Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Lipid Máu Và Phương Pháp Phòng Tránh

Rối loạn lipid máu là một trong những bệnh lí nguy hiểm liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Việc biết được các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể thể giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này, đảm bảo chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp, đặc trưng bởi sự thay đổi của các chỉ số mỡ máu như:

  • Tăng Cholesterol toàn phần
  • Tăng LDL-C: Tăng nồng độ cholesterol xấu
  • Giảm HDL-C: Giảm nồng độ cholesterol tốt
  • Tăng Triglycerid

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu gồm 2 yếu tố chính là di truyền và thói quen xấu trong lối sống hàng ngày.

Rối loạn lipid máu là một hội chứng chuyển hóa, tiến triển từ từ và kéo dài. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra, từ rối loạn di truyền đến những thói thói quen xấu trong lối sống của bạn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có thể chia nguyên nhân gây rối loạn lipid máu thành 2 loại bao gồm: rối loạn nguyên phát và thứ phát.

  • Nguyên nhân nguyên phát: đề cập đến mức lipid bất thường gây ra bởi một gen đột biến hoặc do di truyền từ người thân trong gia đình – đây là nhóm nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát mà chúng ta không thể thay đổi được.
  • Nguyên nhân thứ phát: Mặt khác, rối loạn lipid máu thứ phát xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố có liên quan đến những thói quen xấu trong lối sống như ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Việc xác định được đâu là nhóm nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu có thể thay đổi được và không thay đổi được giúp bạn linh hoạt trong sử dụng các phương pháp phòng tránh tình trạng rối loạn mỡ máu, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nguyên nhân nguyên phát

Rối loạn lipid máu nguyên phát là nguyên nhân ở gen do đột biến gen hoặc gen di truyền. Các gen khiếm khuyết này làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thái Triglycerid, cholesterol hoặc tổng hợp không đủ, giảm thải quá mức HDL dẫn đến rối loạn mỡ máu.

Các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra rối loạn lipid máu nguyên phát, bao gồm:

  • Tăng lipid máu gia đình kết hợp phát triển ở thanh thiếu niên và thanh niên và có thể dẫn đến cholesterol cao.
  • Do đột biến gen: Đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL được gọi là apolipoprotein làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thải cholesterol, triglyceride, LDL-cholesterol.
  • Tăng triglyceride máu gia đình: Đây là một bệnh di truyền theo gen lặn dẫn đến chất béo trung tính cao
  • Tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử hoặc đa gen – một đột biến trong thụ thể LDL có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch sớm trong đời, điều này có thể dẫn đến bệnh tim mạch sớm.
Các bệnh nhân bị rối loạn lipid máu nguyên phát chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng, thường phát hiện từ trước lứa tuổi thiếu niên, trong gia đình có nhiều người mắc bệnh cùng lúc. Đây là yếu tố gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nặng nề từ rất sớm, tuổi thọ bị hạn chế.

Nguyên nhân thứ phát

Rối loạn lipid máu thứ phát phổ biến hơn, xảy ra do nhiếu yếu tố liên quan đến thói quen trong lối ống như chế độ ăn uống, luyện tập thể dục,… Tình trạng này xảy ra nhiều ở giới trẻ và đang có xu hướng trẻ hóa.

Các bác sĩ đã phân loại các nguyên nhân gây tăng lipid máu thứ phát theo 4 nhóm yếu tố nguy cơ bao gồm:

Chế độ ăn nhiều chất béo

Tổng lượng chất béo có trong cơ thể được lấy 1/4 từ nguồn thức ăn hàng ngày. Do đó, một chế độ ăn nhiều chất béo là yếu tố hàng đầu dẫn đến rối loạn lipid máu. Việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng và các chất béo chuyển hóa có trong đồ ăn nhanh, thực phẩm chất biến sẵn làm tăng cholesterol toàn phần.

Chất béo bão hòa có trong thịt bò, bơ và một số sản phẩm từ sữa nguyên kem khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn cũng làm tăng mỡ máu do chứa nhiều chất béo chuyển hóa.

Ngoài ra, khi tiêu thụ nhiều rượu bia và thuốc lá, chè, cà phê cũng làm giảm lượng cholesterol tốt trong máu, tăng cholesterol xấu và chất béo trung tính. Điều gây ra các tỏn thương trên thành mạch đồng thời góp phần vào sử phát triển và nghiêm trọng của bệnh rối loạn lipid máu thứ phát.

Thói quen lười vận động

Chế độ ăn nhiều chất béo kết hợp với thói quen lười vận động khiến mỡ tích tụ ngày càng nhiều. Điều này làm tăng chất béo trung tính trong máu, lượng cholesterol xấu không được đưa về gan để giải phóng ra bên ngoài dẫn đễn rối loạn lipid máu.

Bên cạnh đó, lười vận động còn khiến bạn có nguy cơ bị thừa cân béo phì do không tiêu hao đươc nguồn calo nạp vào cơ thể. Lượng calo đó dần dần tích tự thành dạng mỡ thừa khiến trọng lượng cơ thể tăng không kiểm soát.

Béo phì

Béo phì làm tăng nguy cơ giảm HDL-cholesterol, tăng cholesterol xấu trong cơ thể, dẫn đến rối loạn lipid máu.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên khiến sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ bị rối loạn lipid máu cao hơn người bình thường. Người béo phì sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm HDL-cholesterol, tăng cholesterol xấu trong cơ thể.

