Gan Nhiễm Mỡ Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Gan Nhiễm Mỡ

Gan nhiễm mỡ dần trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người thắc mắc rằng” Gan nhiễm mỡ có lây không?” Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi đó, từ đó có cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ đúng đắn.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Được định nghĩa là sự tích lũy triacyglyceride trong tế bào gan, là một phát hiện thường gặp trong hầu hết các xét nghiệm sinh thiết gan. Người ta ước tính rằng có tới 5% nhu mô gan được cấu tạo từ lipid. Như vậy, theo quy ước, bất kỳ số lượng lipid mà chiếm hơn 5% khối lượng gan có thể được coi là bệnh lý.

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong bài tiết, chuyển hóa cũng như nội tiết của cơ thể. Chính vì vậy khi lá gan bị tổn thương kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe.

Gan nhiễm mỡ tùy theo mức độ bệnh tăng dần mà người ta phân cấp thành gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2, độ 3. Ở giai đoạn 1, khi gan có lượng mỡ chưa cao, chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt, bệnh chưa nguy hiểm bạn nên lựa chọn điều trị sớm. Ở giai đoạn sau đó, bệnh nặng hơn và nếu không kịp thời điều trị có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ, chủ yếu đến từ các tác nhân gây ảnh hưởng chuyển hóa mỡ trong gan, làm tổn thương gan, gây kém hiệu quả chức năng gan dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học làm hạn chế các hoạt động trao đổi chất, gây suy giảm chức năng gan. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm không lành mạnh như rượu bia, dầu mỡ, khiến gan phải làm việc quá sức, thực phẩm giàu năng lượng nhưng khó chuyển hóa sẽ khiến gan bị tổn thương, lại dễ gây tích tụ ỡ thừa tại gan.

Béo phì

Theo nghiên cứu, lượng chất béo trong mô gan tỷ lệ thuận với cân nặng của cơ thể. Những người béo phì có nguy cơ tổn thương mô gan cao từ 61 -94%.

Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Rượu

Theo thống kê có tới 60% trường hợp người nghiện rượu mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lượng cồn cao trong rượu gây độc tính trực tiếp tới triglycerides trong gan, uống nhiều rượu khiến sự oxy hóa mỡ trong gan giảm và hình thành gan nhiễm mỡ.

Đái tháo đường/ tiểu đường

Ở bệnh nhân đái tháo đường, axit béo tự do trong máu sẽ tăng điều động trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết. Tăng sử dụng axit béo tự do từ mô mỡ vào máu, gan chuyển hóa axit béo tự do thành triglyceride.

Bệnh tiểu đường do béo phì chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh nhân bị tiểu đường. Mà gan nhiễm mỡ và béo phì có mối quan hệ không thể tách biệt.

Thuốc

Một số loại thuốc dùng trong điều trị một số bệnh khác có thể làm thay đổi quá trình tổng hợp protein, can thiệp vào quá trình chuyển hóa của lipoprotein, gây ra gan nhiễm mỡ.

Bệnh có thể khởi phát nhanh chóng nếu bạn dùng nhiều những loại kháng sinh như: Valproic, Perhexiline, Amiodarone, Aspirin, Corticosteroid, Methotrexate, Nifedipine, Tamoxifen, … Hoặc có thể do bạn dùng nhiều các loại thuốc chống siêu vi.

Ngoài những nguyên nhân trên thì hội chứng chuyển hóa, buồng trứng đa nang (ở nữ giới) cũng là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?

Có nhiều thắc mắc lo lắng rằng nếu ở chung cùng người bị gan nhiễm mỡ, hoặc trong gia đình có người bị gan nhiễm mỡ, cùng ăn chung, dùng một số vật dụng chung…  thì có bị lây nhiễm không?

Khác với các bệnh gan do virus như viêm gan B, viêm gan C lây qua đường tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con khi mang thai; bệnh viêm gan A lây qua ăn uống. Như đã nêu ở trên, nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt không khoa học, không phải do virus, vi khuẩn gây ra, vì vậy gan nhiễm mỡ không lây nhiễm.

Mặc dù bệnh gan nhiễm mỡ không lây lan nhưng nếu trong gia đình, có cha hoặc mẹ bị gan nhiễm mỡ thì các con cũng có thể bị gan nhiễm mỡ do lối sống của các thành viên trong gia đình thường giống nhau : như cùng ăn nhiều đồ dầu mỡ, thích ăn đồ ngọt, cùng lười vận động, béo phì nên nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cũng cao hơn.

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

Dựa vào các yếu tố nguy cơ có thể gây gan nhiễm mỡ kể trên, bạn hãy loại bỏ chúng kết hợp thêm các hướng dẫn tích cực, việc ngăn ngừa gan nhiễm mỡ cũng trở nên dễ dàng:

Giữ chỉ số BIM lý tưởng

Bạn cần tính toán chỉ số BMI cơ thể, nếu như thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, là cần giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần thì lại rất nguy hiểm, vì sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn.

Hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn

Theo khuyến cáo của WHO và hướng dẫn của Bộ y tế, lượng rượu cho phép nạp vào không gây hại cho cơ thể là ít hơn 2 đơn vị rượu mỗi ngày hoặc ít hơn 14 đơn vị mỗi tuần. Một đơn vị rượu tương đương với 10gram rượu nguyên chất.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải chất độc trong cơ thể, tiêu hao mỡ thừa, ổn định huyết áp và hạ đường huyết

Lười vận động sẽ khiến cơ thể bạn trở nên chậm chạp hơn, lượng chất béo tiêu thụ không chuyển hóa được khiến bạn dễ béo phì, gan nhiễm mỡ.

Việc nâng cao tinh thần tập luyện thể thao cũng có nhiều ý nghĩa sức khỏe, trong đó có lá gan của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn các bài tập phù hợp với tuổi tác, thể trạng sức khỏe của bản thân. Hãy cố gắng duy trì đều đặn 30 phút tập luyện mỗi ngày. Các bài tập từ đơn giản như đi bộ, chạy bộ, hít thở, tay không,… tới các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, yoga,… có thể giúp bạn tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa mỡ tích tụ trong gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn khoa học có thể giúp bạn bảo vệ lá gan của mình, giảm gánh nặng cho gan, gan hoạt động hiệu quả hơn.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho gan:

  • Thực phẩm chứa chất béo tốt( omega 3, omega 6): cá mòi, cá trích, cá hồi
  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau cải, rau bina, bơ, yến mạch,…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: vitamin B3, B12, C, D, E

Hạn chế các thực phẩm tích mỡ cho gan:

  • Thực phẩm nhiều muối
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm nhiều đường và bột tinh chế
  • Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh

Cẩn thận khi dùng thuốc

Bất kỳ một loại thuốc nào khi vào cơ thể đều phải qua giải độc ở gan vì thế khi lựa chọn thuốc để dùng cần phải cẩn thận, đề phòng tác dụng phụ độc hại của thuốc.

Đặc biệt những thuốc gây tổn thương cho gan tuyệt đối không được dùng để tránh làm cho gan bị tổn thương nặng hơn.

Hạ cholesterol

Theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy tham khảo chuyên gia về việc dùng thuốc.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ thường xuất hiện cùng nhau. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp bạn quản lý cả hai bệnh này.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Lên kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ, đây là việc cần thiết giúp bạn có thể theo dõi được sức khỏe của bản thân, kịp thời có hướng chăm sóc phù hợp, điều chỉnh lại sinh hoạt nếu . Hơn nữa, bệnh gan nhiễm mỡ không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, cho nên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện được bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan