Rối Loạn Mỡ Máu Là Gì? Có Mối Quan Hệ Gì Với Béo Phì

Theo một số nghiên cứu Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ ở những người béo phì cho thấy khoảng 60-70% bệnh nhân béo phì bị rối loạn lipit máu ( rối loạn mỡ máu). Ngoài ra, các phát hiện còn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng ở bệnh nhân béo phì một phần là do rồi loạn lipit máu này. Vậy mối quan hệ giữa béo phì và rối loạn mỡ máu là gì, chúng tác động đến sức khỏe như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc này.

Rối loạn mỡ máu là gì?

Lipit máu hay còn gọi là mỡ máu, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, lipit gồm 2 thành phần chính là Cholesterol và Triglycerides. Trong đó, quan trọng nhất là Cholesterol.

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu)
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt)
  • Tăng nồng độ triglyceride (chất béo trung tính)

Mức độ nguy hiểm và khả năng điều trị bệnh được quyết định bởi các chỉ số Cholesterol và Triglycerides. Số liệu cụ thể như bảng dưới đây:

Qua bảng chỉ số trên đây ta thấy được, tình trạng rối loạn mỡ máu xảy ra khi nồng độ Cholesterol toàn phần >6,2 mmol/L. Trong đó cụ thể chỉ số LDL-C ( cholesterol xấu) > 4,1 mmol/L; HDL-C (cholesterol tốt) < 1mmol/L và chi số Triglyceride > 2,3 mmol/L.

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn mỡ máu?

Thực tế có nhiều người sau khi được chẩn đoán mắc rối loạn mỡ máu nhưng không rõ nguyên nhân là do đâu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu, tuy nhiên được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm nguyên nhân không thay đổi được và nhóm tác tác nhân thay đổi được.

Nguyên nhân thay đổi được

  • Chế độ ăn không lành mạnh: Các thực phẩm nhiều chất béo hay nội tạng động vật đều chứa nhiều cholesterol, gây nên rối loạn mỡ máu.
  • Thói quen lười vận động: khiến lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức, dần dần lưu trữ trong tế bào mỡ làm tăng chất béo trung tính.
  • Béo phì: béo phì là kết quả của sự kết hợp giữa ăn uống thừa năng lượng và thói quen lười vận động, khiến mỡ tích tụ gây rối loạn mỡ máu.
  • Hút thuốc: Trong thuốc lá có chứa acrolein ngăn chặn cholesterol dư thừa đến gan. Điều này làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Nguyên nhân không thay đổi được

  • Di truyền: Nếu tiền sử gia đình có có người mắc xơ vữa mạch vành, đột quỵ thì nguy cơ con cái cũng sẽ mắc rối loạn mỡ máu.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị rối loạn lipit máu càng lớn.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao hơn phụ nữ.
  • Do một số bệnh nền: Nếu bạn mắc các bệnh như huyết áp cao, bệnh tiểu đương, bệnh về gan, thận đều có thể bị rối loạn mỡ máu

Tại sao béo phì là nguyên nhân gây nên rối loạn mỡ máu?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân được biểu hiện bằng chỉ số cơ thể BMI. Điều này xảy ra do lối sống không lành mạnh khi kết hợp giữa chế độ ăn giàu năng lượng và lối sống lười vận động.

Gan sản xuất ra tất cả cholesterol, nhưng chất béo và cholesterol có mặt trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Do đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở người béo phì, việc ăn quá nhiều đồ giàu mỡ, thực phẩm giàu năng lượng làm tăng LDL cholesterol (cholesterol xấu) trong cơ thể.

Ngoài ra, việc không vận động khiến lương calo bạn nạp vào từ thức ăn không được đốt cháy ngay lập tức, lâu dần tích tụ thành các mô mỡ làm tăng Triglyceride (tăng chất béo trung tính).

Trong thực tế, ở những người tích tụ mỡ bụng (nội tạng) cho thấy những thay đổi trong chuyển hóa lipit một cách rõ ràng, được đặc trưng bằng tăng triglyceride máu, giảm cholesterol HDL và tăng LDL cholesterol. Vì vậy những người béo bụng có nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu cao hơn nhiều so với béo ở mông và đùi.

