Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Có Được Ăn Trứng Không? Những Điều Cần Biết

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều bệnh nhân băn khoăn: ” Liệu bị gan nhiễm mỡ có nên ăn trứng không? Cùng Giammomau.net.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ

Lá gan có vai trò quan trọng với cơ thể con người, gan có nhiều chức năng khác nhau bao gồm lọc máu thải độc, chuyển hóa và dự trữ chất. Khi lượng mỡ lưu trú trong gan vượt quá 5% tức lá bạn đã bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây ra, phần lớn là bởi việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích và béo bì. Bên cạnh đó cũng có một số tác nhân gây ra gan nhiễm mỡ đáng lưu ý như bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng, viêm gan,…

Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị nào sử dụng để trị bệnh gan nhiễm mỡ, do vậy, việc thay đổi lối sống cùng chế độ ăn lành mạnh khoa học là vô cùng quan trọng và thiết thực để giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. Loại bỏ mỡ tích tụ trong gan và ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như xơ gan, ung thư gan,…

Nguyên tắc ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ

Trước khi tìm hiểu những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, hãy lưu ý những nguyên tắc dưới đây để có thể linh hoạt trong việc lựa chọn thực phẩm bạn nên và không nên ăn nhé!

Tổng năng lượng

Đối với trường hợp có cân nặng bình thường và hoạt động thể chất nhẹ, lượng năng lượng hàng ngày nên được kiểm soát ở khoảng 30 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ: Một người nặng 60kg chỉ nên tiêu thụ trong khoảng 1800 kilocalories/ngày.

Đối với trường hợp người thừa cân/ béo phì nên giảm cân. Lượng năng lượng tiêu thụ cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày ở mức 2-0-25 kcal.

Chất đạm (protein)

Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan, tái tạo tế bào gan.

Ví dụ: Một người nặng 60kg cần tiêu thụ khoảng 72-90g protein mỗi ngày.

Tinh bột (carbohydrate)

Nếu bạn bổ sung quá mức lượng carbohydrate có thể sẽ bị chuyển hóa thành chất béo, gây béo phì, tích tụ mỡ trong gan gây gan nhiễm mỡ.

Nên tiêu thụ vừa phải thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như khoai tây, đặc biệt là ngũ cốc hạt thô. Hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện, mứt, kẹo ngọt, đồ uống có đường, …

Chất béo

Kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày làm sao để số lượng không quá 25% tổng năng lượng trong ngày, kiểm soát lượng cholesterol ăn vào, lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 300 mg.

Chất sterol và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng hạ lipid tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ tình trạng gan nhiễm mỡ và có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Vitamin và khoáng chất

Bổ sung đủ lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp cho việc tiêu hóa cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh lipid máu và lượng đường trong máu ở mức phù hợp và ổn định.

Chế độ ăn hàng ngày nên dựa trên công thức kết hợp hài hòa giữa thực phẩm thô và thực phẩm tinh chế, tốt nhất là ăn rau quả tươi, trái cây mỗi ngày, có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ hoặc với trường hợp khó hấp thụ từ thức ăn có thể sử dụng viên uống vitamin và khoáng chất bổ sung điều độ.

Bị gan nhiễm mỡ có nên ăn trứng không?

Dinh dưỡng từ trứng

Viện Dinh dưỡng Quốc gia công nhận lợi ích từ trứng- đây là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất đạm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ,… Không chỉ vậy, trứng cũng chứa nhiều vitamin (A, B12, D, …), khoáng chất(canxi, kẽm, sắt,…) và chất béo có lợi cho cơ thể.

Dinh dưỡng 1 quả trứng gà mang lại khoảng 40g, với 1 quả trứng vịt là 70g( cả vỏ), 1 quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13.5g protein, 12,4g lipit, 212mg photpho, 82mg canxi, 600mg cholesterol… Trứng vịt lộn còn chứa nhiều vitamin C, B1, gluxit, 435µg betacaroten, 875µg vitamin A. Đây là món ăn bổ sung canxi tốt, giúp cải thiện cân nặng nhanh chóng và sản sinh được nhiều năng lượng cho cơ thể.

