Bật Mí Các Công Thức Nước Ép, Sinh Tố Ngon Và Giảm Mỡ Máu

Mỡ máu cao có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Tin tốt là bạn có thể giảm yếu tố nguy cơ phát triển bệnh bằng cách giảm mức cholesterol trong máu- và điều này có thể được thực hiện thông qua các loại nước ép, sinh tố mà bạn uống hàng ngày.

Mỡ máu là gì?

Trong thực tế, cholesterol rất quan trọng đối với chức năng của cơ thể chúng ta. Một trong những chức năng đó là sản xuất hormone giới tính. Rất ít người biết được thông tin này.

Cholesterol có 3 chức năng chính:

  • Hỗ trợ sản xuất lớp vỏ ngoài của tế bào
  • Giúp tiêu hóa thức ăn trong ruột
  • Giúp sản xuất hormone và Vitamin D tạo ra hormone giới tính ở nam và nữ

Thực tế có hai loại cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao), được gọi là cholesterol tốt và cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp), được gọi là cholesterol xấu.

HDL là thứ lấy cholesterol xấu từ mạch máu và đưa nó về gan, xử lý và thải ra khỏi cơ thể. LDL là cholesterol mà chúng ta muốn loại bỏ vì quá nhiều chất này làm tắc nghẽn các mạch máu và động mạch có thể dẫn đến ngừng tim.

Cholesterol cao là thủ phạm chính gây ra các bệnh nguy hiểm chết người như đau tim, xơ vữa động mạch (hoặc hẹp động mạch), đau thắt ngực và đột quỵ.

Công thức nước ép giảm mỡ máu vừa ngon mà hiệu quả cao

Các công thức dưới đây chỉ có ý nghĩa tham khảo, đừng ngại thay đổi số lượng trái cây hoặc rau quả theo sở thích của bạn.

Nước ép cà rốt, táo và cần tây

  • 2 củ cà rốt
  • hai nhánh cần tây
  • 2 quả táo

Công thức này sẽ ép được khoảng 375ml (nhiều hơn một lon coca) nước trái cây. Bạn có thể thêm một loại rau nhiều nước như dưa chuột để món nước ép này loãng hơn, không bị đặc quá.

Nước ép táo, cần tây, ớt chuông và chanh

  • 2 quả táo xanh
  • 3 nhánh cần tây
  • 2 quả ớt chuông
  • 1/2 quả chanh (không cần bỏ vỏ)

Công thức này tương tự với công thức đầu tiên, sự khác biệt là công thức này đã sử dụng một lát chanh và ớt thay vì cà rốt làm thay đổi hoàn toàn hương vị.

Nước rau chân vịt, mùi tây, cà rốt, gừng, táo và tỏi

  • Một nắm rau chân vịt
  • 1/2 bó rau mùi tây (Parsley)
  • 4 củ cà rốt
  • 1 nhánh gừng
  • 1 tép tỏi
  • 1 quả táo

Tiến sĩ Stephen Sinatra khuyên bạn nên dùng món nước ép này mỗi ngày, nó có thể giúp giảm mức cholesterol của một người từ 300mg/dl xuống 190mg/dl trong khoảng 4 tuần.

Bất kỳ công thức nước ép nào có gừng sẽ có vị cay đặc trưng. Độ cay của thức uống này có thể không dành cho tất cả mọi người, bạn có thể thêm một chút táo để làm ngọt nó một chút.

Nước ép táo, cần tây, gừng, chanh, cam và rau chân vịt

  • 3 quả táo
  • 4 nhánh cần tây
  • 1 nhánh gừng
  • 1/2 quả chanh (có vỏ)
  • 1 quả cam (đã gọt vỏ)
  • một nắm rau chân vịt

Công thức này sẽ mang lại khoảng 790ml nước ép, khoảng 2 cốc lớn. Nó có vị hơi ngọt, với một chút vị chua của chanh và vì nó có gừng, nên nó có một chút vị cay trong đó.

Nước ép cà rốt, cần tây, bông cải xanh, dưa chuột, táo, xà lách và chanh

  • 4 củ cà rốt (đã gọt vỏ)
  • 3 nhánh cần tây
  • 4 đầu bông cải xanh (hoặc 1 cuống bông cải xanh)
  • 1 quả dưa chuột
  • một quả táo xanh
  • 1 lá xà lách romaine (hoặc lá cải xoăn)
  • 1 quả chanh (đã bóc vỏ)

Vị của món nước ép này rất giống công thức số 4 vì nó dùng 1 quả táo xanh và 1 quả chanh, vị hơi chua và ngọt.

Nước ép táo, cần tây, dưa chuột, gừng và chanh

  • 3 quả táo
  • 2 nhánh cần tây
  • 1 quả dưa chuột
  • 1 nhánh gừng
  • 1 quả chanh

Công thức này sẽ mang lại khoảng 410ml nước ép. Món nước ép này có vị ngọt, và ít vị cay, chua của gừng và chanh. Bạn sẽ hầu như không nếm được vị đắng của cần tây.

7 công thức sinh tố giảm mỡ máu thơm ngon và hiệu quả nhanh

Sinh tố táo, bơ, hạnh nhân

  • 2 cốc rau cải kale (nếu bạn không quen với vị này, hãy thay thế thành rau chân vịt)
  • 1 quả táo
  • ½ quả bơ
  • ½ cốc hạnh nhân hoặc nước cốt dừa

Bạn có thể thêm hạt chia và bột tảo xoắn vào món sinh tố này. Chúng sẽ không ảnh hưởng đến hương vị nhiều, nhưng sẽ tăng lợi ích về sức khỏe của món đồ uống này.

Sinh tố táo và bơ

  • 1 quả táo
  • ¼ quả bơ (đã gọt vỏ)
  • 2 muỗng canh hạt chia
  • 2 cốc rau chân vịt
  • ½ cốc sữa hạnh nhân, không đường

Táo, rau chân vịt, hạt chia và bơ đều là những thực phẩm giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Sinh tố dâu tây, mâm xôi và sữa chua

  • 1,5 cốc dâu tây
  • 1 cốc mâm xôi
  • 1 muỗng bơ hạnh nhân
  • 1 cốc sữa chua ít béo
  • ½ cốc sữa hạnh nhân, không đường

Các loại quả mọng được biết là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là dâu tây có khả năng giảm cholesterol. Hơn thế, sữa chua ít béo sẽ mang lại cho bạn một ly sinh tố giảm cholesterol tuyệt vời!

Sinh tố bơ, việt quất

  • 1 cốc quả việt quất đông lạnh
  • ¼ quả bơ
  • 1 cốc nước dừa
  • Nước cốt ½ quả chanh
  • Mật ong nguyên chất (không bắt buộc)
  • Đá

Món sinh tố bơ việt quất này giúp tăng cường chất chống oxy hóa và giảm cholesterol rất hữu hiệu.

Sinh tố hoa quả tươi nhiệt đới

  • ¼ quả bơ
  • 1 cốc quả dứa (đã cắt thành khối)
  • ½ quả lê (đã bỏ lõi)
  • 3 cốc rau chân vịt
  • ¼ muỗng cà phê gừng tươi (đã nghiền)
  • 2 muỗng canh hạt chia (đã ngâm nước 5 phút)
  • ½ cốc sữa hạnh nhân, không đường

Sinh tố táo chanh

  • 2 quả xanh
  • ½ quả chanh
  • 1 nắm hoặc vài lá rau chân vịt hoặc rau kale
  • ½ cốc sữa hạnh nhân, không đường

Công thức này khác với món sinh tố táo chanh truyền thống, giúp tăng hiệu quả giảm cholesterol từ rau chân vịt và chanh.

Sinh tố chuối, việt quất và hạnh nhân

  • ½ quả chuối (đã thái lát)
  • 1 cốc quả việt quất
  • 2 chén cải kale
  • ½ chén bột yến mạch nấu chín
  • 10 quả hạnh nhân nghiền nát
  • ½ cốc sữa hạnh nhân, không đường

Thực phẩm giúp hạ mỡ máu

Hầu như tất cả các loại trái cây và rau quả sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu vì chúng chứa chất xơ hòa tan giúp hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn uống. Đặc biệt các loại rau lá xanh rất giàu vitamin B12 sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

Danh sách dưới đây gợi ý cho bạn những thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol xấu trong máu, bao gồm:

Thực phẩm giàu vitamin B12

Thực phẩm giàu Niacin hoặc B3 như bơ, cải xoăn, nấm, măng tây, đậu Hà Lan, khoai lang, bông cải xanh, cà rốt và hạt tiêu xanh sẽ giúp giảm sản xuất cholesterol, và đồng thời giúp loại bỏ cholesterol xấu trong cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E là một trong những yếu tố cần thiết trong việc chống lại Cholesterol LDL vì nó giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol hoặc nói một cách đơn giản, nó ngăn ngừa cholesterol làm tắc nghẽn các động mạch.

Vitamin E có nhiều trong các loại rau như rau chân vịt, bí, củ cải, tảo xoắn và các loại trái cây như quả việt quất, quả mâm xôi, ổi, kiwi, xoài, đào và đu đủ.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C cũng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol xấu có thể được tìm thấy trong các loại trái cây như xoài, dứa, dâu tây, kiwi và ổi. Và các loại rau như cải xoăn, cải Brussels, bông cải xanh…

Xem thêm: Giải pháp giúp giảm mỡ máu từ viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam

Làm thế nào bạn có thể hạ được mỡ trong máu?

Cần có kỷ luật tự giác và thay đổi hoàn toàn lối sống của bạn để giảm mức mỡ trong máu, bắt đầu với những gì bạn đưa vào cơ thể:

  • Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có nghĩa là kiêng dùng thức ăn nhanh hay thực phẩm chiên trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan như yến mạch, bột yến mạch, ngũ cốc, gạo nâu, cần tây, bông cải xanh, hành tây, bắp cải, rau xanh đậm và đậu xanh… Các chuyên gia tại Đại học Harvard khuyên bạn nên ăn ít nhất từ 20 đến 35 gram mỗi ngày.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi trong chế độ ăn uống của bạn. Trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa sự lây lan của các gốc tự do và ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol, làm tắc nghẽn mạch máu.
  • Sử dụng các thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu từ thiên nhiên như bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam…
  • Bước tiếp theo là tăng mức độ hoạt động của bạn và tập thể dục nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên giúp kích thích các enzyme di chuyển LDL (hoặc cholesterol xấu) từ các mạch máu đến gan.
  • Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị từ 30 đến 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Bạn có thể chọn các hoạt động có cường độ vừa phải như chạy bộ, bơi lội, đi bộ hoặc đi xe đạp.
  • Mặc dù tập thể dục thường xuyên không đảm bảo giảm cholesterol vì các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta như di truyền, và tuổi tác. Tuy nhiên, nó có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như ung thư, tiểu đường, đột quỵ và béo phì.
  • Hãy nhớ thường xuyên tập thể dục và ăn đúng loại thực phẩm có nghĩa là nhiều trái cây và rau quả, cá, các loại đậu, yến mạch, sữa không béo và trứng giàu omega-3.
  • Hãy cẩn thận khi sử dụng các loại dầu. Nên sử dụng dầu hạt cải, ô liu hoặc hạt nho và bỏ qua những thứ dầu bão hòa vì nó không tốt cho bạn.
Bài viết liên quan