Các Món Ăn Dành Cho Người Bị Mỡ Máu Cao Bạn Cần Biết

Cẩm nang toàn tập về các món ăn rất tốt cho người bị mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ. Người bị mỡ máu cao nên ăn gì? Các bạn có thể xem ở đây nhé!

Mì sơn dược

Sơn dược là một loại củ có chứa saponin, chất niêm dịch, luridine, amylolytic enzyme, gly-coprotein,..các chất này có thể thúc đẩy sự phân giải protein và tinh bột nhất là thành phần dehydroge-nate epiandrosterone (DHEA) có trong sơn dược có thể phòng lão khoáng suy, giảm mỡ thừa, giảm cân, phòng chống ung thư, chữa trị chứng mất ngủ, có tác dụng với bệnh mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và căn bệnh ung thư.

Trứng gà chứa nhiều protein, lipid, lecithin, vitamin, vitellolutein, sắt, magne, photpho, natri,… Thành phần lecithin có trong lòng đỏ trứng gà là một chất nhũ hóa rất mạnh có thể làm cho cholesterol và lipid nhũ hóa thành những hạt rất nhỏ bài tiết ra từ máu từ đó là giảm nồng độ mỡ máu trong cơ thể. Ngoài ra trứng gà còn có thể làm cho lipoprotein trong máu tăng cao giúp bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.

  • Nguyên liệu: Bột sơn dược (sơn dược là củ thuộc họ củ mài) 150 gam; Bột mì 300 gam; Trứng gà 1 quả; Tinh bột 20 gam; Gia vị vừa dùng
  • Cách chế biến: Cho bột sơn dược, bột mì, tinh bột, trứng gà, nước sạch, muối vào chậu rồi trộn đều hỗn hợp. Khi hỗn hợp đã quyện vào nhau thì nặn thành các viên mì, sau đó cho nước vào nồi đun to lửa rồi cho viên mì, mỡ heo, hành, gừng vào nấu chín và cho thêm bột ngọt để tạo hương vị đậm đà cho món mì.
  • Công dụng của món ăn: kiện tỳ bổ phế, cố thận ích tinh
  • Chỉ định: Món mì sơn dược thích hợp cho người tỳ hư tả lâu, lỵ lâu, hư lao, mỡ máu cao, ho, tiểu đường, di tinh, khí hư, tiểu tiện nhiều lần.

Bánh bao sơn dược, phục linh

  • Nguyên liệu: Bột sơn dược 100 gam; Bột phục linh 100 gam; Bột mì 1 kg; Đường trắng 300 gam; Mỡ heo, nước, soda
  • Cách chế biến: Đổ nước vào bột sơn dược và bột phục linh ngâm đến khi bột tạo thành hồ, sau đó cho vào vỉ hấp, hấp to lửa khoảng 30 phút rồi lấy ra. Cho 200 gam bột  mì vào hồ sơn dược và phục linh, rồi cho đường trắng, mỡ heo vào làm nhân. Số bột mì còn lại cho vào nước vào nhào kỹ sau đó cho bột nở vào nhào đều để khoảng 2 đến 3 giờ. Khi bột mì đã nở ra cho thêm soda vào nhào, tiếp đó nặn thành các bánh nhỏ và cho thêm nhân vào làm thành bánh bao, đưa bánh bao đó lên vỉ hấp, để lửa to trong vòng 15 đến 20 phút. Loại bánh bao này nên sử dụng vào buổi sáng và sử dụng 1 lần/ngày.
  • Công dụng: kiện tỳ ích thận, lợi thấp giáng trọc
  • Chỉ định: Thích hợp dùng với các chứng ăn ít do tỳ vị hư nhược và tiểu đường, tiểu nhiều, di tinh, đái xón, mỡ máu cao.

Bánh trôi sơn dược

  • Nguyên liệu: Sơn dược 150 gam; Đường trắng 90 gam; Gạo nếp 500 gam; Một ít bột tiêu
  • Cách chế biến: Sơn dược bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ cho vào bát. Đặt bát vào nồi hấp và hấp chín, sau đó lấy ra cho đường trắng, bột tiêu vào vo thành nhân. Gạo nếp sau khi ngâm nước 3 giờ thì xay thành bột nhào lên làm thành vỏ bánh trôi, sau đó cho nhân sơn dược vào bọc lại thành bánh trôi và nấu chín.
  • Công dụng: Bổ ích tỳ thận, khử mỡ giảm ngấy
  • Chỉ định: Thích hợp với người bị di tinh, di niệu do tỳ thận khuy hư gây ra và trẻ em, người cao tuổi tiểu nhiều do thận khí không đủ gây ra, mỡ máu cao.

Hoành thánh hoa đậu cô ve

  • Nguyên liệu: Hoa đậu cô ve trắng 100 gam; Thịt heo 100 gam; Hồ tiêu 7 hạt; Bột mì 150 gam; Các gia vị
  • Cách chế biến: Chọn lấy hoa đậu cô ve trắng mới nở, rửa sạch và nhúng qua nước sôi, thịt heo băm nhỏ; hồ tiêu phi dầu nghiền nhỏ thành bột, nêm thêm xì dầu, bột ngọt, muối để làm nhân. Sau khi hoa đậu cô ve nhúng vào nước sôi đã để nguội thì trộn với bột mì và nước, cán mì thái thành vỏ bánh hình tam giác. Cho nhân vào bọc lại thành hoành thánh nhỏ, nấu đến khi chín.
  • Tác dụng: Ôn trung kiện tỳ, lợi thấp hóa trọc
  • Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người bị chứng phù thũng, tiểu ít và chứng thử thấp do tỳ hư thấp thịnh gây ra, mỡ máu cao.

Đào xốp đậu nhuyễn

Vừng chứa dầu lipid (chủ yếu là linoleicacid và oleic acid), sterol, sesamin, vitamin E, lecithin,… Trong 100 gam vừng đen có chứa 46,1 gam lipid; 19,1 gam protein; 14 gam chất xơ; 10 gam carbonhydrate; có nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B2, niacin, vitamin E,… Linoleicacid có trong thành phần lipid của vừng có thể loại trừ cholesterol bám trên thành mạch máu, giảm mỡ huyết, là tiền đề để cơ thể tổng hợp prostaglandin có chức năng như hormone nam tính. Do đó ăn nhiều vừng có thể giảm mỡ huyết, đề phòng xơ vữa động mạch, làm cho prostag-landin tổng hợp bình thường.

  • Nguyên liệu: Đậu cô ve 150 gam; Vừng đen 10 gam; Hạch đào 5 gam; Mỡ heo 125 gam; Đường trắng 120 gam
  • Cách chế biến: Đậu cô ve đem rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc trong 30 phút (luộc cho đến khi vỏ đậu tách ra) sau đó vớt đậu ra, bóc vỏ, cho hạt vào bát và đổ nước sạch vào ngâm ngập hạt đậu. Cho hạt đậu vào vỉ hấp trong khoảng 2 giờ đến khi đậu nhừ; vừng đen và hạch đào rang thơm, nghiền bột. Đun mỡ heo rồi cho đậu cô ve vào xào, khi nước sắp cạn thì cho đường trắng vào xào đều (đến khi không dính chảo); sau đó cho thêm mỡ heo, vừng, hạch đào vào xào.
  • Công dụng: Bổ gan thận, kiện tỳ vị, nhuận ngũ tạng, giảm mỡ huyết
  • Chỉ định: Thích hợp với người mắc các chứng ăn ít, hụt hơi, mệt  mỏi, lưng đau mỏi gối, váng đầu hoa mắt, mỡ máu cao…do tỳ vị khuy hư, ngũ tạng bất túc gây ra.