Gan nhiễm mỡ có nên ăn trứng không?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, với những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ cần hạn chế việc tiêu thụ trứng. Bởi:

  • Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao, có thể làm mỡ tích tụ ở gan ngày càng nhiều.
  • Không những thế, ăn trứng liên tục có thể gia tăng lượng đạm và lipid tạo thêm gánh nặng cho các hoạt động của gan vì gan sẽ phải làm việc tích cực hơn để truyền hóa các chất này. Hệ lụy tất yếu của nó là bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên nặng hơn.

Hạn chế tối đa hoặc không ăn trứng, các sản phẩm chế biến từ trứng sẽ hỗ trợ kiểm soát tình trạng mỡ thừa ở gan, loại bỏ nguy cơ biến chứng thừa tích tụ vitamin A tại gan, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu,…

🥚🥚🥚 Với câu hỏi: “Người bị gan nhiễm mỡ có được ăn trứng vịt lộn không?” Câu trả lời là: “Không nên ăn nhiều quá trứng vịt lộn bởi nó sẽ khiến bệnh nặng hơn”. Sở dĩ nói như vậy là bởi nếu bạn ăn loại thực phẩm này mỗi ngày có thể khiến tăng cholesterol trong máu, tắc nghẽn động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Kết luận: Chưa có nghiên cứu chính thức chỉ ra tác hại của trứng với bệnh Gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên để phòng ngừa những sự cố ngoài ý muốn, bạn KHÔNG ĂN QUÁ NHIỀU TRỨNG khi bị gan nhiễm mỡ, và kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất oxy hóa để giúp tiêu hóa tốt hơn.

Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì?

Mục đích của việc điều trị gan nhiễm mỡ là khiến cho hàm lượng mỡ trong gan được giảm đi. Vì thế, bên cạnh việc thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cũng cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm để bệnh không trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu:

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn khi đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí còn có thể gây ung thư gan. Không những thế, bằng việc đào thải chất độc có trong chúng, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn nên tổn thương lại càng trở nên nghiêm trọng, khó phục hồi. Để kết quả điều trị bệnh sớm đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên dừng sử dụng chúng.

Mỡ động vật và chất béo

Chất béo và mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan và bài tiết ra ngoài ở gan. Do đó việc sử dụng quá nhiều những chất này cũng đồng nghĩa với việc tạo áp lực cho hoạt động của gan, khi gan không thể bài tiết chúng được sẽ tích tụ mỡ tại đây và sinh ra gan nhiễm mỡ.

Thịt đỏ

Vì thịt đỏ chứa rất nhiều protein và chúng cũng được chuyển hóa tại gan nên ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng gánh nặng cho gan, tạo mỡ thừa và khiến bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ cũng khiến bạn bị béo phì, bệnh tiểu đường, …

Thực phẩm giàu cholesterol

Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,… là cần thiết nếu bạn muốn giảm mỡ trong gan. Nếu đã tìm hiểu kĩ gan nhiễm mỡ có được ăn trứng không thì bạn sẽ thấy chúng chứa lượng cholesterol cao, nếu ăn nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm cho chức năng của gan.

Trái cây chứa hàm lượng đường cao

Dung nạp một lượng đường quá lớn vào cơ thể sẽ sinh ra rất nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ,… Bởi vậy, hãy hạn chế ăn trái cây chứa nhiều đường để giảm gánh nặng cho gan và kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ không diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Gia vị cay nóng

Mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên thận trọng với nhóm gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hồ tiêu, gừng,… vì chúng khiến gan suy giảm chức năng, không thể bài tiết chất béo, tồn đọng mỡ, bệnh ngày càng nặng.

Kết luận: Trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ thì cần lưu ý hạn chế số lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần lên kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện khoa học, lành mạnh nhằm cải thiện sức khỏe và tăng cường chuyển hóa tế bào gan, giảm tích mỡ trong gan.

Bài viết liên quan