Không chỉ như thế, nếu người có chu vi vòng eo lớn, nguy cơ rối loạn lipid máu cũng sẽ tăng lên. Ở đàn ông có chu vi vòng eo là từ 102 cm và phụ nữ là từ 89 cm.

Do các bệnh lí chuyển hóa khác

Một số rối loạn chuyển hóa có liên quan đến tăng lipid máu thứ phát:

  • Đái tháo đường (bao gồm tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường) có liên quan đến sự gia tăng bất thường của triglyceride và cholesterol lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL).
  • Các bệnh về thận (bao gồm suy thận, xơ gan, viêm gan C mãn tính và hội chứng thận hư) có liên quan đến triglyceride và VLDL cao.
  • Suy giáp (chức năng tuyến giáp thấp) có liên quan đến LDL cao.
  • Bệnh gan Cholestatic (trong đó ống mật bị tổn thương) có liên quan đến LDL cao.
  • Một số bệnh tự miễn dịch như hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa năng cũng có thể gây ra sự gia tăng bất thường của tổng lượng cholesterol và LDL làm tăng lipid máu thứ phát.
Bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết (điều chỉnh sản xuất hormone) hoặc chuyển hóa (chuyển đổi calo thành năng lượng) đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu thứ phát. Đôi khi , xét nghiệm thấy mỡ máu nâng cao cao lại là dấu hiệu chỉ điểm cho những bệnh lý nêu trên.

Các biện pháp phòng tránh rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu nên không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh lí về tim mạch, huyết áp đột quỵ,… Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh trình trạng này nếu áp dụng một số thay đổi tích cực trong lối sống.

Thay đổi lối sống một cách tích cực có thể phòng ngừa sự tiến triển hoặc thậm chí có thể làm thoái triển bệnh. Tuy nhiên, đây là một quá tình diễn ra liên tục, có thể kéo dài suốt đời, vì vậy bạn cần hết sức kiên nhẫn, tuân thủ các nguyên tắc và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong số các can thiệp lối sống, bác sĩ có thể đề nghị:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cần hạn chế chất béo từ động vật, tăng cường chất xơ từ rau, trái cây và tình bột giúp no lâu có trong gạo lứt, yến mạch,…

Giảm lượng chất béo bão hòa xuống dưới 7% tổng lượng calo hàng ngày và tổng lượng chất béo xuống dưới 30%. Những chất béo xấu này có nhiều trong mỡ động vật, nội tạng động vật, … cùng với chất béo chuyển hóa có nhiều trong đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn cũng cần tránh.

Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa lành mạnh hơn có nhiều trong dầu thực vật, dầu từ các loại hạt, ngũ cốc và axit béo omega 3 có nhiều trong mỡ cá – đều là những loại chất béo tốt cho cơ thể.

  • Với các bệnh nhân chỉ tăng cholesterol máu: kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà, dầu dừa, dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục…
  • Với các bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo thì phải kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo, rượu và các đồ uống có chất cồn. Hạn chế các chất bột như bánh mì, cơm gạo… Các thức ăn nên dùng là dầu đậu nành, các loại rau quả tươi, cá, thịt nạc.
  • Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần một chế độ ăn giảm muối.

Thay thế tinh bột no nhanh bằng các loại tinh bột chuyển hóa chậm có trong gạo lứt, yến mạch, bánh mì ngũ cốc,… giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Chế độ tập luyện đều đặn làm giảm LDL, tăng HDL, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rối loạn lipid máu.

Chế độ tập luyện đều đặn có thể làm giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rối loạn lipid máu. Ngoài ra, hình thành thói quen luyện tập thể dục thường xuyên còn còn làm tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và tốt cho hệ tim mạch.

Tập luyện giúp cơ thể đốt được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể giúp giảm cân hiệu quả, đẩy nhanh quá trinh đào thải chất độc khiến cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Lựa chọn các bài tập đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe,…Mức độ vận động vừa phải, đủ để ra mồ hôi do đó nên luyện tập khoảng 30-45 phút mỗi ngày và đều đặn 4-5 buổi/ tuần để tăng dần sức bền và khả năng chịu đựng.

Đối với những người mắc một số bệnh lí nền như: huyết áp cao, tiểu đường, xương khớp hay bệnh lí về tim mạch tránh luyện tập cường độ mạnh. Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho nhóm đối tượng này như yoga, thể dục nhịp điệu cường độ nhẹ, đi bộ,… Cách tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kỹ càng trước khi bắt đầu luyện tập.

Sinh hoạt khoa học

Bỏ thuốc không những giúp phòng ngừa tình trạng rối loạn lipid máu mà còn tốt cho sức khỏe của bạn và người thân xung quanh.

  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế rượu bia
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi
  • Ngủ nghơi hợp lí
  • Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần
  • Tránh lối sống tĩnh lại

Trên đây là những nguyên nhân và một số phương pháp giúp phòng tránh rối loạn lipid máu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó lựa chọn phương pháp phòng ngừa phù hợp sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt.

Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên ngay cả khi sức khỏe của bạn tốt. Điều nay giúp hình thành những thói quen tốt cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Bài viết liên quan