Bệnh mỡ máu cao từng được ví von xem là căn bệnh chết chóc vì nó là nguồn gốc sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như đột qụy, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, các yếu tố nguy cơ tử vong bất ngờ… Bài viết này tổng hợp những hình ảnh quan trọng nhất về bệnh máu nhiễm mỡ mà bạn cần biết.
Mục lục
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Các thành phần của máu
Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Các thành phần của lipid máu trong cơ thể là triglycerid (TG), phospholipid, cholesterol (CT) và một số chất khác ít quan trọng hơn, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.
Cholesterol là một chất sáp, giống như chất béo mà gan tạo ra. Nó rất quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, vitamin D và một số hormone. Cholesterol không hòa tan trong nước, các hạt được gọi là lipoprotein sẽ giúp vận chuyển cholesterol qua máu.
Có hai dạng lipoprotein chính:
- Lipoprotein mật độ thấp (LDL) , còn được gọi là “cholesterol xấu”, có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
- Lipoprotein mật độ cao (HDL) , đôi khi được gọi là “cholesterol tốt”, giúp trả lại cholesterol LDL cho gan để loại bỏ.
HDL Cholesterol “tốt” và LDL Cholesterol xấu
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và hoặc nồng độ của các lipoprotein trong máu.
Hình ảnh mỡ trong máu như thế nào?
Bạn không thể nhìn trực tiếp các phân tử cholesterol trong máu để biết mình có đang bị máu nhiễm mỡ hay không.
Các phân tử mỡ máu quá bé để bạn có thể trông thấy được
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết mức độ mỡ trong máu của bạn có quá cao hay không. Máu nhiễm mỡ khi có các kết quả sau:
- Tăng cholesterol toàn phần (> 240 mg/dL)
- Tăng LDL-cholesterol (>160 mg/dL)
- Tăng triglyceride (>200 – 499 mg/dL)
- Giảm HDL-cholesterol (< 40 mg/dL đối với nam; < 50 mg/dL đối với nữ)
Tuy nhiên, nếu tình trạng mỡ trong máu ở mức độ nặng, bạn có thể thấy được lớp mỡ máu “trắng như sữa” bằng chính mắt thường.
Một người đàn ông 39 tuổi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Cologne (Đức) sau khi xuất hiện những triệu chứng như giảm cân đột ngột, nôn mửa, đau đầu và suy giảm nhận thức.
Khi lấy máu xét nghiệm, các bác sĩ bất ngờ vì máu của nam bệnh nhân hết sức đặc biệt, phân thành hai tầng và có màu trắng đục khác thường. Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy, nồng độ triglyceride – nồng độ chất béo chủ yếu trong cơ thể – trong máu của người đàn ông lên tới 14.000 mg/dL, trong khi thông thường 500mg/dL đã bị cho là ngưỡng rất cao. Như vậy, chỉ số mỡ trong máu của bệnh nhân này cao gấp 28 lần so với mức rất cao của người khác.
Máu của bệnh nhân máu nhiễm mỡ phân thành 2 tầng riêng biệt, có màu đục như sữa
Các bác sĩ đã tiến hành lọc mỡ trong máu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong khi thực hiện quá trình, máu của bệnh nhân chứa nhiều mỡ đến nỗi làm tắc cả máy lọc. Sau hai lần tách huyết tương không thành công, ê kíp bác sĩ đã chuyển sang phương pháp “rút máu”. Họ rút 1 lít máu của bệnh nhân sau đó thay thế nó bằng hồng cầu và huyết tương của người hiến tặng. Sau nhiều cố gắng của bác sĩ, khoảng một tuần sau đó, người đàn ông có thể tự thở và sức khỏe dần ổn định.
Tình trạng máu nhiễm mỡ cũng có thể xác định nhờ vào nghiên cứu và quan sát huyết thanh thu được bằng các phương pháp như điện di. Các huyết thanh sẽ có màu trong, màu đục, hoặc đặc như kem.
Tình trạng máu nhiễm mỡ cũng có thể xác định nhờ vào màu huyết thanh như màu trong, màu đục, hoặc đặc như kem
Hình ảnh các biến chứng từ bệnh mỡ máu cao
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, mỡ máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ít có triệu chứng rõ ràng, không biểu hiện cụ thể, trừ khi có các biến chứng như xơ vữa mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác có thể tử vong.
Xơ vữa động mạch
Động mạch là các mạch máu chuyên chở oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Động mạch thường rất mềm và đàn hồi trong điều kiện bình thường. Mỡ máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.
