Béo Phì Cấp Độ 1 Là Gì? Một Số Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Béo phì cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong mức độ béo phì, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng béo phì trở nên nghiêm trọng để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe do béo phì gây ra. Vậy làm thế nào để thoát khỏi béo phì cấp độ 1? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Béo phì cấp độ 1 là gì?

Béo phì cấp độ 1 – phiên bản “nhẹ nhất của béo phì – là tình trạng tích lũy mỡ quá mức không bình thường tại cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Béo phì được phân chia thành 3 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Ở mỗi một cấp độ sẽ có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tăng dần đối với sức khỏe con người. Người ta dựa vào chỉ số BMI của cơ thể để phân cấp các loại béo phì.

Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể dựa trên cân nặng và chiều cao được tính theo công thức cân nặng(kg) chia cho bình phương chiều cao(m). Đây là một thước đo tương đối chính xác dành cho những bạn đang lo lắng về vấn đề cân nặng của mình được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho những người Châu Á (IDI & WPRO) đưa ra nhằm giúp mọi người có cách nhìn tổng quan nhất.

Dựa vào bảng BMI trên, ta thấy được người béo phì cấp độ 1 có chỉ số BMI dao động từ 25 đến 29,9. Lúc này bạn nên bắt đầu quan tâm đến cân nặng và cần có những biện pháp để đưa trọng lượng trở về mức an toàn.

Nguyên nhân nào dẫn đến béo phì cấp độ 1?

Cũng giống như béo phì, nguyên nhân gây ra béo phì cấp độ 1 rất phức tạp. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng dinh dưỡng, khi lượng calo nạp vào quá nhiều mà sự tiêu hao năng lượng quá ít. Điều này thể hiện rõ nhất qua 2 yếu tố:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo: Năng lượng VÀO là lượng calo mà bạn thu được từ thức ăn và đồ uống. Do đó, khi bạn ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường kết hợp với những đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn đều dẫn đến tình trạng béo phì.
  • Thói quen lười vận động: Đây là một yếu tố quan trọng khác liên quan đến béo phì. Khi bạn nạp vào một nguồn calo lớn nhưng lại không vận động để đốt cháy chúng, điều đó khiến năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến bạn béo phì.

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ béo phì như:

  • Di truyền: Thừa cân béo phì có khuynh hướng di truyền. Theo nghiên cứu, trong gia đình có cả cha và mẹ béo phì thì 80% nguy cơ con cái sinh ra mắc bệnh béo phì.
  • Rối loạn hoocmon tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, hoocmon thay đổi ảnh hưởng tuyến yên làm tích tụ chất béo khiến trẻ béo phì.
  • Ảnh hưởng từ lối sống gia đình: Các thành viên trong gia đình có cách ăn uống, lối sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh… cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
  • Các bệnh lí nền: Bệnh béo phì đôi khi có thể xuất phát từ một nền bệnh khác, như hội chứng Prader – Willi, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa năng…
  • Thiếu ngủ: có thể gây ra những thay đổi về kích thích làm tăng sự thèm ăn. Cơ thể sẽ thèm thức ăn có nhiều calo và carbohydrates, dẫn đến tăng cân béo phì nguy cơ cao.
  • Tuổi tác: Số lượng cơ bắp trong cơ thể có xu hướng giảm theo tuổi tác. Khối lượng cơ thấp hơn sẽ làm giảm sự trao đổi chất và làm tăng trọng lượng cơ thể.

Béo phì mức độ 1 có thể gây ra những bệnh gì?

Béo phì mức độ 1 tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe

Béo phì độ 1 là mức độ nhẹ không có nghĩ là nó không nguy hiểm. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe. Chất béo cơ thể dư thừa trong béo phì mức độ 1 là đủ để bạn cần lưu ý nguy cơ có thể mắc một số bệnh nguy hiểm.

Bệnh lí về tim mạch: Béo phì làm tăng cholesterol xấu – đây là nguyên nhân chính gây nên xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ,..

Béo phì làm xấu đi phản ứng của cơ thể đối với insulin và làm tăng lượng đường trong máu: mỡ thừa là cơ sở của 64% trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở nam giới và 77% trường hợp ở phụ nữ.

Bên cạnh đó, do hậu quả của bệnh béo phì có thể xảy ra tình trạng: tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, sỏi mật, trào ngược dạ dày, bệnh gan nhiễm mỡ, suy thận mãn tính, bệnh lý thoái hóa khớp, rối loạn kinh nguyệt và vô sinh ở phụ nữ, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới…

Và đây không phải là một danh sách đầy đủ các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì cấp độ 1. Các chuyên gia thuộc Quỹ Tim mạch Anh cho biết một số bệnh ung thư cũng liên quan đến béo phì như: ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư túi mật, ung thư ổ tử cung,…

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình gây mất thẩm mỹ. Nó còn là một trong những yếu tố rủi ro dẫn đến các bệnh nghiêm trọng. Béo phì ở mức 1 độ làm giảm tuổi thọ trung bình là ba năm. Trong hai thập kỷ nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công nhận bệnh béo phì là một đại dịch toàn cầu.

Làm sao để thoát khỏi béo phì cấp độ 1?

Mục tiêu của điều trị bệnh béo phì cấp độ 1 là đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để tránh bị tăng lên các cấp độ cao hơn (cấp độ 2 và 3) và giảm nguy cơ của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cho đến nay, những thay đổi về chế độ ăn uống kết hợp tập thể dục là những phương pháp điều trị bệnh béo phì phổ biến ở mức cấp độ 1.

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh chiếm 70% trong quá trình giảm cân.

