Mách Bạn 10 Thảo Dược Giảm Triglyceride Nhanh Và Hiệu Quả

Sử dụng thuốc tây để điều trị triglyceride có thể kèm theo một vài tác dụng không mong muốn. Chính bởi vậy, việc lựa chọn sử dụng thảo dược để giảm triglyceride được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Nồng độ triglyceride ổn định giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu, xơ vữa động mạch. Trường hợp triglyceride cao cần hạ xuống một cách an toàn.

Lựa chọn thảo dược tự nhiên để giảm triglyceride được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng bởi tính hiệu quả, ít đem lại tác dụng phụ, dễ thực hiện và chi phí không tốn kém.

Dưới đây là 10 thảo dược tự nhiên có thể giúp bạn hạ chỉ số triglyceride hiệu quả:

Thảo dược giúp giảm chỉ số triglyceride nhanh

Trà xanh

Trà xanh có chứa catechin- một hợp chất có khả năng chuyển hóa chất béo, làm giảm lượng chất béo trung tính triglyceride, giảm cholesterol xấu. Trong lá trà xanh chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng bệnh xơ cứng động mạch, giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

Cách nấu: Lá trà non vò nhẹ sau khi rửa sạch, rồi cho vào ấm đun uống, khoảng 3 – 5 tách trà mỗi ngày.

Tỏi

Tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự như uống clo fibrat hạ mỡ máu. Đồng thời tỏi làm tăng cholesterrol có lợi (HDL) và làm giảm hàm lượng cholesterrol xấu (LDL), do vậy làm giảm chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.

Cách nấu:

  1. Đậu xanh 100g, tỏi 50 tép (người dưới 50 tuổi tính theo mỗi tuổi dùng 1 tép tỏi), đường phèn vừa đủ. Đậu xanh rửa sạch, tỏi bóc vỏ rửa sạch. Hai thứ cùng cho vào bát to, thêm 500ml nước, đậy nắp cho vào nồi đun cách thủy. Uống nước canh, ăn đậu. Uống vài lần trong ngày.
  2. Rượu 35 – 45 độ, tỏi giã nhỏ ngâm với tỷ lệ 1/5. Mỗi ngày uống 20 – 40 giọt chia 2 – 3 lần. Không dùng quá (có khi huyết áp lại tăng). Tác dụng ổn định huyết áp, giảm cholesterol, đề phòng vữa xơ động mạch.

Gừng

Gừng tươi có chứa chất chống oxy hóa, giúp tăng pH dạ dày, làm giảm nồng độ triglyceride máu và cholesterol máu. Gingerol có trong gừng có tác dung thúc đẩy phân hủy mỡ thừa, giảm cân hiệu quả, có ích với những trường hợp béo phì có chỉ số triglyceride cao.

Cách nấu: Chuẩn bị 4 củ tỏi lớn, 4 trái chanh, 1 củ gừng có kích thước 3-4cm và 2 lít nước. Chanh gọt vỏ, gừng, tỏi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, nếu không có dụng cụ chuyên dụng bạn hãy dùng dao bằm nhuyễn. Hỗn hợp vừa xay xong đổ vào nồi rồi thêm 2 lít nước đã chuẩn bị sẵn, bắc lên bếp nấu sôi, khuấy đều khoảng 10 phút rồi hãy tắt bếp, để nguội. Dùng rây lọc hỗn hợp lấy nước cho vào chai thủy tinh.

Mỗi ngày, nên uống 200ml trước bữa ăn khoảng 2 tiếng. Nên uống một chút nước ấm trước khi uống hỗn hợp nước này để tránh làm hại dạ dày.

Cây nần vàng (mài đắng)

Chiết xuất saponin steroid từ củ nần vàng có hàm lượng khá cao, có khả năng làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Cách nấu: Lấy khoảng 15g củ nần khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, sắc với khoảng 500ml nước, đun cạn lấy khoảng 300ml nước uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.

Củ nghệ

Nghệ có chứa curcumin giúp cơ thể giảm sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu, làm giảm tối thiểu được lượng chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể.

Cách nấu: trộn nửa muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước nóng, để nguội và dùng ba lần một ngày. Nếu bạn thích, có thể trộn nửa thìa bột nghệ vào một ly sữa ấm và thưởng thức.

Lá vối

Thành phần beta-sitosterol trong vối có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu.

Cách nấu: Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.

Bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ)

Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu, giảm triglyceride và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Cách dùng: Hoa bụp giấm mua về chỉ lấy cánh đài hoa màu đỏ, bỏ phần lỏi ở giữa. Nhặt xong, rửa sạch sau đó lại tráng lại cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội. Cho ra rổ, để khô hẳn nước. Sau đó, một lớp hoa, một lớp đường, thường tỷ lệ đường là 1kg cánh đài hoa + 1,3kg đường hoặc hơn tuỳ thích. Tuyệt đối không để dính nước lã vào. Cho vào lọ thuỷ tinh là tốt nhất, đậy kín, ngày hôm sau đã bắt đầu ngấm. 3 ngày là nước siro đã khá đậm nét. Hai tuần sau là có thể dùng.

Cây xạ đen

Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).

Xạ đen có chức năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị hạ triglyceride máu, giảm máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Cách nấu: 50g lá xạ đen phơi khô sau đó cho vào 1.5l nước đun sôi 10-15p ( dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.

Giảo cổ lam

Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…

Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:

  • Giúp làm giảm triglyceride máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
  • Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
  • Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
  • Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Cách nấu: Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.

Hà thủ ô

Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, nó có thẻ làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch; có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lị. Hà thủ ô sống có thể thúc đẩy nhu động ruột, hạ tả.

Cách nấu: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược để hạ triglyceride

Bên cạnh việc áp dụng các thảo dược trên mỡ từ nhiên nhiên kể trên, bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:

  • Lựa chọn sử dụng phương pháp tự nhiên đem lại kết quả nếu tình trạng bệnh của bạn còn ở thể nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.
  • Phương pháp này cũng cần bạn kiên trì thời gian dài mới nhận được kết quả.
  • Bệnh nhân không nên quá lạm dụng vào phương pháp này dẫn tới sử dụng quá mức, có thể mang lại tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, trước khi lựa chọn sử dụng thảo dược tự nhiên nếu đang sử dụng thuốc tây.
  • Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn,…
Bài viết liên quan