Mỡ máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch
Ảnh chụp MRI mảng xơ vữa động mạch ở gốc động mạch
Một mảng xơ vữa động mạch từ ảnh chụp MRI
Nếu theo dõi dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy mảng xơ vữa là một chất béo lắng đọng trong các mạch máu chủ yếu bao gồm cholesterol. Các chất béo được lắng đọng bên trong thành mạch của các động mạch lớn và vừa. Mảng xơ vữa có thể loét và giải phóng các hạt giống như mủ béo vào máu. Xơ vữa động mạch cũng có thể bị vôi hóa, bước đầu tiên hướng tới sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Mảng xơ vữa động mạch dưới kính hiển vi
Phần mô học của một mảng xơ vữa dưới kính hiển vi có hình dạng như sau:
Phần mô học của một mảng xơ vữa
Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:
a. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Đột quỵ dạng nhũn não xảy ra khi xuất hiện huyết khối ở động mạch dẫn máu lên não. Nếu nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngưng thở và tử vong. Bệnh khởi phát rất nhanh, rất đột ngột với ít dấu hiệu cảnh báo, nhưng sẽ gây chết người nếu không xử lý thật nhanh. Hiện nay, tai biến mạch máu não cũng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi.
Một mảnh huyết khối ở động mạch dẫn máu lên não
b. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xảy ra khi huyết khối xuất hiện ở động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim), dẫn đến chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.
Huyết khối xuất hiện ở động mạch dẫn máu nuôi tim
c. Bệnh mạch vành
Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Các động mạch vành chia thành các nhánh nhỏ dần tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.
Người bệnh tim mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:
- Suy tim: Xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, xơ vữa động mạch còn có thể gây tắc nghẽn hoặc phình tại các động mạch khác:
– Tắc, hẹp động mạch thận, lâu dài dẫn đến suy thận.
Tắc, hẹp động mạch thận
– Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột gây hoại tử ruột.
Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột
– Tắc, hẹp động mạch nuôi chi gây thiếu máu chi, nếu nặng và mạn tính phải cắt cụt chi, gây tàn phế cho người bệnh.
Tắc, hẹp động mạch nuôi chi
Tăng huyết áp
Rối loạn mỡ máu thúc đẩy xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng động mạch từ đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Gan nhiễm mỡ
Khi triglycerit trong máu tăng cao, có sự mất cân bằng giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerit tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ.
Hình ảnh gan nhiễm mỡ
Ban vàng quanh mắt
Những mảng da màu vàng ở vùng da quanh mắt là kết quả của việc lắng đọng cholesterol ở dưới da. Tăng mỡ máu được ghi nhận ở khoảng phân nửa bệnh nhân có ban vàng quanh mắt và ban vàng quanh mắt được xem như là dấu hiệu chỉ điểm của tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Những mảng da màu vàng ở vùng da quanh mắt là kết quả của việc lắng đọng cholesterol ở dưới da
Đục rìa giác mạc
Đục rìa giác mạc xảy ra do chất béo, thường được gọi là lipid, hình thành ở phần ngoài của giác mạc.
Lipid, hình thành ở phần ngoài của giác mạc
Hi vọng với những hình ảnh chi tiết về bệnh máu nhiễm mỡ có thể giúp độc giả giải đáp phần nào thắc mắc về nguyên lý và mức độ nguy hại của bệnh, giúp bạn có thêm kiến thức và chủ động phòng tránh cũng như điều trị điều trị bệnh từ những giai đoạn đầu.
Theo Giammomau.net.vn
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch![]()
PGS. TS Lê Minh Hà
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
Đối tượng sử dụng
- Người rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu.
- Người cần giảm nguy cơ bệnh và chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Không dùng cho người có tác dụng không mong muốn hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Nên kết hợp với chế độ ăn ít tinh bột, chất béo, đồ ngọt và tăng cường vận động.
– Không dùng cho người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Sử dụng FREMO thế nào cho hiệu quả?
- Thường dùng: Ngày 4 viên, chia 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống sau ăn 15-30 phút. Nên dùng liên tục cho đến khi các chỉ số mỡ máu về ngưỡng bình thường. Sau đó nên chuyển sang dùng duy trì.
- Dùng duy trì: Ngày 2 viên, chia 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Uống sau ăn 15-30 phút. Nên dùng duy trì từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
*** FREMO cam kết hoàn 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 1800 1591 .
Tôi 42 tuổi. Trước đây tôi gắng sức nên cường cơ tim, đã được bác sĩ thăm khám và cho uống Grixeril dãn Mạch , uống CanxiSundox, uống bổ sung Cation Nội bài như Mg++…
Bây giờ đã đỡ làm việc bình thường Nhung thỉnh thoảng mệt có hiện tượng nhịp nhanh, nhịp loạn, có lúc đang đập sau đó nó hẫng rồi đập tiếp. Lúc đó đi lại làm việc thì nặng ngực, nhưng nếu đang nằm trên giường thì có khi nó đập luội dần rồi tự dưng cả người xốc lên như bị điện giật, cảm giác có một luồng điện lan tỏa khắp người, đau các đầu ngón chân ngón tay, nhất là tay. Có khi trong lồng ngực (tôi có cảm giác như cơ tim) nó giật giật rung giống như thí nghiệm truyền điện vào cơ chân con ếch, lúc thì ở phía trên lúc thì cảm giác như ở đáy quả tim
Vậy mong mong bác sĩ tư vấn cho tôi.
