kết quả cho thấy sau 12 tuần sử dụng nhóm sử dụng chiết xuất giảo cổ lam làm giảm đáng kể các chỉ số như kích thước lớp mỡ vùng bụng, trọng lượng cơ thể, tổng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, cân nặng và chỉ số BMI, các chỉ số lipid máu.
3. Táo mèo
Táo mèo có tên khoa học Docynia indica thuộc họ Hoa hồng- Rosaceae. Ở Việt Nam, vị dược liệu này hay được gọi với tên gọi khác như sơn tra, cây chua chát, sán sá.
Thành phần hóa học chủ yếu của Táo mèo thấy có axit xictric, axit tatric, vitamin C, protid, hydrat carbon, chất béo và tannin.
Hiện nay đông y và tây y dùng sơn tra(táo mèo) với hai mục đích sử dụng khác nhau: Tây thì dùng sơn tra là một vị thuốc có tác dụng chủ yếu trên tuần hòa(tim và mạch máu), giúp làm tăng sự tuần hoàn mạch máu ở tim. sơn tra còn có tác dụng giảm đau, an thần. Đông y lại coi vị thuốc này chủ yếu có tác dụng trên bộ máy tiêu hóa. Thuốc có vị chua, ngọt, tính ôn, quy vào 3 kinh tỳ vị và can, giúp tiêu hóa các thức ăn tích tụ.
Y học hiện đại chứng minh chiết xuất táo mèo có tác dụng giảm mỡ máu và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì trên chuột.
4. Hoàng bá
Hoàng bá hay còn gọi là hoàng nghiệt, có tên khoa học là Phellodendro amurense, bộ phận dùng là vỏ thân. Thành phần hóa học chính trong hòa bá là berberin( hàm lượng từ 1,5% trở lên, một ít palmatin).
Hoàng bá là vị thuốc bổ đắng, lạnh, không độc, dùng để giúp kích thích tiêu hóa, chữa bệnh đường ruột do lỵ gây ra. Theo Đông y thì hoàng bá dùng để tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt, dùng làm thuốc kiện vị.
Y học hiện đại chủ yếu dùng Hoàng bá làm nguồn chiết berberin. Berberin được chứng minh có rất nhiều tác dụng liên quan đến bệnh lý chuyển hóa: như làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giảm lipid máu ở bệnh nhân mỡ máu cao và giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
5. Xạ đen
Xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii, bộ phận dùng: toàn cây. Trong xạ đen có chứa flavonoids( chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư), saponin tritecpenoid( có tác dụng chống nhiễm khuẩn), quinon( có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu)..
Theo y học cổ truyền thì xạ đen là vị thuốc có tính hàn, vị đắng chát, có tác dụng trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng và cây đã được ví như vị thuốc của bệnh nhân ung thư. Xạ đen được sử dụng trong nhiều bài thuốc( hoặc thực phẩm chức năng) đề phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcurmin,… và còn dùng để điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
6. Nga truật
Nga truật hay còn gọi là ngải tím, nghệ đen, tam nại, bồng truật. dược liệu này có tên khoa học là curcuma zedoaria, thuộc họ gừng – Zingiberaceae. Nga truật là thân rễ phơi khô của cây ngải tím.
Thành phần hóa học của nga truật có chứng 1-1,5% tinh dầu, 3,5% chất nhựa và chất nhầy. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là secquiterpen(48%), zingiberen(35%), xineol(9,65%) và một chất tinh thể có màu vàng xanh nhạt.
Nga truật được dùng trong cả Đông y và Tây y. Theo Đông y thì nga truật có vị đắng, cay, tính ôn, quy vào can kinh, có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu tích hóa thực, dùng để chữa đau bụng, ăn uống khó tiêu. Nga truật giúp kích thích tiêu hóa.
Theo Tây y thì Nga truật có tác dụng chống oxy hóa, giảm mỡ máu rất tốt. Trong nghiên cứu của tác giả A.R.Srividya(2012) thì sử dụng chiết xuất từ Nga truật với mức liều 200 và 400mg/ngày/kg có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần sau 12 ngày lần lượt là 17,1% và 19,65%.
Công dụng của FREMO
- Cân bằng các chỉ số mỡ máu, giảm mỡ trong gan
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch và nguy cơ tổn thương tim mạch
- Cải thiện chứng cao huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa trong cơ thể
Ai nên sử dụng FREMO
- Người rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu.
- Người cần giảm nguy cơ bệnh và chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Không dùng cho người có tác dụng không mong muốn hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Nên kết hợp với chế độ ăn ít tinh bột, chất béo, đồ ngọt và tăng cường vận động.
– Không dùng cho người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Sử dụng FREMO thế nào cho hiệu quả?
- Thường dùng: Ngày 4 viên, chia 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống sau ăn 15-30 phút. Nên dùng liên tục cho đến khi các chỉ số mỡ máu về ngưỡng bình thường. Sau đó nên chuyển sang dùng duy trì.
- Dùng duy trì: Ngày 2 viên, chia 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống sau ăn 15-30 phút. Nên dùng duy trì từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt.
Tại sao nên dùng FREMO khi mỡ máu tăng cao, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch?
1. Sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học.
FREMO ứng dụng và phát triển từ đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu Hibithocin, Xạ đen, Giảo cổ lam” – chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
2. FREMO đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm cân bằng các chỉ số mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm tích tụ mỡ dư thừa.
3. Chiết xuất 100% từ thảo dược, tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ.
4. FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Đây là chương trình hiếm sản phẩm nào trên thị trường thực hiện, bảo chứng cho sự tự tin tuyệt đối về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Chi tiết liên hệ 1800 1591 .
5. Có rất nhiều người đã dùng thử FREMO và phản hồi tích cực về sản phẩm:
- Chị Nguyễn Hồng Duyên (54 tuổi) – Trực Ninh, Nam Định: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ ngưỡng cao 14,5 xuống còn 4,9 (mmol/L), Triglycerid từ 11,7 (gấp 10 lần bình thường) xuống 2,1 (mmol/L).
- Bác Hồ Thị Chung (65 tuổi) – Thanh Chương, Nghệ An: Sau hơn 5 tuần sử dụng FREMO, chỉ số Cholesterol toàn phần giảm từ ngưỡng cao 7,6 xuống còn 4,9 (mmol/L), Triglycerid từ 5,9 (gấp 8 lần bình thường) xuống 1,85 (mmol/L). Chỉ số LDL-C cũng đã về mức bình thường.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY