Bài Thuốc Giúp Giảm Mỡ Máu Từ Đài Hoa Bụp Giấm Hiệu Quả

Các nghiên cứu khoa học được công bố gần đây cho thấy: Bụp giấm hay Actiso đỏ là nữ hoàng chữa rối loạn mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch cực tốt. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin khoa học về loại thảo dược kì diệu này và những bài thuốc giảm mỡ máu hay từ Bụp giấm.

Bụp giấm là cây gì?

Cây Bụp giấm còn có tên gọi khác là Hồng hoa, cây Giấm, cây đay Nhật. Cây có nguồn gốc ở Tây Phi, được du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm.

Thành phần hóa học chính trong đài hoa Bụp giấm là Polyphenol như anthocyanin 1,5% – 2,5% (hoạt chất chính là Delphinidin và các dẫn chất cyaniding như hibiscin…), phenolic acid (như citric acid, hydroxycitric acid, hibiscus acid…) flavonoids (như Hibiscitrin, sabdaritrin, gossypitrin gossytrin và dẫn chất glycosides, quercetin, luteolin,…), ngoài ra có nhựa, đường, alkaloid và một số thành phần khác.

Đài hoa Bụp giấm được sử dụng với rất nhiều mục đích trong cả thực phẩm và dược mỹ phẩm như làm đồ uống giải khát, ngâm rượu, làm mứt, kem, chocolate và chất tạo màu, tạo vị trong bánh kẹo, thực phẩm. Trong y học, Bụp giấm được dùng với rất nhiều tác dụng dược lý khác nhau như dùng làm thuốc lợi tiểu, lợi mật, hỗ trợ tiêu hóa, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, giúp giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột.

Hibiscus cũng được khuyến cáo là thuốc hạ huyết áp ở Senegal. Ở Ai Cập, có chế phẩm Calyces từ Bụp giấm được sử dụng trong điều trị bệnh lý về tim mạch, thần kinh và làm thuốc lợi tiểu. Nigeria dùng thuốc sắc từ Hibiscus để tăng tiết sữa trong những trường hợp sản xuất sữa kém, suy dinh dưỡng ở người mẹ sau sinh.

Tác dụng hạ mỡ máu kì diệu từ Bụp giấm

Trên thế giới đã có không ít những nghiên cứu về tác dụng của loài cây này trên sức khỏe con người. Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp.

Một nghiên cứu khác đã được công bố trên tạp chí Y khoa Hoa Kỳ về tác dụng của Bụp giấm cho thấy: Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của Hibithocin từ đài hoa Bụp Giấm được công bố trên Pubmed

Tác dụng giảm mỡ trong gan

Gan nhiễm mỡ không do rượu được coi là bệnh lý rối loạn chuyển hóa tại gan có liên quan đến chứng béo phì, rối loạn lipid máu và sự đề kháng isulin. Nghiên cứu của tác giả Mon Yuan Yang và cộng sự cho thấy dịch chiết đài hoa Bụp giấm có tác dụng hạ mỡ máu và giảm quá trình tổng hợp mỡ trong gan, tăng quá trình thoái hóa mỡ máu ở gan.

Chuột được cho ăn chế độ giàu chất béo làm tăng cholesterol trong gan lên 5 lần, tăng TG tại gan lên 2 lần so với nhóm chứng. Nhóm điều trị bằng chiết xuất toàn phần Bụp giấm (HSE) và chiết xuất giàu polyphenol (HPE) làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và TG tại gan so với nhóm mô hình.

Cơ chế giảm lượng mỡ trong gan của Bụp giấm được cho là thông qua tác động điều hòa tính tổng hợp và phosphory hóa lipid thông qua enzym AMPK và giảm biểu hiện của protein SREBP-1 (một protein liên kết tham gia quá trình điều hòa tổng hợp sterol, tổng hợp chất béo tại gan), dẫn tới ức chế quá trình tổng hợp acid béo tại gan và ức chế hoạt tính của enzyme HMG-CoA reductase.

Tác dụng hạ huyết áp

Thử nghiệm với trà đài hoa Bụp giấm cho hiệu quả giảm huyết áp tâm thu 11,2% và huyết áp tâm trương 10,7%. So sánh hiệu quả và mức độ dung nạp của dịch chiết trên bệnh nhân tăng huyết áp mức độ trung bình nhẹ cho thấy mức độ giảm huyết áp tâm thu và tâm trương giảm trên 10%.

Cơ chế gây hạ huyết áp của chiết xuất hoa Bụp giấm được cho là do thông qua quá trình ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và tác dụng giống acetycholine và histamine gây tác dụng giãn mạch hạn huyết áp, đồng thời chiết xuất này còn có tác dụng lợi tiểu.

Thêm vào đó thì chiết xuất Bụp giấm có tác dụng chống kết tập tiểu cầu nhưng không có hoạt tính tan huyết khối trong mô hình ống nghiệm. Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng dịch chiết Hibiscus có tác dụng hạ huyết áp ở những bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ trung bình.

Tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nghiên cứu của tác giả Chang Che Chen và cộng sự cho thấy bổ sung chiết xuất Hibiscus nồng độ 0,5% và 1% trong chế độ ăn của nhóm chuột gây xơ vữa động mạch bằng chế độ ăn nhiều cholesterol + mỡ lợn có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch so với nhóm đối chứng.

Cơ chế tác dụng được cho là do ức chế việc hình thành các tế bào tạo bọt trong lòng mạch và làm giảm sự co thắt của tế bào cơ trơn mạch máu, ức chế sự vôi hóa trong lòng mạch.

Tác dụng chống béo phì

Sử dụng dịch chiết từ Bụp giấm có tác dụng làm giảm cân nặng ở nhóm chuột béo phì 9,6% sau 8 tuần sử dụng.

Bài thuốc giúp giảm mỡ máu từ Đài hoa Bụp giấm

  • Điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp: chuẩn bị 30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước. Đem nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống hết trong ngày.
  • Hỗ trợ trị xơ cứng động mạch: Dùng đài hoa 9-15g hãm lấy nước uống hằng ngày thay nước trà.
  • Chữa cao huyết áp: Dùng cao của đài hoa Bụp giấm trộn cùng hydroxyd nhôm làm viên hoàn tương đương khoảng 0.64g dược liệu. Mỗi lần uống 3-5 viên, ngày uống 2-3 lần.
  • Chữa bệnh gan mật, cao huyết áp: Lấy đài hoa Bụp giấm 9-15g, sắc hoặc hãm nước uống.

Việt Nam chiết xuất thành công sản phẩm giúp hạ mỡ máu từ đài hoa bụp giấm

Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, cùng các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.

Bài viết liên quan