HDL Cholesterol Cao Có Tốt Không? Cách Đạt HDL Cholesterol Hiệu Quả

HDL Cholesterol thường được biết đến với tên gọi cholesterol tốt, thực sự có lợi cho tim mạch. Vì vậy, nhiều người tin rằng chỉ số HDL cholesterol càng cao sẽ càng tốt. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chỉ số HDL Cholesterol quá cao?

Khi nào chỉ số HDL Cholesterol cao là tốt?

Có hai loại cholesterol chính trong cơ thể, và chỉ một trong số chúng thường được coi là nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch.

LDL Cholesterol góp phần vào sự tích tụ chất béo có thể làm tắc nghẽn các động mạch. Khi sự tích tụ này làm tắc nghẽn hoặc thu hẹp các động mạch, một cơn đau tim hoặc đột quỵ có nhiều khả năng xảy ra. Vì vậy chỉ số LDL cholesterol càng thấp càng tốt.

HDL Cholesterol rất hữu ích cho tim. HDL Cholesterol có thể loại bỏ LDL cholesterol khỏi máu và vận chuyển về gan, nơi nó có thể được xử lý và loại bỏ. Chỉ số HDL cao là mong muốn của nhiều người vì nó thường báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

Cơ thể bạn sẽ gặp vấn đề khi mức HDL cholesterol giảm xuống dưới 40 mg / dL. Vì càng ít HDL trong máu, càng ít cholesterol được đào thải ra khỏi cơ thể. Các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác sẽ làm lắng đọng trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.

Các mảng vữa này nếu không gây tắc nghẽn hoàn toàn thì cũng có thể dần dần làm cho đường kính của động mạch nhỏ dần lại, gây nên chứng đau thắt ngực. Một sự đau xé ngực mà nạn nhân thường mô tả như bị một cái búa đánh vào ngực, thường xảy ra trong trường hợp tập thể dục, hay làm những công việc đòi hỏi vận động thể lực cao. Hiện tượng này xảy ra vì động mạch bị thắt lại, làm cho máu không lưu thông vào tim theo một tốc độ cần thiết cho thể lực làm việc nặng.

Nếu các mãng vữa này bị vỡ thành từng mảnh nhỏ, nó sẽ thải những chất béo ra ngoài. Những chất béo này kích thích hình thành những cục máu; và những cục máu này lớn dần đến khi chúng làm nghẽn hoàn toàn động mạch. Quá trình này chỉ xảy ra trong vòng vài phút, và hậu quả cuối cùng là chứng huyết khối động mạch vành, bệnh nhân cảm thấy đau đớn không thể chịu nổi. Nạn nhân có thể bị chết vì bệnh nhồi máu cơ tim.

Quá trình này cũng có thể xảy ra ở các động mạch trung bình và động mạch lớn, nhất là các động mạch chuyển máu vào tim, óc, cật, và chân.

Khi chúng ta đo mức HDL cholesterol, hiểu nôm na là chúng ta đang đo độ mạnh của việc “quét sạch” cholesterol dư thừa ra khỏi mạch máu. Nếu HDL Cholesterol giảm là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch.

★ Mức bình thường: ≥ 60 mg/dL

★ Mức ranh giới: 40 – 59 mg/dL (nam); 50 -59 mg/dL (nữ)

★ Mức nguy cơ cao: < 40 mg/dL (nam); <50 mg/dL (nữ)

Khi nào chỉ số HDL Cholesterol là quá cao?

Nếu HDL bảo vệ tim, nó có nên càng cao càng tốt hay không ? Câu trả lời có thể phụ thuộc vào một số yếu tố.

Hầu hết mọi người sẽ thấy rằng mức HDL cholesterol của họ không tăng lên đến mức được coi là quá cao. Mặc dù không có giới hạn trên, HDL cholesterol không tự nhiên tăng lên mức quá cao ở những người có quá trình chuyển hóa cholesterol bình thường.

Một bài báo trên tạp chí Science thảo luận về một biến thể di truyền hiếm gặp có thể gây ra mức HDL đặc biệt cao. Biến thể di truyền thay đổi cách thức hoạt động của HDL trong cơ thể và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các biến thể được tìm thấy trong một phân tử cụ thể được gọi là SR-BI. Đột biến trong SR-BI gây ra mức độ HDL tăng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Những người được nghiên cứu có mức HDL lớn hơn 95 miligam mỗi decilit (mg / dL), một mức độ cao bất thường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số người trong nghiên cứu của họ đã có khiếm khuyết di truyền hiếm gặp này.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người gần đây bị đau tim với chỉ số HDL tăng cao, mức protein phản ứng C cao có nguy cơ cao bị biến cố tim mạch. Protein phản ứng C được sản xuất bởi gan khi tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể.