Cơm gạo tẻ đậu cô ve

  • Nguyên liệu: Đậu cô ve 10 gam; Gạo tẻ 100 gam;
  • Cách chế biến: Đậu cô ve rửa sạch, nghiền nhỏ, bỏ vỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi, đổ nước đun sôi rồi bỏ đậu cô ve vào nấu đến khi cơm chín, ăn mỗi ngày 1 lần.
  • Công dụng: Thanh nhiệt lợi khớp
  • Chỉ định: Thích hợp với người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và viêm kết tràng mãn tính do tỳ vị thấp nhiệt gây ra, mỡ máu cao.

Bánh phục linh, đậu cô ve

  • Nguyên liệu: Phục linh 15 gam; Đậu cô ve 30 gam; Bột mì 150 gam; Các gia vị
  • Cách chế biến: Phục linh, đậu cô ve nhặt rửa sạch, nghiền thành bột. Trộn bột phục linh và đậu cô ve với bột, cho muối ăn và lượng nước vừa đủ vào nhào đều, làm thành bánh sau đó đặt lên vỉ hấp chín hoặc chiên trong chảo dầu cho đến khi 2 mặt vàng rộm.
  • Công dụng: Thanh nhiệt lợi khớp
  • Chỉ định: Thích hợp với người bị đau dạ dày, ăn ít, tiêu hóa kém cho tỳ vị thấp nhiệt gây ra. Điều chỉnh chế độ ăn uống đối với trường hợp viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, viêm kết tràng mãn tính, mỡ máu cao.

Bánh bao phục linh

  • Nguyên liệu: Phục linh 150 gam; Bột mì 1 kg; Thịt heo và các gia vị
  • Cách chế biến: Phục linh thái lát, cho nước vào sắc lấy nước đặc, sắc 3 lần để lấy nước. Đổ bột mì lên thớt, cho bột men và nước phục linh vào, trộn lại thành bột mì lên men. Khi bột mì lên men thì cho nước soda vừa đủ vào nhào đều và nặn thành khoảng 20 cái vỏ bánh; thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn, cho xì dầu, muối tinh, gừng, dầu vừng, rượu vang, hoa thành, bột hồ tiêu, nước đun xương,…vào trộn đều làm nhân; cho vào vỏ bánh làm thành bánh bao sống, đặt lên vỉ hấp đến khi chín.
  • Công dụng: Dưỡng tâm an thần, kiện tỳ thai vị, trừ thoái hóa đàm, lợi thủy tiêu thũng
  • Chỉ định: Thích hợp với người ăn ít, tiêu hóa kém, chân tay rã rời, mặt mũi tay chân phù nề do tỳ vị khuy hư gây ra, mỡ máu cao.

Bánh phục linh, ý dĩ

Ý dĩ là hạt ý dĩ chín, ý dĩ có chứa 17% protein; 11,74% lipid thô; 67,35% tinh bột, chứa nhiều acid amin và các khoáng chất calci, photpho, sắt,…Nghiên cứu đã cho thấy ý dĩ có tác dụng khỉ mỡ giáng trọc rõ rệt.

  • Nguyên liệu: Phục linh 30 gam; Ý dĩ 30 gam; Bột mì 30 gam; Đường trắng
  • Cách chế biến: Phục linh, ý dĩ nghiền thành bột mịn. Cho bột mì, đường trắng, nước vừa đủ vào trộn đều, ép thành bánh hấp chín.
  • Công dụng: Kiện tỳ hòa vị, hóa đàm tiêu ngấy
  • Chỉ định: thích hợp với người ăn ít, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, chân tay và mặt mũi phù nề, rã rời, trẻ em tiêu chảy,…do tỳ vị khuy hư gây ra.

Phục linh, trạch tả, gà

Qua thực nghiệm cho thấy, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, có thể làm gia tăng lượng nước tiểu, thúc đẩy bài tiết ure, chất chloride. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống lại sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn sự hấp thu, phân giải hoặc bài tiết cholesterol. Nó không chỉ cải thiện trao đổi chất đối với lipid của gan mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phân giải acid béo, giảm thiểu sự sinh ra nguyên liệu tổng hợp cholesterol là acetine coenzyme A. Theo báo cáo lâm sàng, dùng chất chiết xuất alisol trị liệu 1 – 3 tháng cho 135 ca bệnh nhân cholesterol trong máu cao, tỷ lệ giảm cholesterol là 44,48%.