Trọng lượng cơ thể có mối liên hệ trực tiếp với các yếu tố nguy cơ gây rối loạn mỡ máu. Điều này có nghĩa là khi tăng cân, cholesterol xấu và triglyceride cũng tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, nếu bạn bị béo phì thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn mặc hoặc có nguy cơ cao bị mỡ máu tăng

Hậu quả nghiêm trọng khi người béo phì kèm rối loạn mỡ máu

Nếu bạn cứ mãi không chịu giảm cân kết hợp với tình rạng rối loạn mỡ máu ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là mỡ máu cao sẽ tàn phá sức khỏe của bạn.

Rối loạn mỡ máu ngày càng nặng có thể dẫn đến các nguy cơ về tim mạch, đột quỵ não, cao huyết áp,… Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm nhau sẽ thúc đẩy tiến triển bệnh lí trên. Khi bạn có cả béo phì và rối loạn mỡ máu sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ não của bạn tăng lên gấp nhiều lần gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh xơ vữa động: Khi cholesterol xấu trong máu tăng lên, nó sẽ lắng đọng và bám vào thành động mạch. Cùng mới một số các chất khác, nó sẽ hình thành nên mảng xơ vữa động mạch làm hẹp dần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, hạn chế dòng chảy của máu gây nên bệnh xơ vữa động mạch.

Bệnh tim mạch: Các mảng xơ vữa phát triển lâu ngày làm hẹp các động mạch cung cấp máu nuôi tim gây nên các bệnh về tim mạch như đau tim, thiếu máu cơ tim thậm chí là nhồi máu cơ tim, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong.

Đột quỵ não: Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến làm tắc nghẽ ở mạch máu não dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn khi mạch máu não bị tắc nghẽ hoàn gây ra đột quỵ não.

Ngoài ra, cả 2 bệnh này cũng gây ra nhiều các rối loạn chuyển hóa khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường
  • Sỏi mật
  • Gan nhiễm mỡ

Người béo phì nên làm gì để giảm cân và ngăn ngừa rối loạn mỡ máu?

Béo phì là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình rạng rối loạn mỡ máu. Do đó, giảm cân là điều quan trọng để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Giảm cân là chìa khóa để giảm mỡ máu cao

Giảm cân ở đây nên chú trọng vào việc giảm mỡ. Khi lượng mỡ trong cơ thể giảm nghĩa là cholesterol toàn phần giảm, cholesterol xấu được cải thiện ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh vệ tim mạch, đột quỵ,…

Giảm cân như thế nào là hiệu quả

Giảm cân hiệu quả cần dựa vào nguyên tắc “năng lượng nạp vào < năng lượng tiêu thụ”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần cắt giảm lượng thức ăn nạp vào và tăng cường vận động để đốt cháy năng lượng dư thừa.

Bạn có thể từ từ thực hiện các bước dưới đây trong quá trình giảm cân:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Không ăn đồ nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm chúa nhiều cholesterol. Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật để giảm lượng calo nạp vào và tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung protein từ trứng, sữa, thịt nạc (ưu tiên các loại thịt trắng như cá, thịt ức gà,…)
  • Cắt giảm tinh bột từ gạo trắng bánh mì trắng,… thay thế bằng tinh bột no lâu từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang,…
  • Tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm cân, hãy chia nhỏ các bữa ăn giúp bạn kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào mà không bị đói, thèm ăn.
  • Kết hợp luyện tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày tùy vào cường độ luyện tập nhẹ hay nặng. Các bài tập thể dục đơn giản bạn có thể tham khao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…
  • Ngoài ra cần ngủ nghỉ đủ giấc (ngủ 8 tiếng 1 ngày) và uống nhiều nước ( 2-2,5 lít/ngày) giúp đào thỏa đọc tố, hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tóm lại, thừa cân béo phì rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là dẫn đến tình trnagj rối loạn mỡ máu. Hãy duy trì lối sống lành mạnh bằng cách kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng và các nồng độ mỡ máu của cơ thể.

Bài viết liên quan