Giảm lượng calo hàng ngày và ăn uống lành mạnh là một trong những việc quan trọng để khắc phục bệnh béo phì. Giảm cân từ từ và ổn định 0.5 – 1 kg mỗi tuần được coi là cách an toàn nhất để giảm cân và duy trì trọng lượng khỏe mạnh tốt hơn.

Nguyên tắc ăn uống khoa học

  • Một chế độ ăn uống khoa học là vẫn đủ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa hay ăn kiêng quá khắt khe. Điều này khiến cơ thể không kịp thích ứng gây mệt mỏi.
Bạn có biết: giảm cân bằng cách nhịn ăn hay ăn kiêng khắc nghiệt với chế độ low-fat, low-carb (cắt giảm hoàn toàn chất béo hay tinh bột – đường) thì không những làm cơ thể suy kiệt, mà có khi làm bạn tăng cân trở lại sau một thời gian! Lí do là cơ thể chúng ta luôn có cơ chế bù trừ và tự vệ, cơ thể thường xuyên mất dưỡng chất thì không lâu sau đó, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác thèm ăn liên tục, nhất là những thức ăn giàu chất béo.
  • Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, nên ăn 6 bữa nhỏ 1 ngày giúp kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào, không bị cảm giác đói mà vẫn đủ chất, đảm bảo sức khỏe để hoạt động cả một ngày dài.
  • Ngoài ra, bạn còn cần rèn luyện thêm những thói quen có lợi khác như ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vặt, ăn khuya,… để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Cần tránh những thực phẩm nhiều chất béo, tinh bột trắng, đường tinh chế,… ưu tiên những thực phẩm nhiều chất xơ, chất béo tốt để hình thành một thực đơn “đủ dưỡng chất nhưng nghèo năng lượng”.

Những loại thực phẩm cần hạn chế:

  • Đồ ăn có nhiều tinh bột, đường, trái cây có nhiều đường,…
  • Các món chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ và nhiều cholesterol.
  • Rượu, bia, nước ngọt có gas.

Những loại thực phẩm nên tăng cường:

  • Các loại tinh bột có nhiều chất xơ: gạo lức, ngũ cốc nguyên hạt, ngô, khoai.
  • Thức ăn giàu đạm từ sữa (không đường, ít béo), cá, các loại đậu,…
  • Rau xanh và các loại trái cây ít ngọt.

Có nhiều chế độ ăn uống khoa học khác mà vẫn hiệu quả, không làm hại cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục chỉ giúp bạn tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn nâng cao sức khỏe toàn thân.

Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục cũng là một phần thiết yếu của điều trị bệnh béo phì. Vận động giúp đốt cháy calo, chúng chiếm 30% trong quá trình giảm cân. Vì vậy bên cạnh chế độ ăn hợp lý, nên tăng cường hoạt động thể lực để để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các bài tập thể dục từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào khả năng và thể trạng của mỗi người. Các bài thể dục đơn giản bạn có thể lựa chọn như: Cardio, hit, bơi lội, đạp xe… hay các bài tập mức độ nhẹ hơn như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, yoga,… Bạn nên tập khoảng 30phút/ngày đối với các bài tập nặng và 45 phút đối với bài nhẹ. Duy trì luyện tập tối thiểu 5ngày/tuần để dần hình thành thói quen và đạt được hiệu quả tốt.

Một số người kèm các bệnh nền như cao huyết áp, xương khớp,… nên tham khảo huấn luyện viên để tìm được bài tập phù hợp. Nếu bạn không có thời gian hay điều kiện để tới những phòng tập thì vẫn hoàn toàn có thể tự tập luyện ngay tại nhà. Đi thang bộ, đạp xe, làm việc nhà,… là những công việc bạn có thể làm hằng ngày để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể.

Càng luyện tập thường xuyên và lâu dài thì tác động đến việc giảm cân giảm mỡ càng rõ rệt. Vận động không chỉ giúp bạn tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn nâng cao sức khỏe toàn thân.

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu đã cho thấy rằng những người ngủ ít hơn 5 giờ có nguy cơ bị béo phì cao gấp 2,5 lần so với những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra ghrelin, một loại hormone kích thích sự thèm ăn, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường. Chính vì thế, ngủ đủ sẽ giúp quá trình trao đổi chất và hấp thụ thức ăn, bài tiết và chuyển hóa được tốt hơn, hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân. Mỗi ngày nên ngủ tối thiểu từ 6 đến 8 tiếng, đăc biệt phải tạo giấc ngủ sâu.

Uống đủ nước

Uống đủ nước làm tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nước là một vũ khí hoàn hảo cho những người béo phì trong quá trình giảm cân. Nước giúp loại bỏ chất độc hại và chất thải(những tác nhân có thể cản trở sự trao đổi chất trong cơ thể) điều này làm gia tăng mức đốt cháy calo. Đồng thời, uống nhiều nước giúp bạn hạn chế sự thèm ăn, giảm cholesterol và làm làn da trở nên mịn màng hơn. Phụ nữ nên uống khoảng 2,2 lít nước mỗi ngày, lượng này sẽ dao động từ 2,5 – 3,7 lít đối với đàn ông. Uống đủ nước làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trọ giảm cân tự nhiên hiệu quả.

Béo phì cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong 3 mức độ của căn bệnh béo phì. Do vậy, để thoát khỏi tình trạng này bạn hoàn toàn có thể kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi cùng luyện tập thể dục chăm chỉ. Vì thế bạn không nên quá nôn nóng hay tự ti trong giai đoạn này, mà hãy tuân thủ những phương pháp giảm cân an toàn cho sức khỏe để đạt hiệu quả tốt và duy trì lâu dài.

Bài viết liên quan