  • Nguyên liệu: Phục linh 30 gam; Trạch tả 10 gam; Thịt gà 500 gam; Các gia vị cần dùng
  • Cách chế biến: Phục linh, trạch tả nhặt sạch, dùng vải bọc lại; đặt túi thuốc vào thịt gà, buộc chặt rồi cho gà vào nồi đất, đổ vừa nước, đun to lửa cho sôi sau đó vặn nhỏ lửa, hầm gà đến chín. Bỏ túi thuốc, nêm hành, gừng, tiêu, muối, bột ngọt vào rồi đun tiếp cho đến khi sôi.
  • Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp
  • Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người mỡ máu cao, mắc chứng di tinh, di niệu, xuất tinh sớm do thấp nhiệt nội thịnh gây ra.
  • Chú ý: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện phân vón kết không nên ăn.

Phục linh, hoa mai, ngân nhĩ

  • Nguyên liệu: Phục linh 15 gam; Ngân nhĩ 50 gam; Trứng gà 4 quả; Các gia vị cần dùng
  • Cách chế biến: Phục linh nghiền thành bột, cho vào 50 đến 70 ml nước, đun 20 phút, bỏ bã lấy nước. Ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch. Trứng gà đập vào khuôn hoa mai đã bôi dầu, cho ngân nhĩ lên trên trứng, hấp 1 đến 2 phút rồi lấy ra. Đun nóng chảo rồi đổ vừa dầu thực vật vào. Cho nước luộc gà, gia vị và nước thuốc phục linh vào, đun sôi sau đó làm sệt và rưới trứng lên ngân nhĩ.
  • Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ tâm an thần, kiện tỳ lợi thấp, lợi tiểu, tiêu thũng, nhuận phế bổ thận, sinh tân trị ho, giảm mỡ hóa đờm.
  • Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người mỡ máu cao, bị chứng tim loạn, mất ngủ do tâm huyết khuy hư, tỳ vị bất túc gây ra.
  • Chú ý: Người đại tiện phân lỏng cẩn thận khi dùng.

Cơm ý dĩ táo tàu

  • Nguyên liệu: Ý dĩ 10 gam; Táo tàu 5 quả; Gạo tẻ 100 gam
  • Cách chế biến: Táo bỏ sạch; ý dĩ và gạo tẻ vo sạch. Sau đó cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho thêm nước vừa đủ và nấu thành cơm.
  • Công dụng: Bổ tỳ ích vị, thấm lợi thủy thấp
  • Chỉ định: Cơm dý dĩ táo tàu thích hợp với người ăn ít, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, chân tay phù nề, tiểu tiện khó do tỳ vị khuy hư gây ra và viêm khớp phong thấp.

Cơm táo cùi nhãn

  • Nguyên liệu: Cùi nhãn 10 gam; Táo tàu 5 quả; Gạo tẻ 100 gam
  • Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, táo tàu bỏ hạt; sau đó cho các nguyên liệu vào bát cùng với cùi nhãn. Đổ nước sạch vừa đủ, cho lên vỉ hấp chín và sử dụng.
  • Chỉ định: Thích hợp với các chứng thiếu máu, mất ngủ do khí huyết lưỡng hư gây ra.

Táo tàu nấu vịt

  • Nguyên liệu: Táo tàu 50 gam; Vịt 500 gam; Các gia vị cần dùng
  • Cách chế biến: Táo bỏ hạt, nhồi táo vào thịt vịt rồi tẩm hành, bột gừng, xì dầu, bột ngọt, bột tiêu lên mình vịt sau đó cho vào nồi hấp nhừ.
  • Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hòa vị
  • Chỉ định: Món ăn thích hợp với những người  mắc chứng sinh xong thể hư, bệnh xong thể nhược và người cao tuổi khí huyết không đủ, người mỡ máu cao.

