Các Cấp Độ Của Gan Nhiễm Mỡ Và Phương Pháp Xét Nghiệm Chính Xác

Gan nhiễm mỡ ngày một trở thành một căn bệnh phổ biến hiện nay. Các chuyên gia dựa vào lượng mỡ tích tụ trong gan mà chia thành nhiều cấp độ bệnh. Vậy gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ và xét nghiệm chẩn đoán gan nhiễm mỡ như thế nào?

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Gan nhiễm mỡ được chia làm 3 cấp độ thể hiện tình trạng nhiễm mỡ khác nhau của gan. Cụ thể là:

Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ, có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Vì là giai đoạn đầu, nên lượng mỡ tích tụ chưa nhiều, thường chiếm khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng gan.

Gan nhiễm mỡ độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, không có các triệu chứng cụ thể nên người bệnh thường không nhận biết được bệnh chỉ khi can thiệp các xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ. Cũng vì chưa ảnh hưởng nhiều tới chức năng gan nên việc điều trị ở giai đoạn này cũng dễ dàng hơn, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn và hạn chế các tác nhân xấu gây bệnh như rượu bia, đường,…

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn sau của gan nhiễm mỡ độ 1, chỉ tình trạng mỡ tích tụ trong gan đã nhiều hơn độ 1, thường chiếm khoảng 10-20% trọng lượng gan. Tuy bệnh ở giai đoạn 2 có nặng hơn nhưng cũng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.

Bạn có thể lưu ý hơn ở thói quen ăn uống, tiêu hóa,…Thường các bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng, …

Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ 2 thì kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn thấy rằng các mô mỡ đã xuất hiện trên nhu mô gan và cơ hoành, bên cạnh đó đường bờ các tĩnh mạch đã giảm đi rất nhiều và khó xác định. Giai đoạn này được coi là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 2 cũng không nên quá lo lắng, ở mức độ này, việc thay đổi lối sống kịp thời vẫn có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, thể dục, thể thao tăng cường hệ miễn dịch cho gan, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược lành tính, sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn. Tích cực điều trị bệnh sẽ cho kết quả khả quan, còn ngược lại gan của bạn sẽ dễ dàng chuyển sang giai đoạn mới nguy hiểm hơn.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 3

Gan nhiễm mỡ độ 3, là cụm từ chỉ mức độ gan nhiễm mỡ cuối cùng – cành báo đây là mức độ nguy hiểm khi tỉ lệ mỡ tích tụ trong gan đã vượt quá 30% trọng lượng gan. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Kết quả xét nghiệm siêu âm gan nhiễm mỡ độ 3 sẽ cho thấy độ hồi âm lan tỏa rõ rệt của nhu mô gan, khó xác định cơ hoành và đường bờ tĩnh mạch vì độ hút âm tăng mạnh.

Vì đây là mức độ nguy hiểm nên các triệu chứng lúc này cũng cũng rõ rệt hơn, người bệnh có thể nhận thấy được như: Ngoài mệt mỏi, chán ăn, sút cân, còn có đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, sao mạch (u mạch hình nhện nổi trên da),…

Một số người bệnh có tìm hiểu về gan nhiễm mỡ độ 4, tuy nhiên gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ 1,2,3. Gan nhiễm mỡ độ 4 được hiểu như là cấp độ nặng và có thể đã gặp phải các biến chứng gan nhiễm mỡ.

Đây là cấp độ nguy hiểm và khó chữa trị nhất của bệnh gan nhiễm mỡ, nếu người bệnh không kiên trì điều trị cũng như không tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ bệnh sẽ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan đe dọa tính mạng người bệnh.

Nếu để xảy ra những biến chứng, việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn được.

Ngoài áp dụng các thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kết hợp với các loại thảo dược Đông y hỗ trợ quá trình điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ.

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không có nhiều các triệu chứng rõ ràng, khá khó khăn trong việc nhận biết bệnh. Bác sĩ thường thực hiện một vài bước dưới đây để chẩn đoán bệnh:

Tiền sử bệnh

Đầu tiên, bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi liên quan về tiền sử bia rượu( tần suất, hàm lượng tiêu thụ), thói quen ăn uống, sinh hoạt, tiền sử các bệnh, có đang sử dụng loại thuốc nào,…

Khám sức khỏe

Có thể khám tổng quan toàn bộ sức khỏe, hoặc sẽ kiểm tra các vấn đề về gan.

Xét nghiệm máu

Dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu như nồng độ alanine aminotransferase ALT, aspartate aminotransferase AST,… có thể cho bạn biết tình trạng sức khỏe gan. Nếu các chỉ số thuộc ngường cho phép như trong bảng dưới đây thì gan của bạn đang bình thường.

Xét nghiệm hình ảnh

Bao gồm: siêu âm, chụp cắt lớp( CT), chụp cộng hưởng MRT, hình ảnh thu được có thể cho thấy sự tồn tại của chất béo tích tụ trong gan và giúp phân loại gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.

Hiện nay, phương pháp giúp phát hiện bệnh hiệu quả, phổ biến là siêu âm gan. Đây là một trong những phương pháp phát hiện gan nhiễm mỡ có độ chính xác cao và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Siêu âm gan có thể giúp đánh giá chính xác mức độ tổn thương gan thông qua hình ảnh.

Đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, các nhu mô gan sẽ phát sáng. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh này có thể biết được gan nhiễm mỡ ít hay nhiều. Tình trạng gan nhiễm mỡ có những biểu hiện khác nhau qua các cấp độ là:

Gan nhiễm mỡ độ 1: Giai đoạn này Lúc này, tình trạng gan chỉ tăng âm nhẹ, mức độ hút âm chưa đáng kể, vẫn còn xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong lá gan.

Gan nhiễm mỡ độ 2: Giai đoạn này gan tăng lan tỏa độ hồi âm và hút âm, khả năng xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan bị giảm đi nhiều.

Gan nhiễm mỡ độ 3: Gia tăng rõ rệt độ hồi âm và hút âm, không thể xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan, lúc này đồng nghĩa với việc tình trạng gan nhiễm mỡ đã nguy hiểm và trầm trọng.

Sinh thiết gan

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy người khám bệnh có nguy cơ bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể chỉ định thực hiện sinh thiết gan( cách duy nhất để chẩn đoán viêm gan nhiễm mỡ không do rượu). Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê trước để giảm đau cho cơ thể, sau đó sẽ gây tê tại chỗ, dùng kim đặc biệt gắp một mảnh mô gan nhỏ để giải phẫu.

Bài viết liên quan