Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, Hoàng bá là thảo dược không chỉ làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giảm lipid máu ở bệnh nhân mỡ máu cao mà còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và nhiều công dụng khác nữa.
Mục lục
Các nghiên cứu về Hoàng bá
Hoàng bá hay còn gọi là Hoàng nghiệt, có tên khoa học là Phellodendro amurensen.
Hoàng bá là cây to cao, có thể cao tới 20-25m, đường kính thân có thể đạt tới 70cm. Vỏ thân dày phân thành hai tầng rõ rệt. Tầng ngoài màu xám, tầng trong màu vàng. Lá mọc đối, kém gồm 5-13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, trong chứa 2-5 hạt. Ra hoa mùa hạ.
Dược liệu: Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3 – 0,5 cm, dài 20 – 40 cm, rộng 3 – 6 cm. Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều các vết nhăn dọc nhỏ, dài, vết bẻ lởm chởm, chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm.Vỏ cành cây dày 0,15 – 0,20 cm, mảnh dài cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài có lớp thụ bì màu nâu xám, khi bong ra để lộ lớp bần màu nâu sẫm, trên có lấm tấm nhiều vết lỗ vỏ, mặt trong màu nâu nhạt hơn, có những vết nhăn nhỏ, dọc. Chất giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, để lộ mô mềm màu vàng rơm.
Bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ cành già đã cạo bỏ lớp bần, phơi khô của cây Hoàng bá.
Thành phần hóa học chính trong Hoàng bá là Berberin (hàm lượng 1.5% trở lên), một ít palmatin.
Hoàng bá là vị thuốc bổ đắng, lạnh, không độc, dùng để kích thích tiêu hóa, chữa bệnh đường ruột do lỵ gây ra. Theo Đông y thì Hoàng bá dùng để tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt, dùng làm thuốc kiện vị. Công dụng của Hoàng Bá:
- Chữa đái đục, đại tiện ra máu, mắt đỏ, ù tai, phụ nữ có khí hư, tả lỵ thấp nhiệt, hoàng đản, đới hạ, nhiệt lâm, cước khí, uỷ tích (chân teo què), cốt chưng lao nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, lở ngứa, thũng độc, thấp chẩn sang dương.
- Chiết xuất berberin.
- Còn dùng làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém và làm thuốc giun.
- Đắp chữa mụn nhọt, vết thương.
- Thường dùng vỏ cây núc nác với tên Hoàng bá nam dùng chữa các bệnh dị ứng.
Tác dụng hạ mỡ máu của Hoàng bá
Y học hiện đại chủ yếu dùng Hoàng bá làm nguồn chiết berberin. Berberin được chứng minh có rất nhiều tác dụng liên quan đến bệnh lý chuyển hóa: như làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giảm lipid máu ở bệnh nhân mỡ máu cao và giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Báo cáo tổng hợp phân tích hoạt tính giảm lipid máu trên bệnh nhân rối loạn lipid máu khi sử dụng berberin của tác giả Hui Dong (2013) trên 874 bệnh nhân cho thấy sử dụng berberin làm giảm các chỉ số lipid máu một cách rõ rệt trên người, cụ thể như sau: làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần 0.61 mmol/L, giảm triglyceride 0.5 mmol/L, giảm LDL 0.65 mmol/L và làm tăng chỉ số HDL lên 0.05 mmol/L.
Có thể hạ lipid máu của Berberin được cho là khác với nhóm statin. Berberin tác dụng thông qua việc tăng biểu hiện của receptor LDL thông qua tăng mARN tổng hợp LDL-R, do đó làm tăng vận chuyển các liprotein vào trong tế bào và chuyển hóa.
Nghiên cứu trên chuột gây tăng mỡ máu bằng chế độ ăn giàu chất béo trong 6 tuần kết hợp với uống berberin với mức liều 50 và 100 mg/kg/ngày trong 10 ngày cho thấy nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL giảm lần lượt từ 44-70%, 34-51% và 47-71%, tác dụng phụ thuộc vào liều lượng và thời gian dùng thuốc. Berberin cũng làm tăng đào thải cholesterol ở gan qua đường mật ở nhóm chuột mỡ máu cao, không ảnh hưởng đến nhóm chuột bình thường. Do đó nghiên cứu cũng gợi ý về cơ chế làm giảm mỡ trong gan của Berberin là thông qua quá trình tăng đào thải qua đường mật.
Chiết xuất thành công sản phẩm giảm mỡ máu từ Hoàng Bá
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp từ Hoàng bá với Giảo cổ lam, Bụp giấm, Xạ đen với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
PGS. TS Lê Minh Hà
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
*** FREMO cam kết hoàn 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 1800 1591 .
Nguồn:
1.”Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi, NXB Hồng Đức
2. Dược điển Việt Nam IV
3. “The Effects of Berberine on Blood Lipids: A Systemic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials”, Hui Dong et al., Planta Medica, 2013