Cơm sâm táo

Nhân sâm có thể làm hưng hệ thống thần kinh trung khu, giảm thiểu mệt mỏi; làm hưng phấn hệ thống tuyến thượng thận – tuyến yên, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với những điều kiện không tốt từ bên ngoài; có thể làm tăng cường sức co bóp của cơ tim.

Nó có tác dụng giống như cardiac glycoside, gonadotropin thúc đẩy cơ năng tuyến sinh dục của nam nữ, giảm thấp đường huyết; có tác dụng giống insulin cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu tăng cường thèm ăn, điều tiết sự trao đổi chất  của cholesterol, ức chế sự phát sinh chứng cholesterol  huyết cao; có tác dụng chống dị ứng, ức chế phù thũng dị ứng rõ rệt. Nó còn có thể kích thích khí quan tạo máu, làm cho cơ năng tạo máu mạnh mẽ; có thể tăng cường sức miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy sự tạo thành immunoglo-bulin; có thể thúc đẩy sinh ra bạch cầu, phong trị giảm bạch cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Nguyên liệu: Nhân sâm 5 gam; Táo tàu 10 quả; Gạo tẻ 100 gam; Đường trắng
  • Cách chế biếm: Gạo vo sạch, sâm và táo bỏ thêm 50ml nước vào để sắc lấy nước. Sau đó đặt táo dưới đáy bát, trên cho gạo đã vo sạch vào, rưới nước sâm và táo vừa sắc lên, đổ thêm nước sạch và đường trắng vào để hấp chín.
  • Công dụng: Kiện tỳ ích khí, giảm mỡ nội tạng
  • Chỉ định: Cơm sâm táo thích hợp dùng cho những người bị váng đầu hoa mắt, chân tay rã rời, lưng gối đau mỏi, tim loạn nhịp, hụt hơi, mỡ máu cao…do tỳ vị hư, nguyên khí không đủ gây ta.

Cơm hạt sen táo tàu và lạc

Lạc chứa 40 đến 50% lipid, 20 đến 30% nitơ, ngoài ra còn có chứa tinh bột, chất xơ, vitamin,…Lạc có thể hóa giải triệu chứng xuất huyết ở người bệnh máu, có tác dụng chống tan fibrin, thúc đẩy tủy xương tạo ra tiểu cầu, tăng cường cơ năng co bóp của mao mạch và điều chỉnh sự thiếu nhân tử đông máu, có tác dụng cầm máu đối với các bệnh xuất huyết.

Tác dụng của màng lạc tốt hơn gấp 50 lần so với hạt lạc, nhưng rang chín thì hiệu quả lại giảm xuống. Lạc còn có tác dụng giảm cholesterol trong huyết thanh, làm chậm sự lão hóa của các tế bào cơ thể, tăng cường sự phát triển các tế bào não, bảo vệ mạch máu, phòng tránh xơ cứng động mạch, tăng cường trí nhớ.

Lưu ý: Lạc chất nhuận nhiều mỡ, người đại tiện phân lỏng không nên ăn. Lạc mốc không được ăn vì dễ sinh ra flavacin có thể gây ung thư gan.

  • Nguyên liệu: Lạc (đậu phộng) 10 gam; Hạt sen 10 gam; Táo tàu 5 quả; Gạo tẻ 100 gam
  • Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, táo tàu bỏ hạt. Trộn đều gạo tẻ, lạc, hạt sen, táo tàu cho vào bát, đổ nước sạch vào và đặt lên vỉ hấp chín. Sử dụng món ăn này mỗi ngày 1 đến 2 lần.
  • Công dụng: Cơm hạt sen táo tàu lạc có tác dụng dưỡng khí ích huyết.
  • Chỉ định: Thích hợp với người bị tim loạn, hơi hụt, ăn ít, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, mất ngủ nhiều do khí huyết lưỡng hư gây ra; điều chỉnh đối với trường hợp viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mãn tính, viêm nhánh khí quản mãn tính, lao phổi.
Bài viết liên quan