Gan Nhiễm Mỡ Nhẹ Có Chữa Khỏi Được Không? Những Điều Cần Biết

Gan nhiễm mỡ được chia thành nhiều cấp độ trong đó gan nhiễm mỡ cấp độ 1 hay gan nhiễm mỡ nhẹ là giai đoạn chớm bệnh. Vậy gan nhiễm mỡ nhẹ là gì? Gan nhiễm mỡ nhẹ có chữa khỏi được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này.

Gan nhiễm mỡ nhẹ là gì?

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển hóa. Gan là nơi dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương, tạo ra dịch mật, giữ vai trò trong hệ tiêu hóa. Bởi vậy, việc bảo vệ sức khỏe gan có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe tổng quan của mỗi người.

Bình thường, một lá gan khỏe mạnh có chứa 3 – 5% mỡ. Nếu vượt quá 5% thì tình trạng đó được xem là gan nhiễm mỡ bệnh lý.

Tùy theo lượng mỡ tích tụ trong gan mà người ta phân thành 3 mức độ tổn thương:

  • 1. Gan nhiễm mỡ nhẹ(một số quy định khác gọi đây là gan nhiễm mỡ cấp độ 1): Lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm khoảng từ 5-10%.
  • 2. Mức độ cảnh báo (gan nhiễm mỡ cấp 2– gan nhiễm mỡ trung bình): Mỡ chiếm 10 – 25% trọng lượng gan.
  • 3. Mức độ nguy hiểm( gan nhiễm mỡ cấp độ 3): Mỡ chiếm >= 30% trọng lượng gan.

Nguyên nhân nào gây cho gan nhiễm mỡ?

Các chuyên gia đã khẳng định, bệnh lý về gan chủ yếu do thói quen sinh hoạt của con người. Trong đó, gan nhiễm mỡ chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.

Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ còn do:

Uống nhiều rượu bia

Gan có thể phá vỡ và lọc bỏ hầu hết rượu uống vào ra khỏi cơ thể, nhưng quá trình phá vỡ và lọc bỏ có thể tạo ra các chất độc hại. Những chất này có thể làm tổn thương tế bào gan, thúc đẩy viêm và làm suy yếu hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Càng uống nhiều rượu, gan sẽ càng bị tổn thương.

Béo phì

Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường do béo phì chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh nhân bị tiểu đường. Mà gan nhiễm mỡ và béo phì có mối quan hệ không thể tách biệt.

Di chứng của các bệnh lý khác hay ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc dùng trong điều trị một số bệnh khác có thể làm thay đổi quá trình tổng hợp protein, can thiệp vào quá trình chuyển hóa của lipoprotein, gây ra gan nhiễm mỡ.

Triệu chứng gan nhiễm mỡ nhẹ

Gan nhiễm mỡ nhẹ là giai đoạn đầu của bệnh lý gan nhiễm mỡ. Giai đoạn này, gan chỉ mới tích tụ một lượng mỡ nhỏ nên các chức năng của gan chưa bị ảnh hưởng.

Ở giai đoạn này, gan vẫn chưa bị tổn thương nhiều, chính bởi vậy mà chưa bộc phát nhiều các dấu hiệu để nhận biết. Thường các bệnh nhân chỉ biết được bệnh khi làm các xét nghiệm về gan, hoặc các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể theo dõi nhiều hơn các dấu hiệu sau để phần nào nhận biết bệnh:

  • Mệt mỏi, ngại vận động: chức năng gan suy giảm dẫn tới thiếu năng lượng cho cơ thể
  • Buồn nôn, nôn: gan tổn thương nhẹ tạo cảm giác đầy bụng, buồn nôn, kèm theo đó là mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, nước tiểu sẫm màu, phân xám,…
  • Cảm giác đau nhẹ vùng hạ sườn phải
  • Vàng da: Nồng độ bilirubin trong máu tăng cao dẫn tới vàng da, vàng mắt.

Tuy rằng gan nhiễm mỡ nhẹ chưa nguy hiểm cao. Nhưng nếu không được kiểm soát có thể tiến triển thành xơ gan,  thậm chí ung thư gan đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi đó, các đặc điểm của suy gan biểu hiện thường thấy là:

  • Sụt cân
  • Ăn không ngon
  • Dễ chảy máu từ chấn thương nhỏ
  • Máu khó đông
  • Run tay
  • Ngứa ở tay chân và lan dần khắp cơ thể
  • Trí nhớ kém
  • Giảm ham muốn tình dục

Làm thế nào để chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhẹ

Khi có một trong những dấu hiệu bất thường kể trên dù không điển hình bạn cũng nên thăm khám sớm. Chuẩn đoán gan nhiễm mỡ sớm để phát hiện kịp thời bệnh gan nhiễm mỡ sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và ít tốn kém nhất.