Một nghiên cứu được đăng trên Circulation cho thấy một khiếm khuyết trong protein chuyển cholesteryl ester (CETP) cũng có thể gây ra mức HDL cao bất thường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện với người da trắng. Nó phát hiện ra rằng khiếm khuyết CETP làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ nhưng không phải nam giới.

Một nghiên cứu khác trên một nhóm lớn nam và nữ có mức độ HDL khác nhau. Họ phát hiện ra rằng những người có mức độ cực cao hoặc cực thấp HDL Cholesterol có nguy cơ tử vong cao hơn những người có mức độ vừa phải hơn.

Chỉ số HDL Cholesterol thế nào là cân bằng?

Các khuyến cáo gần đây cho thấy không có mức cụ thể cho chỉ số HDL Cholesterol nói riêng hay các chỉ số xét nghiệm mỡ máu khác nói chung. Vì những con số này không phải là các yếu tố duy nhất để xem xét về nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay vào đó, mức cholesterol chỉ là một trong nhiều yếu tố cần xem xét.

Vì vậy, chỉ số HDL Cholesterol cân bằng có thể thay đổi từ người này sang người khác, phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác như mức độ chất béo trung tính triglyceride, tình trạng sức khỏe hiện có khác, lối sống và tiền sử mắc bệnh tim của gia đình .

Để biết được chỉ số HDL Cholesterol của bạn nên ở mức bao nhiêu, bạn cần đến bác sĩ làm xét nghiệm mỡ máu và xem xét tất cả các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim khác. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra con số phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Chỉ số cholesterol máu ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn được liệt kê dưới đây. Những con số này chỉ là tham khảo và nên được thảo luận với bác sĩ để xác định nguy cơ mắc bệnh tim nói chung.

Chỉ số Mức bình thường Mức ranh giới Mức nguy cơ cao
Total Cholesterol

TC

<200 mg/dL
(5,1 mmol/L)
200–239 mg/dL
(5,1–6,2 mmol/L)
≥240 mg/dL
(6,2 mmol/L)
Cholesterol tốt

HDL  – C

≥60 mg/dL
(1,5 mmol/L)
Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L)

50–59 mg/dL (nữ) (1,3–1,5 mmol/L)

Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)

Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L)

Cholesterol xấu

LDL – C

<100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường)

100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) (gần đạt)

130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L) (nguy cơ cao)

≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao)

Triglycerid

TG

<150 mg/dL (1,7 mmol/L) 150–199 mg/dL (1,7–2,2 mmol/L) 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) (nguy cơ cao)

≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao

Cách đạt mức HDL Cholesterol cao an toàn và hiệu quả

Mặc dù HDL Cholesterol quá cao đem lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe, một vấn đề phổ biến hơn là mọi người thường có mức HDL Cholesterol (Cholesterol tốt) quá thấp và LDL Cholesterol (Cholesterol xấu) cao. Vì vậy, bạn cần nâng cao chỉ số HDL Cholesterol ở mức cân bằng để đảm bảo cho sức khỏe của hệ tim mạch.

Để đạt được mức cholesterol khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo:

✔ chế độ ăn nhiều rau, trái cây, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt

✔ hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm chiên, muối và đồ ngọt

✔ kiểm tra cholesterol ít nhất 5 năm một lần, hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.

✔ tập thể dục trong 30 phút, bốn đến năm lần mỗi tuần

✔ không hút thuốc

Nếu mức HDL cao bất thường (lớn hơn 90 mg / dL), bạn cần làm thêm các xét nghiệm khác để tìm kiếm các vấn đề di truyền hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác. HDL Cholesterol quá cao có thể được gây ra bởi di truyền, ngay cả những người theo lối sống lành mạnh cũng cần thêm trợ giúp y tế để đạt mức cholesterol an toàn và khỏe mạnh.

Nếu đang dùng thuốc cholesterol theo toa của bác sĩ, bạn cần thực hiện chính xác theo chỉ dẫn. Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe khác như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, cần được điều trị đúng đắn để không ảnh hưởng đến mức cholesterol.

Cholesterol là một chỉ số quan trọng về nguy cơ mắc bệnh tim mạch và việc thường xuyên kiểm tra là rất quan trọng. Mặc dù mức HDL Cholesterol cực cao rất hiếm, nhưng chúng có thể làm tăng các biến cố tim mạch nếu mắc phải. Vì vậy, những người có mức HDL cholesterol cao bất thường cần được xét nghiệm và chăm sóc bổ sung để đưa mức HDL về mức an toàn.

Bài viết liên quan