Chào anh, Có khả năng đó là Ngoại tâm thu. Nên dùng thuốc, và bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn anh cụ thể.
Thưa chuyên gia.
Khi có thai cháu đầu, tôi lên cân nhiều (25kg) và đến những tháng cuối tôi cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, loạn nhịp. Sau đó tôi đẻ mổ và một thời gian dài tôi vẫn khó thở, khi ngủ mơ thấy ác mộng. Bác sĩ khám bảo tôi bị loạn nhịp tim và khuyên tôi không nên sinh con nữa. Đến nay, cháu bé đã được 6 tuổi, tôi thấy ít bị loạn nhịp hơn nhưng vẫn loạn nhịp nếu cơ thể bị mệt hoặc nếu có dùng chất kích thích như uống bia, cà phê… Tôi xin hỏi bác sĩ vậy tôi có thể sinh con được không và bệnh này có thể chữa khỏi không? Tôi năm nay 37 tuổi.
Cảm ơn chuyên gia và chúc bác sức khỏe, hạnh phúc.
Chào chị
Mong muốn của chị muốn sinh thêm con thứ 2 là rất chính đáng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, chị nên đến các bác sĩ tim mạch để kiểm tra, thăm khám lại thật kỹ.
Rối loạn nhịp tim bao gồm rất nhiều các bệnh lý từ hồi hộp, tim đập nhanh cho đến các rối loạn quan trọng và phức tạp. Có những rối loạn nhịp không có nguy hiểm nhưng có nhiều rối loạn có thể gây nguy hiểm đòi hỏi phải có sự theo dõi vào những tháng cuối của thai kỳ.
Việc sử dụng cà phê đúng cách (tức khoảng 1 cốc nhỏ mỗi ngày) thì vẫn tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp của chị, tôi khuyên nên hạn chế sử dụng bia, cà phê để hạn chế tối đa các nguy cơ tăng bệnh ảnh hưởng đến quyết định sinh con của chị.
Chúc chị khỏe!
Cho em hỏi rối loạn mỡ máu có khác với mỡ máu cao không? Mỡ máu cao thì phải làm gì? Chế độ ăn như thế nào? Cholesteron của em là 6.22mmol/l, em 22 tuổi. Nếu mỡ máu quá cao thì sẽ dẫn đến hệ quả gì ạ?
Chào em!
Danh từ “bệnh mỡ màu” mà dân gian thường hay gọi trong y học từ chuyên môn gọi là “Rối loạn lipid máu”, rối loạn mỡ máu. em đã đi khám và kết quả “mỡ máu cao” cholesterol toàn phần 6,22 mmol/L (trị số bình thường là <5,2mmol/l) nên em cần phải điều trị rồi.
Điều trị rối loạn mỡ máu là để giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nguyên nhân của các chứng bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quị, tiểu đường, béo phì… ’Năm nay em mới 22 tuổi là rất trẻ nên em cần phải đưa mỡ máu về trị số bình thường. Để điều trị bệnh lý tăng mỡ máu, có 2 cách điều trị chính là:
1.Điều trị không dùng thuốc: áp dụng cho thời kỳ mới bị bệnh bằng cách: thay đổi lối sống với các tiêu chí cụ thể như sau:
Không hút thuốc lá- thuốc lào (chủ động hoặc thụ động), hạn chế tối đa uống rượu bia.
Duy trì cân nặng ở mức độ bình thường (BMI từ 18 đến 23)
Chế độ ăn: cung cấp ít năng lượng nhưng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất; hạn chế ăn mỡ động vật, thịt đỏ, nên ăn nhiều cá và thịt trắng; sử dụng dầu thực vật để chiên xào; ăn nhiều rau và trái cây.
Thường xuyên vận động thể lực ít nhất là 30 phút/ngày.
Giảm các căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình xã hội.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu như Fremo
2. Nếu sau khi thay đổi lối sống trong khoảng 2-3 tháng mà mỡ máu trở về giới hạn bình thường thì không phải dùng thuốc để điều trị mà chỉ cần duy trì lối sống đó là được. Còn khi đã thay đổi lối sống mà mỡ máu vẫn cao thì khi đó bác cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để khám và điều trị. Có nhiều loại thuốc để điều trị tăng mỡ máu, tuy nhiên các thuốc này có thể có những tác dụng phụ không mong muốn do đó phải được bác sỹ kê đơn thuốc điều trị.
Chúc em chóng khỏe!