Các phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhẹ bao gồm:

  • Khám lâm sàng : Có thể phát hiện được gan nhiễm mỡ. Bạn nên kể với bác sĩ về các biểu hiện như bụng ấm ách hay chán ăn, tiền sử về sử dụng rượu và các loại thuốc mà bạn đang dùng
  • Xét nghiệm máu: Với xét nghiệm máu, chúng ta có thể đánh giá được sự thay đổi của men gan (men gan tăng). Đây không phải là phương pháp chẩn đoán xác định nhưng rất cần thiết trong việc tìm ra nguyên nhân gây tổn thương gan.
  • Siêu âm gan: Sẽ cho thấy hình ảnh của gan nhiễm mỡ trên siêu âm là độ hồi âm của nhu mô gan gia tăng tạo nên hình ảnh đặc trưng gọi là “gan sáng”. Siêu âm gan có thể giúp phát hiện gan nhiễm mỡ, nhưng không đánh giá được đầy đủ chức năng gan và nhiều tổn thương khác của gan.
  • Chụp CT hay MRI có thể giúp khẳng định tình trạng gan nhiễm mỡ với độ chính xác bằng hoặc cao hơn cả siêu âm.
  • Sinh thiết gan : Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân của gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, thường thì ít ai đồng ý làm sinh thiết chỉ để chuẩn đoán gan nhiễm mỡ .

Gan nhiễm mỡ nhẹ có chữa khỏi được không?

Như ở trên đã phân tích, tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ chưa có gì quá nguy hiểm.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra gan nhiễm mỡ đến từ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Bởi vậy, nếu bạn mới chỉ mắc gan nhiễm mỡ nhẹ, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn khoa học và phù hợp hơn.

Gan nhiễm mỡ nhẹ hoàn toàn có thể chữa được, quan trọng là được phát hiện sớm và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt do bác sĩ chỉ định.

Cần làm gì khi bị gan nhiễm mỡ nhẹ?

Thủ phạm chính gây gan nhiễm mỡ là thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Vì vậy, để điều trị gan nhiễm mỡ nhẹ thì thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất mà bạn nên áp dụng ngay từ đầu.

Không những thế, một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa các bệnh tật khác. Vì vậy, khi bị gan nhiễm mỡ nhẹ, người bệnh cần:

Có chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Tránh, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm cân an toàn nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Có chế độ ăn lành mạnh

  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa omega-3, vitamin, khoáng chất có lợi, ví dụ như đậu, hoa quả tươi( không có chất bảo quản, thuốc trừ sâu), các loại rau xanh,…
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate, dầu mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh,…
  • Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị

Bên cạnh các biện pháp kể trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, an toàn giúp đưa lượng mỡ trong gan về mức an toàn mà không gây các tác dụng phụ, nổi bật nhất có Fremo

Fremo là sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học.

Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm cân bằng chỉ số mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm tích tụ mỡ dư thừa.

Chiết xuất từ thảo dược( hoa bụp giấm, giảo cổ lam, táo mèo, xạ đen, hoàng bá, nga truật), không gây tác dụng phụ.

  • Nghiên cứu của Mon Yuan Yang và cộng sự cho thấy dịch chiết đài hoa Bụp giấm có tác dụng hạ mỡ máu và giảm quá trình tổng hợp mỡ trong gan, tăng quá trình thoái hóa mỡ máu ở gan. Cơ chế giảm lượng mỡ trong gan của Bụp giấm được cho là thông qua tác động điều hóa hoạt tính tổng hợp và photphory hóa lipid thông qua enzyme AMPK và giảm biểu hiện của protein SREBP-1( một protein liên kết tham gia quá trình điều hòa tổng hợp sterol, tổng hợp chất béo tại gan) dẫ tới quá trìn ức chế gan và ức chế hoạt tính của enzyme HMG-CoA reductase.
  • Nghiên cứu của Minh Hong và cộng sự( 2018) cho thấy dịch chiết Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gan do nhiễm mỡ thông qua cơ chế kích hoạt hoạt động của protein PPARα, dẫn tới làm tăng biểu hiện của 2 enzyme acyl- CoA oxidase (ACO) và carnitine palmitoyltransferase-1 ( CPT-1), đây là các enzyme thúc đẩy quá trình oxy hóa các acid béo trong ti thể tế bào gan, do đó ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ tại gan.
  • Dịch chiết berberin từ hoàng bá được chứng minh là có khả năng làm tăng đào thải cholesterol ở gan qua đường mật.
  • Bên cạnh đó, Táo mèo, xạ đen, nga truật cũng được nghiên cứu là có khả năng giảm béo, hạ mỡ máu và giảm mỡ tích tụ trong gan.

Gan nhiễm mỡ nhẹ là một bệnh không quá nguy hiểm đến cơ thể, tuy nhiên không vì thế mà bạn chủ quan với bệnh vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan. Vì thế nếu bạn đang mắc gan nhiễm mỡ nhẹ, đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và lên kế hoạch cho bản thân mình dựa trên các hướng dẫn kể trên. Chúc bạn có một lá gan khỏe manh!

Bài viết liên quan