Mách Bạn Cách Chữa Gan Nhiễm Mỡ Bằng Tỏi Hiệu Quả

Tỏi là loại gia vị thông dụng trong mỗi gia đình, đây còn là một vị thuốc nam có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng và cách dùng tỏi để chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ

Gan có rất nhiều chức năng, đối với chuyển hóa mỡ trong cơ thể người- gan là cơ quan chuyển hóa chính. Trong các tế bào gan, đối với chuyển hóa mỡ nó tồn tại song song 2 chức năng- vừa là cơ quan chuyển hóa tiêu thụ mỡ đồng thời cũng là cơ quan sản xuất triglicerid.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. Sự tích tụ này dẫn tới chức năng của gan bị suy giảm, không hoạt động bình thường, suy gan, nếu để lâu không điều trị sẽ khiến viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào được công nhận là có thể giảm mỡ trong gan. Do vậy, hướng điều trị thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất thảo dược tự nhiên được cho là hiệu quả nhất.

Giá trị dinh dưỡng từ tỏi

Nghiên cứu chỉ ra trong 100g tỏi có chứa 150 g calo, 33 g carbonhydrates, 6,36 g protein và các vitamin nhóm B( B1, B2, B3, B6), khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie, photpho,..

Trong tỏi có chứa dồi dào hàm lượng allicin sulfur, có tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol xấu, đồng thời biến chúng trở thành vô hại và đào thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, 2 hoạt chất này còn có thể ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan và đặc biệt ức chế men fructose để lipid ở các tế bào gan không bị lắng đọng. Chính nhờ cơ chế này mà tỏi hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hữu hiệu.

Cách chữa gan nhiễm mỡ bằng tỏi

Cách 1: Ăn trực tiếp tỏi

Bạn có thể ăn trực tiếp tỏi sống hoặc thêm chúng vào trong các món ăn hàng ngày. Tỏi tía được cho là có nhiều hoạt chất tốt hơn tỏi trắng, do vậy bạn nên lựa chọn tỏi tía nhiều hơn nhé!

Cách 2: Dùng tỏi với chanh, gừng

Nguyên liệu:

4 củ tỏi, 4 quả chanh, 1 nhánh gừng, 2 lít nước sôi để nguội

Cách làm:

  • Tỏi bóc vỏ, chanh cạo vỏ bên ngoài, gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đem tất cả xay cùng 1 chút nước đến khi nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp đã xay vào nồi, thêm 2 lít nước sôi để nguội, đun trong 10 phút rồi tắt bếp, để nguội.
  • Dùng rây hoặc tui lọc, bỏ cặn lấy nước, đem bảo quản trong ngắn mát tủ lạnh sử dụng dần.
  • Mỗi ngày uống 200ml, 2 tiếng trước khi ăn, thời điểm tốt nhất là sáng sớm.

Cách 3: Dùng tỏi với đậu trắng

Nguyên liệu:

Tỏi 100 gram, đậu trắng 100 gram.

Cách làm:

  • Tỏi bóc vỏ, đậu trắng rửa sạch và ngâm khoảng 15-20 phút.
  • Cho nguyên liệu đã sơ chế vào nồi rồi thêm 2 lít nước.
  • Đun sôi, hạ nhỏ lửa, ninh đến khi gần cạn nước thì tắt bếp.
  • Sử dụng 1 lần/tháng.

Cách 4. Bài thuốc từ tỏi đen

Nguyên liệu:

1 kg tỏi đen tươi, 1 lon bia.

Cách làm:

  • Tỏi bóc vỏ rồi ngâm trong bia 30 phút.
  • Dùng giấy bạc, xếp tỏi lên đó sau đó bọc kín lại.
  • Cho bọc giấy bạc có tỏi bên trong vào nồi cơm điện để chế độ ủ ấm trong 20 phút, dùng màng bọc thực phảm bọc kín lại miệng nồi.
  • Mang cả nồi ra phơi hàng ngày khi trời nắng.
  • Sau 2 tuần tỏi chuyển màu đen, nếm có vị chua ngọt, không còn vị nồng ban đầu là có thể dùng được.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa gan nhiễm mỡ

  • Không dùng quá 15 g tỏi/ngày
  • Người có bệnh về mắt nên dùng tỏi với lượng vừa phải vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
  • Người có bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột không nên ăn tỏi, đặc biệt là dùng tỏi sống vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Người mắc bệnh gan và có sức đề kháng yếu, khí huyết kém cũng không nên sử dụng nhiều tỏi vì tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
  • Không nuốt nguyên cả tép tỏi và không sử dụng tỏi khi đói.
  • Tỏi để trong không khí khoảng 10-15 phút hãy ăn. Ăn tỏi băm nhuyễn tốt hơn tỏi nguyên tép, bởi khi băm nhuyễn, nhờ vào enzyme mà phóng thích ra nhiều allicin hơn.
  • Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.
  • Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.
  • Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ?

Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  •  Tăng cường vận động: Hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể lực hoặc chơi một bộ môn thể thao bạn yêu thích. Nghiên cứu chỉ ra đi bộ 10.000 bước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện trọng lượng cơ thể, giảm lượng mỡ trong gan.
  • Giảm cân an toàn: Bạn cần tính toán chỉ số BMI cơ thể, nếu như thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, là cần giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần thì lại rất nguy hiểm, vì sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn.
  • Chế biến thức ăn phù hợp: Hạn chế tiêu thụ chất béo, mỡ động vật, bỏ da ở thịt gia cầm. Ăn nhiều hơn các món chế biến dạng luộc, hấp hơn các món chiên, xào, rán.
  • Hạ cholesterol: Theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy tham khảo chuyên gia về việc dùng thuốc.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ. Việc kiểm soát bệnh tiểu đường cũng là một cách để kiểm soát gan nhiễm mỡ.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược Fremo: Thảo dược tự nhiên vẫn được cho là an toàn và lành tính đối với sức khỏe. Được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam, chiết xuất từ hoa bụp giấm, giảo cổ lam, xạ đen đều là những vị thuốc chữa gan nhiễm mỡ tốt. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Bài viết liên quan